Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

3.2.1.1. Phương chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu được chọn là huyện Đồng Hỷ, là huyện có điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác phù hợp với phát triển sản xuất chè.

Huyện Đồng Hỷ có diện tích chè đứng thứ hai trong tỉnh, với diện tích trên 3,2

nghìn ha, trong đó chè kinh doanh gần 2,9 nghìn ha, năng suất ước đạt 121

tạ/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt 34,8 nghìn tấn/năm. Cây chè tạo công ăn

việc làm cho trên 13 nghìn hộ dân, chiếm khoảng 50% dân số toàn huyện.. Huyện đã có một số diện tích chè được áp dụng triển khai áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên xu hướng chè an toàn này chưa thực sự phát

triển và chưa thực sự bền vững.

Tại huyện Đồng Hỷ, đề tài chọn các xã: Khe Mo, Minh Lập, Văn Hán làm

điểm nghiên cứu vì đây là những xã có diện tích chè lớn, có điều kiện thích hợp áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng chè ở

các xã này hàng năm rất lớn. Bên cạnh đó 3 xã này có điều kiện tiêu thụ chè và được

3.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tại 3 xã Khe Mo, Minh Lập, Hóa Trung chọn ngẫu nhiên mỗi xã 30 hộ trồng chè theo các tiêu chuẩn VietGAP hiện tại đang áp dụng và 10 hộ trồng chè thường theo tập quán, thói quen, 03 cán bộ nông nghiệp xã và 02 hợp tác xã. Chi tiết mẫu nghiên cứu tại bảng:

Bảng 3.4. Mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu Khe Mo Minh Lập Hóa Trung Tổng số

Hộ nông dân 40 40 40 120 Hộ trồng chè an toàn 30 30 30 90 Hộ trồng chè thường 10 10 10 30 Cán bộ xã 03 03 03 09 Hợp tác xã 02 02 02 06 Nguồn: Tác giả (2017) 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1 Phương pháp tiếp cận * Tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận này cho phép đề tài đánh giá được tổng quát nhất thực trạng phát triển sản xuất chè theo các tiêu chuẩn VietGAP, tiếp cận từ yêu cầu của cơ

quan quản lý, tiếp cận nguyện vọng của người trồng chè, yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn của thị trường tiêu thụ từđó có thể đưa ra hệ thống giải pháp đúng, đủ, phù hợp với thực tiễn phát triển sản xuất chè VietGAP và có thể áp dụng được vào thực tiễn phát triển sản xuất chè an toàn bền vững.

* Tiếp cận có sự tham gia

Tiếp cận có sự tham gia giúp cho đề tài tìm hiểu, đánh giá thực trạng sản xuất, nhu cầu nguyện vọng của các bên liên quan. Sựđánh giá chéo giữa các cán

bộ, người trồng chè, người tiêu dùng và các nhà nghiên cứu về thực trạng phát

triển sản xuất cũng như dự báo tương lai giúp nghiên cứu có sự đánh giá đúng

đắn nhất vấn đề phát triển sản xuất chè theo VietGAP. Bên cạnh đó sựđánh giá

của người trồng, chăm sóc, thu hoạch… đến người tiêu dùng về thực trạng, và kỳ

vọng giúp đề tài đánh giá được đúng thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn và có hệ giải pháp tốt hơn.

Mỗi cá nhân tổ chức trong chuỗi sản xuất chè an toàn đều có mục đích hoạt động riêng, lợi ích kinh tế, lợi ích khác… tiếp cận theo mục đích hoạt động

của mỗi đối tượng nghiên cứu tham gia chuỗi sản xuất giúp đề tài đánh giá đúng

nguyên nhân kìm hãm sự phát triển sản xuất chè tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, từ đó đề tài có nhận định đúng đắn và xây dựng hệ thống giải pháp tháo gỡ tốt nhất cho phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP.

* Tiếp cận theo lợi ích nhóm

Các tiếp cận này cho phép đề tài đánh giá thực trạng liên kết, trao đổi sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến tiêu thụ trong phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. đồng thời đánh giá được lợi ích của các đối tượng gắn với thực tế sản xuất của họ từ đó đề xuất giải pháp phát triển chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp thực tếhơn.

* Tiếp cận theo vùng

Mỗi vùng đều có tập quán canh tác khác nhau, điều kiện tự nhiên khác nhau, do đó chất lượng chè cũng như phương thức canh tác chè khác nhau và cho ra các sản phẩm chè khác nhau. Tiếp cận vùng cho phép đề tài đánh giá tổng quát, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp đúng với mỗi vùng tiếp cận.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp

Dựa vào các tài liệu có sẵn, đề tài xây dựng cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, phương pháp luận và đánh giá tổng quát

về thực trạng cũng như các giải pháp đang áp dụng đối với sản xuất chè an toàn.

Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội; chính sách ở địa phương… Số liệu thứ cấp được thu

thập bằng các phương pháp như: liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin, sao chép

các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập. Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp bằng ghi, chép, sao chụp; kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát, tiếp cận có sự

tham gia và kiểm tra chéo. * Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp điều tra: điều tra

trực tiếp hoặc gián tiếp các hộ trồng chè, cán bộ chuyên ngành tại xã, đại diện

soạn sẵn, thông qua các bước:

(1) Điều tra thử: đề tài tiến hành điều tra thử tại 03 xã, các nhóm hộ nông dân trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhóm hộ trồng chè thường, cán bộ địa

phương, công ty, HTX. Chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm một số người để điều tra,

kiểm tra sự phù hợp của các bảng hỏi. điều chỉnh, bổ sung bảng hỏi.

(2) Đánh giá có sự tham gia (Pariciptory Rapid Appraisals - PRA. triển khai với nhóm hộ trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhóm hộ trồng tự do và một số có tiêu thụ chè trong tổng số hộđiều tra, thông qua thảo luận nhóm. Lấy ý kiến của các nhóm, nhấn mạnh ý kiến về sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn vệ

sinh thực phẩm và quy trình sản xuất VietGAP.

(3) Phỏng vấn: Dựa trên phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu theo mẫu đã chọn tại mục

- Nội dung điều tra: Diện tích, năng suất, các quy trình trồng đang áp dụng, tập huấn khuyến nông, quy trình bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các quan điểm, nguyện vọng của người dân, cán bộ, đại diện các tổ chức.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin

3.2.3.1 Công cụ xử lý số liệu và thông tin

Số liệu thu thập được sẽđược xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.3.2. Phân tích thông tin

- Sử dụng các công cụ như: Thảo luận chung,… để phân tích thực trạng phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Đồng Hỷ.

- Phương pháp thống kê miêu tả, thống kê kinh tếđược dùng để phân tích

số liệu về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, diện tích đất đai, khí hậu, tình hình sản xuất kinh doanh, diện tích chè, năng suất, sản lượng, các tiêu chuẩn an

toàn, cũng như tỷ lệ các hộ sẽ sản xuất chè tuân thủ tiêu chuẩn VietGAP.

- Phương pháp so sánh được sử dụng phân tích sự khác biệt giữa các hộ

trồng chè theo VietGAP và các hộ trồng tự do, giữa các vùng, giữa các cán bộ,

giữa các cơ quan về diện tích năng suất sản lượng cũng như các yếu tố an toàn

của chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Phương pháp chuyên khảo nhằm đi sâu đánh giá điển hình về các sản

phẩm chè, ko an toàn và tình trạng điển hình về sản xuất chè đang được áp dụng

3.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu diện tích trồng chè theo VietGAP

Bao gồm tổng diện tích chè, diện tích chè kinh doanh, diện tích chè trồng mới. Nó thể hiện quy mô phát triển của chè theo VietGAP, sự tăng lên của diện tích đánh dấu sự phát triển của ngành. Từđó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích có khảnăng mở rộng, định hướng phát triển.

* Chỉ tiêu về năng suất chè

Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi nó đánh giá được thực trạng sản xuất chè theo VietGAP của địa phương hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của cây chè, chè theo VietGAP, thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất chè.

* Chỉ tiêu về sản lượng chè

Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong

việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè.

* Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích

* Giá trị tăng thêm (gia tăng) (VA.

Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất ra một đơn vị

diện tích (chè thường tính trong 1 năm)

VA = GO - IC

Giá trị gia tăng/công lao động (VA/công lao động) là giá trị tăng thêm

chia cho tổng ngày công lao động của nông hộ. Giá trị gia tăng/chi phí trung gian

(VA/IC. được tính bằng phần giá trị tăng thêm của một đồng chi phí trung gian

đầu tư cho sản xuất chè.

* Thu nhập hỗn hợp (MI)

Là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm thu nhập của công lao

động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản xuất một đơn vị diện tích (chè

thường tính cho 1 năm). Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau: MI =

VA - (A + T)

T là thuế sản xuất

- Thu nhập hỗn hợp/ngày công lao động

Chỉ tiêu này cho biết giá trị thu nhập của một ngày công lao động được hạch toán trong trồng chè của nông hộ.

- Thu nhập hỗn hợp/ chi phí vật chất

Chỉ tiêu này cho biết khảnăng thu nhập của một đồng vốn đầu tư cho sản xuất chè.

- Lợi nhuận (TPr) = GO – TC

Trong đó: GO: Giá trị sản xuất TC: Tổng chi phí

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của cây chè: H = Q/TC (kết quả thu được/chi phí bỏ ra.

3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khác về sản phẩm và chất lượng

* Giống và cơ cấu giống chè

Giống chè là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất phẩm chất chè nguyên liệu và thành phẩm. Do đó, cần xem xét các chỉ tiêu về giống (là giống chè gì? ưu và nhược điểm?) ngoài ra cần xác định được cơ cấu giống sản

xuất của địa phương. Từđó thấy được thực trạng và đưa ra cơ cấu giống với tỷ lệ

hợp lý trong những năm tới.

* Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm đối với chè búp tươi

Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm được chia theo phẩm cấp của chè búp sau khi thu hái gồm chè loại A, B, C và D... đối với chè búp khô: được tính bằng tỷ lệquy đổi từ chè nguyên liệu, (búp tươi) thành chè thành phẩm (búp khô) hoặc đưa vào hương vị màu sắc chè khi pha chế.

* Giá cả và giá thành sản phẩm chè

Các chỉ tiêu về giá bao gồm giá các nguyên vật liệu như giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Giá các sản phẩm đầu ra là giá chè búp tươi và giá bán của chè khô. Giá chè trên thịtrường toàn quốc của chè.

* Chỉtiêu đánh giá về chất lượng chè:

- Chỉtiêu đo lường mức độ an toàn của chè

- Tỷ lệ hộ trồng chè tuân thủ tiêu chuẩn VietGAP - Tỷ lệ hộ trồng chè ngoại lệ

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

4.1.1. Khái quát về tình hình sản xuất chè của huyện đồng hỷ, tỉnh Thái

Nguyên

4.1.1.1. Quy mô, diện tích sản xuất chè

Đồng Hỷ là huyện có diện tích trồng chè lớn thứ 2 toàn tỉnh Thái Nguyên.

Xác định chè là cây trồng thế mạnh và chủ lực trong phát triển kinh tế nông

nghiệp của huyện; trong những năm qua, huyện Đồng Hỷđã dành sự ưu tiên, tập trung các nguồn lực để khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây chè. Cây chè Thái Nguyên không chỉ mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội

mà còn là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu của người dân địa phương. Sản

phẩm chè của huyện Đồng Hỷ ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường trong

nước và quốc tế. Trong những năm gần đây, thấy được hiệu quả kinh tế trồng chè

cao hơn các cây trồng khác. Nhiều hộ nông dân ở huyện đã mạnh dạn đầu tư

chăm sóc, phát triển cây chè, nhiều diện tích trồng cây lương thực như khoai,

sắn... đã được chuyển sang trồng chè. Các hộ gia đình không chỉ trồng chè trên

đất đồi, mà còn trồng cả trên đất vườn xung quanh nhà. Có thể khẳng định cây

chè ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ.

Bảng 4.1. Diện tích chè của huyện Đồng Hỷqua 3 năm 2015 – 2017

Đơn vị tính: Ha TT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ 1 Tổng diện tích chè 3.045 3.179 3.310 104,40 104,12 104,26 2 Diện tích kinh doanh 2.720 2.850 2.940 104,78 103,16 103,97 3 Diện tích trồng mới 120 140 160 116,67 114,29 115,47 4 Kiến thiết cơ bản 205 189 210 92,20 111,11 101,21 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ (2018)

Tính đến năm 2017 toàn huyện đã thực hiện việc giao 145 ha đất chưa sử

dụng cho người dân mở rộng diện tích trồng chè, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho 150 hộ dân và chuyển đổi cho 180 hộ từ đất vườn tạp sang đất trồng

việc giao đất cho các hộ dân trồng chè huyện Đồng Hỷ phải đạt 500 ha tính đến 2020. Diện tích chè của huyện Đồng Hỷ liên tục tăng và được thể hiện qua bảng 4.1.

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000

N ăm 20 15 N ăm 20 16 N ăm 20 17

Diện tích kinh doanh Diện tích trồng mới

K iế n thiế t cế bế n

Hình 4.1 Diện tích chè huyện Đồng Hỷgiai đoạn 2015 – 2017

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ (2018)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng bình quân 3 năm về diện tích toàn huyện là 4,26% . Cụ thể năm 2016 tổng diện tích chè là 3.179 ha, tăng 134

ha tức là tăng 4,4% so với năm 2015. Diện tích chè năm 2017 là 3.310 ha, tăng

131 ha tức là tăng 4,12% so với năm 2016. Đối với diện tích chè trồng mới tốc

độ tăng bình quân 3 nămtăng 115,47%. Năm 2015 toàn huyện chỉ có 120 ha chè

trồng mới nhưng đến năm 2016 đã tăng lên là 140 ha, tức là tăng 116,67% và

năm 2017 vẫn tăng nhưng mức tăng có giảm xuống là 114,29%. Đối với diện tích

kiến thiết cơ bản tốc độ tăng bình quân 3 năm là 101,21%. Cụ thể là năm 2016

diện tích chè kiến thiết cơ bản là 189 ha, giảm 7,8 % so với năm 2015. Năm 2017

diện tích là 210 ha, tăng 111,11% so với năm 2016.

Với diện tích chè kinh doanh, đây là diện tích chính cho năng suất và sản

lượng chè thu được qua các năm. Vì vậy sự biến động của diện tích này sẽ tác

động rất lớn tới tổng sản lượng chè. Tốc độbình quân 3 năm về diện tích chè kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)