Tuân thủ điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2007-2008 (Trang 79 - 80)

Qua kết quả bảng 3.16 tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị chiếm 73,01%, chưa tuân thủ điều trị chiếm 26,99%, so với kết quả của Ong Thế Viên [60] và cộng sự là 80% và 20%, của Viên Văn Đoan tuân thủ điều trị 78% [17], khơng tuân thủ 22%. Sự khác biệt khơng cĩ ý nghĩa thống kê với P>0,05.

So sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả về tuân thủ điều trị Phạm Gia Khải 19,1%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáu tại tỉnh Bến Tre tỷ lệ bệnh nhân điều trị thường xuyên chỉ 36,69%, điều trị khơng thường xuyên là 59,71%[48]. Theo nghiên cứu của Tạ Tiến Dũng năm 2006 tại Long An [13], tỷ lệ điều trị thường xuyên là 23%, khơng thường xuyên 77%. Nghiên cứu của Lê Cao Tuấn, Quãng Ngãi, điều trị đúng chỉ cĩ 6,77% [55]. Tỷ lệ này khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (P<0,05) với số liệu của chúng tơi vì các tác giả trên đều điều tra dịch tễ cịn số liệu của chúng tơi là bệnh nhân đi khám tại bệnh viện , thời gian theo dõi ngắn.

Các nguyên nhân chƣa tuân thủ điều trị:

Qua kết quả bảng 3.17 trong số 78 bệnh nhân chưa tuân thủ điều trị chiếm 26,99% (cĩ 11 bệnh nhân bỏ điều trị với lý do chuyển vùng sinh sống, điều trị khơng hiệu quả và thấy huyết áp ổn định thì bỏ khơng điều trị… ) số cịn lại tái khám và điều trị khơng thường xuyên thì nguyên nhân bận cơng việc chiếm tỷ lệ 76,12%, đi lại khĩ khăn và điều trị khơng hiệu quả 7,46%, chưa nhận thức được bệnh và giá thành điều trị cao là 4,48%.

Theo kết quả nghiên cứu của Douglas cho rằng, nguyên nhân của việc khơng tuân thủ điều trị cịn do bệnh nhân khơng biết bệnh THA là bệnh nguy hiểm, chẩn đốn thường muộn và bệnh đã nặng, mơi trường sống khơng thuận lợi, tác dụng bất lợi của thuốc.

Theo tác giả của Hugh Melntyne “tuân thủ” phản ánh một tiếp cận mang tính áp đặt và sự khơng tuân thủ này là do lỗi của người bệnh. Thật ra cần cĩ một “hợp đồng” giữa bệnh nhân và các thầy thuốc của họ, sự tin tưởng lẫn nhau là cần thiết, cấp thơng tin cho bệnh nhân đĩ là sự hiểu biết của điều trị lâu dài của bệnh ,nhắc họ tại khám định kỳ. Các yếu tố thúc đẩy sự khơng tuân thủ bao gồm sự ít liên quan

giữa bệnh nhân và thầy thuốc, thiếu động cơ thúc đẩy, giá thành của thuốc, tác dụng phụ của thuốc, chế độ điều trị phức tạp và khơng hiệu quả .

Những bệnh nhân chưa tuân thủ điều trị đa số các bệnh nhân chưa hiểu được bệnh THA, lợi ích của việc điều trị nên tái khám khơng đúng hẹn, điều trị khơng đều hoặc bỏ điều trị. Điều trị liên tục khơng phải là dễ thực hiện, thường người bệnh chỉ cĩ điều trị khi cĩ cơn THA, khi huyết áp xuống thì lại ít để ý đến, bên cạnh đĩ cơng việc hàng ngày bận rộn càng làm cho họ ít quan tâm đến bệnh. Ngay ở các nước phát triển như Tây Âu, Mỹ đủ điều kiện về thuốc men, số người được điều trị liên tục, điều trị đúng cũng khơng quá 20% tổng số người bị bệnh [15].

Điều trị THA liên tục địi hỏi bệnh nhân phải tự giác tham gia với thầy thuốc để điều trị cho mình. Sự cộng tác hết sức quan trọng, bệnh nhân chỉ bỏ thuốc trong một số ngày khơng tuân theo những quy định trong ăn uống, sinh hoạt, cơng tác … dù chỉ trong một thời gian ngắn thì cũng khơng thể khống chế được huyết áp.

Để tuân thủ điều trị tốt chúng tơi xác định THA là vấn đề quan trọng cho sức khỏe cộng đồng. Chẩn đốn, xác định dễ nhưng việc đầu tư phải làm để bệnh nhân cĩ kiến thức về bệnh, thay đổi hành vi sống lành mạnh, theo dõi huyết áp, đánh giá và kiểm sốt được trị số huyết áp là một vấn đề khĩ khăn. Muốn kiểm sốt tốt một bệnh nhân THA địi hỏi phải cĩ cả khoa học và nghệ thuật, uy tín giao tiếp chân thành, cởi mở, phải hiểu biết bệnh nhân và hồn cảnh bệnh nhân của mình thật rõ để chọn thuốc, liều lượng thuốc…mới điều trị tốt cho người bệnh THA, tránh được các biến chứng đáng tiếc cho họ để họ khơng trở thành người tàn phế của xã hội và họ thấy chương trình quản lý là quan trọng và cần thiết đối với họ thì họ sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa khám bệnh viện đa khoa tỉnh bình định năm 2007-2008 (Trang 79 - 80)