b- p2 lâm sàng LAO PHỔ
XÁC ĐỊNH TIÊU CHẢY
2. xác định dễ dàng nhờ 2 yếu tố: + tiêu nhiều lần trong ngày
+ tính chất phân: phân sệt vì có nhiều nước, hoặc lỏng toàn nước; nước có thể đục hoặc trong, có thể kèm thớ thịt, chất mỡ chưa tiêu hoặc máu.
3. ngay sau khi xác định tiêu chảy, cần phát hiện: 1) các biểu hiện kiệt nước - điện giải:
+ khát nước, tiểu ít + môi khô - lưỡi khô
+ da nhăn nheo, mất tính chất đàn hồi (vẫn giữ nếp nhăn sau khi véo) + ure máu có thể tăng (ure máu cao ngoài thận).
2) các biểu hiện trụy tim mạch: + chân tay lạnh, toát mồ hôi
+ chủ yếu: mạch nhanh - yếu - khó bắt + HA hạ
4. các biểu hiện kiệt nước - điện giải và trụy tim mạch thường xảy ra trong các trường hợp tiêu chảy cấp diễn nặng; trái lại tiêu chảy mạn (kéo dài > 1,5 - 2 tháng) cần phát hiện các biểu hiện suy dinh dưỡng do kém hấp thu:
@ lâm sàng: + sụt cân, gầy đét + xanh xao - thiếu máu
+ phù nhẹ 2 chi dưới, có thể phù toàn thân + có thể có những cơn co giật kiểu tetanie. @ cận lâm sàng:
+ CTM: - HC: giảm - Hb: giảm. + SHM:
- protein máu: giảm
- cholesterol & đường máu: giảm
- canxi máu: giảm -> phù hợp biểu hiện tetanie ở lâm sàng.
SINH LÝ BỆNH
5. 3 yếu tố chi phối hiện tượng tiêu chảy: 1) yếu tố niêm mạc
2) yếu tố thời gian 3) yếu tố men tiêu hóa. 6. yếu tố niêm mạc:
- bình thường niêm mạc ruột có nhiệm vụ tiết chất nhầy & hút lại nước để cô đặc phân.
- khi bị tổn thương, or bị kích thích: niêm mạc ruột không làm tròn được nhiệm vụ -> tiết quá nhiều chất nhầy & không hút lại nước lại được nữa làm cho phân trở nên lỏng.
7. yếu tố thời gian:
- các thức ăn qua ống tiêu hóa, nhất là qua ruột: có tốc độ nhất định - nhờ nhu động ruột. Các nhu động này chịu chi phối của hệ thần kinh, cụ thể của dây giao cảm & dây phế vị -> 2 dây này còn chi phối cả sự dịch của niêm mạc.
+ dây phế vị: kích thích nhu động & bài tiết. + dây giao cảm: kìm hãm nhu động & bài tiết.
- khi mất cân bằng giữa dây phế vị & dây giao cảm: thức ăn có thể đi qua ống tiêu hóa nhanh hơn, không đủ thời gian để niêm mạc ruột hút lại nước, trong khi đó niêm mạc lại tiết quá nhiều chất nhầy.
8. yếu tố men tiêu hóa:
- các men: pepsin, HCl, dịch tụy - mật... rất cần thiết để tiêu hóa thức ăn, đảm bảo cho phân được bình thường.
- ngoài ra, sự có mặt của vi khuẩn thường trú ở ruột cũng rất cần để sinh ra một số men giúp cho việc hoàn thành sự tiêu hóa thức ăn.
9. Ngoài 3 yếu tố sinh lý bệnh đã nêu, cần lưu ý: ruột còn là một đường để thải tiết chất độc.
NGUYÊN NHÂN
10. có 4 nhóm nguyên nhân:
2) thiếu men tiêu hóa
3) tốc độ thức ăn qua ruột quá nhanh 4) có hiện tượng nhiễm độc.
11. có tổn thương niêm mạc tiểu - đại tràng:
+ có tính chất loét hoại tử: thổ tả, thương hàn, kiết lỵ amip, lỵ trực khuẩn, lao ruột, K ruột...
+ hoặc chỉ có tính chất ứ máu bình thường như trong tiêu chảy do dị ứng. 12. thiếu men tiêu hóa:
+ sau cắt đoạn dạ dày + xơ gan, suy tụy tạng
+ đang sử dụng kháng sinh (nhất là các thuốc: Chloramphenicol, Oreomycin...).
13. tốc độ thức ăn qua ruột quá nhanh: do rối loạn dây giao cảm & dây
phế vị như trong tiêu chảy khi bị xúc động. 14. có hiện tượng nhiễm độc:
+ ngoại lai: nhiễm độc thức ăn, thủy ngân, Acsenic..
+ nội tại: ure máu cao, toan máu, cơn cường giáp trạng kịch phát..
PHÂN LOẠI
15. Nguyễn Xuân Huyên phân loại Tiêu chảy dựa vào tính chất cấp diễn hay mạn tính; có hay không các triệu chứng kèm theo: sốt, suy dinh dưỡng:
@ Tiêu chảy cấp:
- có sốt:
1) thổ tả
3) thương hàn.
- không sốt:
1) ngộ độc thức ăn
2) do dị ứng, xúc cảm hoặc thuốc kháng sinh 3) do cường tuyến giáp trạng
4) lỵ amip thể tiêu chảy 5) ure máu cao, toan máu. @ Tiêu chảy mạn:
- có suy dinh dưỡng:
1) lao ruột
2) viêm ruột non không đặc hiệu 3) viêm đại tràng amip mạn tính 4) K đại tràng
5) viêm tụy mạn
6) sau cắt đoạn dạ dày hoặc cắt dây phế vị.
- không suy dinh dưỡng: Rối loạn cơ năng đại tràng.
16. tathata chọn ra các nguyên nhân: 1. do dị ứng - xúc cảm - kháng sinh, 2. ure máu cao - toan máu, 3. cường tuyến giáp trạng, 4. viêm tụy mạn, 5. sau cắt đoạn dạ dày - dây phế vị, 6. rối loạn cơ năng đại tràng để tìm hiểu cụ thể.
b - p2. lâm sàng