Theo tác giả, vì sao lời ăn tiếng nói ở Quảng Bình rất ít biến động?

Một phần của tài liệu 1 bộ đề PHÁT TRIỂN NĂNG lực 9 NGOÀI SGK (Trang 33 - 34)

Câu 3: Anh/chị hãy giải thích nghĩa của từ “tịnh” được tác giả dùng trong đoạn (1). Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng lời ăn tiếng nói của Quảng Bình có

tính “hài” và chất “vui” không? Vì sao? (Trả lời từ 5-7 dòng)

GỢI Ý:1 1

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đầu đoạn (1)

Biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh (Nhìn chung người Quảng Bình vẫn ăn nói như người Việt Nam trong cả nước…)

Theo tác giả, lời ăn tiếng nói của người Quảng Bình rất ít biến động vì: từ xưa, Quảng Bình đất rộng, người thưa, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống của cư dân nông nghiệp rất tịnh

3

Anh/chị hãy giải thích nghĩa của từ “tịnh” được tác giả dùng trong đoạn (1).

Nghĩa của từ “tịnh”: yên tĩnh, ít có đổi thay, biến đổi.

4

Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng lời ăn tiếng nói của Quảng Bình có tính “hài” và chất “vui” không? Vì sao? (Trả lời từ 5-7 dòng)

Em có thể tán đồng hoặc không tán đồng. Lí giải theo cách hiểu của riêng mình sao cho hợp lí, thuyết phục

ĐỀ SỐ 22: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sách kể chuyện hay … sách ca hát

(1) Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. (2) Là một thằng bé con bị công việc ngu độn làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hứng tất những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp mọi người, hết lòng phụ vụ họ.

(3) Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. (5) Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống.

(6) Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống ấy.

(M. Gorki, Dẫn theo Tạ Đức Hiền, Tập làm văn THPT, Nxb Giáo dục, 1998)

Một phần của tài liệu 1 bộ đề PHÁT TRIỂN NĂNG lực 9 NGOÀI SGK (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w