Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Một phần của tài liệu 1 bộ đề PHÁT TRIỂN NĂNG lực 9 NGOÀI SGK (Trang 93 - 94)

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.

1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn

gián tiếp.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là

cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu)

GỢI Ý:

1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự

2

Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học.

3

Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1): "Ngày mai hãy đến đây". Chuyển thành lời dẫn gián tiếp:

Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai hãy đến đây và ngày mai.

4

Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu)

Tự học là cách học tập hiệu quả nhất là quan điểm đúng đắn bởi:

- Tự học giúp ta chủ động tiếp thu kiến thức thoải mái hơn, có sự cầu tiến - Thúc đẩy con người tự chủ hơn trong mọi công việc, có động lực tìm kiếm đam mê của mình

- Giúp kiến thức nhớ lâu hơn, khắc ghi trong suy nghĩ để áp dụng vào thực tế.

ĐỀ SỐ 64:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc

phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng; chán nản, thối chỉ ; có người lại gồng mình vượt qua.”

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào ?

3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiên: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám

phá khả năng của chính mình ? GỢI Ý:

1

Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

- Trong hai câu văn in nghiêng có sử dụng các phép liên kết: phép thế, phép nối.

- Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết:

+ Phép thế: “hoàn cảnh ấy” thay thế cho cụm từ “Hoàn cảnh bức bách”. + Phép nối: từ nối “Nhưng”.

Học sinh chỉ cần xác định được một phép liên kết và từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

2

Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào ?

Theo tác giả, những cách ứng xử của con người khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục” là:

- Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí. - Gồng mình vượt qua.

Một phần của tài liệu 1 bộ đề PHÁT TRIỂN NĂNG lực 9 NGOÀI SGK (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w