Thành lập bản đồ sử dụng đất huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động sử dụng đất huyện trực ninh và huyện nam trực tỉnh nam định giai đoạn 2010 2018 (Trang 86 - 92)

b. Điều kiện văn hoá xã hội

4.3.3. Thành lập bản đồ sử dụng đất huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực, tỉnh

tỉnh Nam Định

a. Điều tra đối soát thực địa, chỉnh lý kết quả phân loại ảnh

Kết quả phân loại ảnh thực chất là hiện trạng lớp phủ tại thời điểm chụp ảnh. Vì vậy để thành lập bản đồ sử dụng đất, kết quả phân loại cần được điều tra đối soát thực địa để chỉnh lý đúng với hiện trạng sử dụng đất.

Tiến hành in kết quả phân loại và đối soát với thực địa theo các lớp sử

dụng đất, bao gồm: Đất trồng lúa, đất cây hàng năm khác, đất cây lâu năm, đất xây dựng và đất mặt nước.

Việc đối soát thực địa chỉ thực hiện được đối với ảnh vệ tinh năm 2018, thời điểm điều tra đối soát là năm 2019. Trong vòng 1 năm đối với khu vực huyện Trực Ninh và Nam Trực biến động sử dụng đất không đáng kể.

Kết quả phân loại ảnh vệ tinh năm 2010 được đối soát với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2010.

Quá trình đối soát và chỉnh lý kết quả phân loại được tiến hành song song với việc kiểm tra và đánh giá độ chính xác phân loại.

Kết quả chỉnh lý được ghi chú ngay trên bản đồ giấy làm căn cứ cho công tác biên tập trên máy tính. Sau khi chỉnh lý xong tiến hành biên tập thành bản đồ.

b. Biên tập bản đồ sử dụng đất huyện Trực Ninh và Nam Trực, tỉnh Nam Định

Sử dụng phần mềm ArcMap để biên tập, thành lập các bản đồ sử dụng đất năm 2010 và năm 2018 của khu vực huyện Trực Ninh và Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Căn cứ vào kết quả chỉnh lý bản đồ ngoài thực địa và trên bản đồ giấy tiến hành chỉnh lý và biên tập bản đồ trên phần mềm ArcMap.

Các thao tác biên tập gồm chỉnh lý hiện trạng, đổi màu, biên tập các ký hiệu, chú giải, trình bày bản đồ, chuẩn hóa tên các lớp, tính toán diện tích trong

bảng thuộc tính...

Kết quả thu được bản đồ sử dụng đất huyện Trực Ninh và Nam Trực tỉnh Nam Định năm 2010 và 2018 thể hiện trong phụ lục 3 và 4.

Hình 4.11 và 4.12 là sơ đồ sử dụng đất khu vực nghiên cứu được thu nhỏ.

Hình 4.11. Sơ đồ sử dụng đất huyện Trực Ninh và Nam Trực, tỉnh Nam Định năm 2010

Hình 4.12. Sơ đồ sử dụng đất huyện Trực Ninh và Nam Trực , tỉnh Nam Định năm 2018

Sử dụng công cụ tính diện tích trên bảng thuộc tính của phần mềm ArcMap để tính diện tích, sau đó xuất kết quả sang phần mềm Excel để thống kê diện tích.

- Kết quả thống kê diện tích các loại đất năm 2010 thể hiện trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Thống kê diện tích các loại đất năm 2010

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 30.813,91 100,00 1 Đất trồng lúa 15.753,25 51,12 2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.693,663 5,49 3 Đất cây lâu năm 1.443,098 4,68 4 Đất xây dựng 9.309,656 30,21 5 Đất mặt nước 2.614,247 8,5

Qua bảng 4.12 nhận thấy tại thời điểm năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của 2

huyện là 30.813,91 ha, trong đó đất trồng lúa có diện tích lớn nhất 15.753,25 ha,

chiếm 51,12% tổng diện tích tự nhiên; đất xây dựng có diện tích 9.309,656 ha, chiếm 30,21% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất trồng cây hàng năm là 1.693,663 ha chiểm 5,49 %, đất cây lâu năm có diện tích 1.443,098 ha chiếm 4,68%. Diện tích đất mặt nước là 2.614,247 chiếm 8,5 % tổng diện tích tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Như vậy, có thể thấy qua kết quả giải đoán ảnh tại thời điểm năm 2010 thì diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất so với các lớp đất còn lại điều này cũng nói lên rằng tại thời điểm này nông nghiệp là ngành chủ đạo của địa phương và cây trồng chính chính là cây lúa, diện tích cây hàng năm chiếm 5,49% tổng diện tích tự nhiên, bên cạnh trồng lúa người dân canh tác rau hoa màu trên đất cây hàng năm để phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp sạch. Diện tích đất trồng cây lâu năm có tỷ lệ nhỏ nhất là 4,68% phân bố tại các khu vực gần các khu dân cư.

- Kết quả thống kê diện tích các loại đất năm 2018 thể hiện trong bảng 4.13

Bảng 4.13. Thống kê diện tích các loại đất năm 2018

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 30.813,91 100,00

1 Đất trồng lúa 15.025,21 48,76 2 Đất trồng cây hàng năm khác 2.213,20 7,18 3 Đất cây lâu năm 1.494,48 4,85 4 Đất xây dựng 9.567,65 31,05 5 Đất mặt nước 2.513,37 8,16

Qua bảng 4.13 nhận thấy tại thời điểm năm 2018:

+ Diện tích đất trồng lúa 15.025,21 ha chiếm tỷ lệ lớn 48,76% tổng diện tích tự nhiên phân bố hầu khắp các xã trên địa bàn huyện. Diện tích đất trồng lúa được quy hoạch thành từng vùng chuyên canh.

+ Diện tích đất trồng cây hàng năm là 2.213,20 ha chiếm 7,18 % tổng diện tích tự nhiên tập trung tại các khu vực bãi bồi ven các dòng sông.

+ Diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.494,48 ha chiếm tỷ lệ 4,85% tổng diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các xã Nam Điền, Nam Xá, Trực Hưng, Trực Khang, Bình Minh là những xã có diện tích cây lâu năm lớn.

+ Diện tích đất xây dựng là 9.567,65 ha chiếm tỷ lệ 31,05% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở các thị trấn như Nam Giang, Cổ Lễ, Cát Thành diện tích xây dựng dày kín đây là nơi tập trung dân cư đông đúc của toàn huyện, nằm bám sát các con đường là các hộ gia đình, các khu công nghiệp,...

+ Diện tích đất mặt nước là 2.513,37 chiếm tỷ lệ 8,16% tổng diện tích tự nhiên chủ yếu là đất sông (sông Hồng, sông Đào và sông Ninh Cơ) đây là 3 con sông lớn chảy qua địa bàn 2 huyện và ao hồ nuôi trồng thủy sản như xã Phương Định, xã Liêm Hải, Nghĩa An, Nam Cường....

- Kết quả thống kê diện tích các loại đất từ kết quả giải đoán ảnh được so sánh với diện tích thống kê đất đai để xác định sự chênh lệch về diện tích. Sự chênh lệch giữa diện tích theo kết quả giải đoán và diện tích theo thống kê năm 2010 thể hiện trong bảng 4.14.

Bảng 4.14. So sánh diện tích kết quả giải đoán với số liệu thống kê năm 2010

STT Loại đất Diện tích theo giải đoán (ha) Diện tích theo thống kê (ha) Chênh lệch ha % Tổng diện tích tự nhiên 30.813,91 30.525,5 288,41 0,94 1 Đất trồng lúa 15.753,25 16.172,24 - 418,99 -2,6 2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.693,663 1.805,12 -111,457 -6,17

3 Đất trồng cây lâu năm 1443,098 1.330,93 112,168 8,43 4 Đất mặt nước 2.614,247 2.560,96 53,287 2,08

5 Đất xây dựng 9.309,656 8.656,25 653,406 7,55

Qua bảng 4.14 cho thấy có sự chênh lệch giữa diện tích theo kết quả giải đoán và diện tích theo thống kê năm 2010, đất trồng lúa có diện tích chênh lệch lớn nhất là 418,99 ha, đất mặt nước tăng 53,287 ha so với diện tích thống kê, đất xây dựng tăng 653,406 ha so với diện tích thống kê, đất trống cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm khác tăng không đáng kể. Có thể giải thích sự chênh lệch này là do khi sử dụng ảnh vệ tinh để giải đoán tại thời điểm chụp ảnh là giao mùa vụ nên diện tích đất trồng lúa bỏ trống bị gộp sang diện tích xây dựng và diện tích đất trồng lúa khi bơm nước vào ruộng bị nhầm sang đất mặt nước. Vì thế diện tích đất trồng lúa giảm đi còn diện tích đất xây dựng và mặt nước thì tăng lên

Sự chênh lệch giữa diện tích theo kết quả giải đoán và số liệu thống kê năm 2018 được tổng hợp trong bảng 4.15

Bảng 4.15. So sánh diện tích kết quả giải đoán với số liệu thống kê năm 2018

STT Loại đất Diện tích theo giải đoán (ha) Diện tích theo thống kê (ha) Chênh lệch ha % Tổng diện tích tự nhiên 30.813,91 30.784,36 29,55 0,09 1 Đất trồng lúa 15.025,21 15.529,8 -504,59 -3,25 2 Đất trồng cây hàng năm khác 2213,20 2.067,76 145,44 7,03 3 Đất trồng cây lâu năm 1.494,48 1.396,71 97,77 7,01 4 Đất mặt nước 2.513,37 2.446,31 67,07 2,74 5 Đất xây dựng 9.567,65 9.343,78 223,87 2,39

Dấu + biểu thị diện tích loại đất tăng lên, dấu - biểu thị diện tích giảm

Từ bảng so sánh với diện tích thống kê năm 2018 thì diện tích đất trồng lúa, diện tích đất xây dựng có sự chênh lệch cao. Với đất trồng lúa diện tích chênh lệch giảm 504,59 ha chiếm 3,25% so với diện tích thống kê. Diện tích đất xây dựng chênh lệch tăng 223,87ha chiếm 2,39% so với diện tích thống kê. Lý do cho sự chênh lệch là do có nhiều đất lúa bị bỏ trống nên những diện tích đó bị nhầm lẫn sang đất xây dựng nên diện tích xây dựng tăng và diện tích trồng lúa giảm hơn so với thống kê. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 145,44 ha chiếm 7,03% so với diện tích thống kê, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng

97,77 ha chiếm 7,01% . Diện tích đất mặt nước tăng 67,07 ha chiếm 2,74 % so với diện tích thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động sử dụng đất huyện trực ninh và huyện nam trực tỉnh nam định giai đoạn 2010 2018 (Trang 86 - 92)