chung và Nam Trực, Trực Ninh nói riêng nghèo cả về chủng loại và trữ lượng, chủ yếu là: cát xây dựng, tập trung ở các vùng lòng sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ. Trữ lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên. Ngoài ra còn có đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số xã, có trữ lượng đủ để có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế - xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa bàn huyện.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Nam Trực Ninh và Nam Trực, tỉnh Nam Định Nam Định
4.1.2.1. Huyện Nam Trực
a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế của huyện Nam Trực có bước tăng trưởng khá và luôn giữ ở mức ổn định, cơ cấu kinh tế đang được tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12,5%/năm.
Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2011 và năm 2018 thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2018
Nông nghiệp - Thủy sản(%) 32,6 21,2 Công nghiệp - Xây dựng(%) 34,9 44,5 Dịch vụ thương mại(%) 32,5 34,3
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nam Trực (2018)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp-thủy
sản. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại tăng cao thể hiện sự chuyển dịch nền kinh tế địa phương theo hướng CNH – HĐH.
b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Về sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng các ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tăng lên; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cho hiệu quả kinh tế cao.
+ Trồng trọt:
Trong khâu trồng trọt đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 70% khâu thu hoạch đã góp phần chủ động sản xuất, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tốt nhất thời vụ gieo cấy; bỏ tập quán gieo mạ dược sang gieo mạ nền, tăng nhanh tỷ lệ gieo sạ vụ xuân; xây dựng 01 cánh đồng liên kết; 36 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.384 ha; gieo cấy 70% diện tích lúa chất lượng cao.
+ Chăn nuôi:
Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi trang trại, gia trại (toàn huyện đến nay có 449 trang trại, gia trại). Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 28,48% lên 35,77%. Sản lượng thị hơi xuất chuồng đạt 16.525 tấn, tăng 25,5% so với năm 2010. Diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,7%.
* Nhận xét chung về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp:
Cơ sở vật chất cho trồng trọt được tăng cường, điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện... đồng thời, người lao động đã hình thành một cách tự nguyện các tổ liên gia, các hội nghề nghiệp giúp nhau trong lao động, nhờ vậy năng suất lao động ngày được nâng cao.
- Về công nghiệp
Công nghiệp tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng trên 20% với ba ngành chủ lực cơ khí, dệt may – giày da, vật liệu xây dựng. Quy hoạch, đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp tập trung với cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tốt hơn về môi trường; kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn vào đầu tư sản xuất kinh doanh đã tác động rõ rệt hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, giải quyết việc làm cho lao động.
Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư phát triển, huyện Nam Trực đã hình thành các cụm công nghiệp tập trung như: Cụm công nghiệp Vân Tràng đã đi vào hoạt động, Cụm công nghiệp Đồng Côi, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 27 tỷ đồng đã phân lô, bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư. Cụm công nghiệp Nam Hồng 14 ha đã bàn giao cho công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh xây dựng nhà máy cấu kiện bê tông.
* Nhận xét chung về tình hình phát triển ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp trong những năm gần đây đã phát triển đúng hướng, phát huy được các tiềm năng sẵn có của huyện như tài nguyên vật liệu xây dựng, tiềm năng lao động. Tuy nhiên, một số tiềm năng chưa được khai thác đúng mức vào phát triển công nghiệp.
Sự hình thành và phát triển nhiều doanh nghiệp mới trên địa bàn đã và đang góp phần đáng kể cho sự chuyển dịch cơ cấu của huyện trong thời gian tới.
Huyện Nam Trực có những làng nghề truyền thống và lâu đời của tỉnh. Mặc dù đã có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển của cả tỉnh và huyện nhưng các ngành nghề truyền thống phát triển vẫn cầm chừng, động lực cho quá trình tăng tốc không rõ ràng, một số ngành nghề truyền thống lại mai một theo thời gian.
- Về thương mại, dịch vụ
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những gần đây. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt trên 1.200 tỷ đồng. Mạng lưới viễn thông được nâng cấp, mở rộng, doanh thu bưu chính viễn thông tăng bình quân 19% năm. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại, dịch vụ có tiến bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, góp phần tích cực đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại (Chi cục thống kê huyện Nam Trực, 2018).
c. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số và nguồn lực
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2018, dân số của huyện Nam Trực là
194.112 người, mật độ dân số 1.184 người/ km2. Dân cư phân bố theo các thôn xóm,
khu vực thị trấn Nam Giang có mật độ dân cư tập trung đông nhất với 2.557
- Lao động và việc làm
* Lao động việc làm trong các ngành kinh tế: Số người có khả năng lao động là 119.523 người chiếm 61,57% dân số toàn huyện, số người làm việc trong nền kinh tế là 101.703 người chiếm 85,09% số người có khả năng lao động.
- Thu nhập
Trong công cuộc đổi mới đời sống của nhân dân đang dần được nâng cao, những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân xoá đói, giảm nghèo, trước hết là tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương. Thu nhập bình quân đầu người những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến và tăng theo từng năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 12,4 triệu đồng/năm, đến năm 2018 là 36,2 triệu đồng/năm (Chi cục thống kê huyện Nam Trực, 2018).
d. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
- Thực trạng phát triển đô thị
Hệ thống đô thị của huyện hiện nay có Thị trấn Nam Giang và các thị tứ Điền Xá, Nam Hồng, Đồng Sơn, Nam Dương. Trong đó Thị trấn Nam Giang là đô thị loại 5 là trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị của huyện với dân số 17.950 người chiếm 9,25% tổng dân số của huyện.
Trong những năm gần đây, có vị trí địa lý thuận lợi giáp thành phố Nam Định, có quỹ đất rộng lại có các tuyến đường giao thông thuận lợi và sự hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn các điểm dân cư đô thị đã được hình thành và phát triển.
Những hạn chế của hệ thống đô thị Nam Trực là: Chất lượng đường phố còn kém, cấp điện đủ dùng với tiêu chuẩn thấp, hệ thống thoát nước còn kém. Chỉ có các khu đô thị dọc TL 490C và Đường vàng có hệ thống thoát nước nhưng chỉ đảm bảo thoát nước mưa. Cấu trúc không gian hệ thống thị trấn và thị tứ mất cân đối: Dân cư đô thị tập trung nhiều ở hành lang giao thông. Đầu tư cho việc quy hoạch các đô thị còn thấp.
- Thực trạng phát triển khu vực nông thôn
Toàn huyện hiện có 19 xã nông thôn, tổng diện tích khu dân cư nông thôn là 3.762,86 ha, chiếm 23,27% tổng diện tích tự nhiên, dân số 176.162 người,
Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân và xóa đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, có thể thấy khu vực nông thôn vẫn còn kém phát triển, còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong thời gian sắp tới, đòi hỏi phải có giải pháp mạnh về nông thôn mới, phân bố lại dân cư và nguồn lực. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và tạo điều kiện tìm việc làm cho khu vực này (Chi cục thống kê huyện Nam Trực, 2018).
e. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông
* Đường bộ:
- Quốc lộ 21: Đoạn qua huyện Nam Trực qua 7 xã dài khoảng 13 km.
Năm 2010 hoàn thành nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp III, đồng bằng đáp ứng nhu cầu vận tải cho tỉnh Nam Định.
- Mạng lưới Đường tỉnh: Huyện Nam Trực có 2 tuyến Đường tỉnh với
tổng chiều dài 33,4 km đáp ứng được sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
- Đường giao thông nông thôn
Đường GTNT bao gồm đường huyện, đường xã và đường thôn xóm. Tổng chiều dài đường GTNT là 914 km, trong đó đường huyện là 58,3 km, đường xã - liên xã là 183 km và đường thôn xóm là 672 km.
Về chất lượng Đường: Hầu hết đường huyện, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI trở xuống đặc biệt đường xã đều có chiều rộng nền đường nhỏ hơn 6m, mặt đường 2 - 3m.
* Đường sông
- Nam Trực có 2 sông chính là sông Hồng và sông Đào do Trung ương quản lý. Các sông địa phương quản lý hầu hết có các cống ngăn mặn của thủy lợi nên hạn chế tĩnh không đối với loại tàu > 100 tấn, những sông này chủ yếu phục vụ vận tải cự ly ngắn trong huyện. Các đoạn sông do tỉnh quản lý là sông Châu Thành điểm đầu Cống Ngô Xá điểm cuối Nam Hải dài 17 km; kích thước luồng (m) > 1m ; cấp Đường thuỷ nội địa cấp 4.
- Hệ thống thuỷ lợi
trong đó: Sông Hồng 15,2 km, sông Đào 14,5 km. Đây là hai nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.
- Năng lượng
Nguồn cung cấp điện cho huyện Nam Trực cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế.
- Bưu chính, viễn thông
Mạng phục vụ Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn huyện đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. Theo thống kê, đến năm 2018, tất cả các xã đã có điểm phục vụ, với 176 điểm phục vụ, trong đó có 5 bưu cục và 20 điểm bưu điện văn hoá xã. Bán kính phục vụ bình quân là 2 - 3 km/điểm.
Nhìn chung, cùng với sự phát triển nhanh của mạng lưới thông tin trong tỉnh, mạng lưới bưu chính, viễn thông, thông tin trong huyện đã đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân.
- Giáo dục – Đào tạo
Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của Nam Trực đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố đều khắp các xã, thị trấn, với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được cải thiện. Hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo của Nam Trực đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục - đào tạo của huyện vẫn còn một số hạn chế, đó là: Cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị dạy và học ở các cấp giáo dục còn thiếu. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở còn thấp. Công tác dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động chưa thực sự gắn với thị trường lao động.
-Về công tác y tế
Trong những năm qua, tỉnh Nam Định nói chung và huyện Nam Trực nói riêng đó có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, nhất là các trạm y tế ở các xã, thị trấn.
Tính đến năm 2017, Tuyến huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện với tổng số 110 giường bệnh. Bệnh viện huyện được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng đã có những cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trang thiết bị y tế hiện đại hàng năm
được bổ sung như: máy siêu âm, máy xét nghiệm, các dụng cụ phẫu thuật, xe ô tô cứu thương và các dụng cụ thông thường khác tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế công gần nhất, chất lượng dịch vụ y tế được cải
thiện.Toàn huyện hiện có 235 cán bộ trong định biên đang công tác tại bệnh viện
các trạm y tế xã, thị trấn, trong đó có 37 bác sỹ, 66 y sỹ, kỹ thuật viên, 64 y tá và nữ hộ sinh, 40 trình độ khác và 28 cán bộ ngành dược. Các trạm y tế cơ bản đã bố trí đủ số lượng cán bộ theo quy định. Năm 2010 toàn huyện đạt Chuẩn Quốc gia về y tế.
- Lĩnh vực văn hóa – xã hội, thể dục - thể thao
Những năm qua phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của huyện Nam Trực đã được triển khai sâu rộng, góp phần tạo sự khởi sắc ở các làng quê, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đến nay toàn huyện đã có 164 làng (thôn) văn hóa, 80% làng, thôn có nhà văn hóa; 77% số gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa". Đây là nền tảng quan trọng để huyện Nam Trực thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.
Song hiện nay còn thiếu rất nhiều thiết chế văn hoá phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân. Nhiều xã, thị trấn, thôn khu phố đã quy hoạch được quỹ đất để xây dựng nhà văn hoá và các điểm vui chơi, tập luyện TDTT của nhân dân, tuy nhiên việc triển khai giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn (Chi cục thống kê huyện Nam Trực, 2018).
4.1.2.2. Huyện Trực Ninh