Lai hữu tính và chọn lọc cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số dòng, giống lúa thuần chất lượng mới chọn tạo tại gia lộc, hải dương (Trang 39 - 40)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Những thành tựu trong lĩnh vực chọn tạo lúa thơm chất lượng cao

2.3.2. Lai hữu tính và chọn lọc cá thể

Các giống lúa cổ truyền thường có khả năng kết hợp kém vì thế các nhà chọn giống dùng kỹ thuật lai tích lũy nhiều bố mẹ để phá vỡ những liên kết

không mong muốn và tăng tần suất tái tổ hợp (Singh et al., 2000). Theo phương

pháp này, giống lúa thơm Pusa Basmati-1 có dạng hình thấp, năng suất cao, mất tính cảm quang đã được chọn từ tổ hợp lai tích lũy giữa 6 giống, trong đó hai giống lúa thơm chất lượng cao Basmati 370, Karnal và bốn giống lúa cao sản

TKM6, IR8, Ratna và IR72. Giống lúa Việt Đài 20 được Yang et al. (1988) chọn

từ tổ hợp lai tích lũy giữa 5 giống lúa khác nhau trong đó một giống có nguồn gen thơm từ Khao Dawk Mali 105 và một từ Tainung Sen 12.

Bằng kỹ thuật này, Nguyễn Thị Trâm và cs. (2006) đã chọn tạo được giống lúa thơm Hương Cốm từ các giống Hương 125s, MR365, Tám Xoan đột biến (TX93), Maogô và R9311 có hàm lượng amylose 17,5%, hàm lượng protein 8,7%, nhiệt độ hóa hồ thấp, độ bền thể gel mềm, chống đổ ngã rất tốt.

Chương trình lai tạo giống lúa thơm trên nền các giống lúa có dạng hình thấp cũng đã được tiến hành ở Trung Quốc từ những năm 1985. Nhiều giống lúa thơm phổ biến như Khao Dawk Mali 105, Basmati 370 và IR841 đã được sử dụng để lai với giống Shuang-Zhu-Zhan với mục đích tạo ra những giống lúa có chất lượng cao, hạt gạo dài thon và đạt năng suất cao. Khush and Virk (2000) công bố nhiều dòng lúa thơm có chất lượng và năng suất cao từ các tổ hợp lai giữa giống lúa Basmati 370 và các dòng lúa cải tiến, trong đó một dòng lúa là IR65610-24-2-4-2-6-3 được mở rộng sản xuất ở Việt Nam được đặt tên là MTL233, các dòng khác được mở rộng sản xuất ở Pakistan và Ấn Độ.

Mặc dù nhiều kết quả nghiên cứu đã kết luận mùi thơm do một gen lặn kiểm soát, nhưng trong thực tế chọn giống khi lai giữa hai giống lúa thơm với

nhau thì thế hệ F3 vẫn còn phân ly. Sự phân ly này được Sha (2009) thí nghiệm ở

thế hệ F3 cho thấy tỷ lệ dòng không thơm của 39 tổ hợp lai đơn Thơm x Không

thơm chiếm đến 59% tổng số dòng đánh giá, 10 tổ hợp lai đơn Thơm x Thơm chiếm đến 18% tổng số dòng đánh giá. Tổ hợp lai ba (Thơm x Không thơm) x thơm có tỷ lệ dòng thơm chiếm 66% tổng số dòng đánh giá thấp hơn so với tổ

hợp lai đơn Thơm x Thơm. Vì vậy, tác giả đề nghị lai cận huyết giữa các dòng lúa thơm để có nhiều cơ hội chọn ra dòng lúa thơm.

Sha (2009) còn cho biết sự phân ly không thơm còn xuất hiện ở thế hệ F5

chọn lọc theo phương pháp phả hệ của 39 tổ hợp lai thơm/không thơm, tỷ lệ thơm đậm và thơm trung bình tăng dần sau từng thế hệ phân ly. Ngược lại với số dòng không thơm sẽ giảm dần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số dòng, giống lúa thuần chất lượng mới chọn tạo tại gia lộc, hải dương (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)