Kĩ thuật thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách chất abrin từ hạt cây cam thảo dây ở đà nẵng (Trang 37 - 38)

- Nhƣợc điểm:

b.Kĩ thuật thực nghiệm:

- Những bộ phận chủ yếu của máy phổ UV-VIS là: Nguồn phát bức xạ, bộ tạo đơn sắc, bộ phận tia chùm sang, bộ phận đo và so sánh cường độ ánh sáng rồi chuyển thành bộ phận tín hiệu điện…(detector) và bộ phận ghi phổ.

- Để phát bức xạ tử ngoại ta dùng đèn đơteri, còn để phát bức xạ khả kiến ta dùng đèn W/I2. Bộ tạo đơn sắc (thường dùng lăng kính thạch anh hay cách tử) có nhiệm vụ tách riêng từng dải sóng hẹp (đơn sắc). Bộ phận chia chùm sáng sẽ hướng chùm tia đơn sắc luân phiên đi tới cuvet đựng dung dịch mẫu và cuvet đựng dung môi…Bộ phận phân tích (detector) sẽ so sánh cường độ chùm sáng qua dung dịch (I) và đi qua dung môi (I0). Tín hiệu quang được chuyển thành tín hiệu điện. Sau khi được phóng đại, tín hiệu sẽ được chuyển sang bộ phận tự ghi để vẽ đường cong tự phụ thuộc của logI0/I vào bước sóng. Nhờ sử dụng máy vi tính, bộ tự ghi còn có thể chia ra cho ta những số liệu cần thiết như giá trị λmax, λmin cùng với giá trị độ hấp phụ A.

Cơ sở của phương pháp phân tích là định luật Lămbe-Bia: A = lg(I0/I) = εlC

Trong đó A là độ hấp phụ, C là nồng độ chất tan (mol/l), l là bề dày cuvet đựng mẫu (cm), ε là hệ số hấp phụ mol đặc trưng co cường độ hấp phụ của chất nghiên cứu ở bước sóng đã cho. Khác với vùng hồng ngoại, ở vùng tử ngoại –khả kiến định luật Lămbe-Bia được tuân thủ vì vậy giá trị ε thường được chính xác và có tính lặp lại.

- Dung môi dung để đo UV-VIS phải không hấp thụ ở vùng cần đo. Để nghiên cứu vùng tử ngoại gần người ta dùng các dung môi như n-hexan, xyclohexan, methanol, ethanol, nước…là những chất chỉ hấp thụ ở vùng tử ngoại xa. Khi quan tâm đến sự hấp thụ ở vùng khả kiến thì ngoài các dung môi kể trên có thể dùng các dung môi không màu bất kì như clorofom, đioxan, benzene. Dung môi để đo phải được tinh chế cẩn thận, vì một lượng rất nhỏ tạp chất cũng làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

2.3.3.2. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS)

Hình 2.5. Máy sắc ký khí ghép khối phổ

Sắc ký khí ghép khối phổ là một trong những phương pháp sắc ký hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao và được sử dụng trong các nghiên cứu và phân tích kết hợp. Thiết bị GC/MS được cấu tạo thành 2 phần: phần sắc ký khí (GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân tích, phần khối phổ (MS) mô tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối. Bằng sự kết hợp 2 kỹ thuật này các nhà hóa học có thể đánh giá, phân tích định tính và định lượng và có cách giải quyết đối với một số hóa chất. Ngày nay, người ta ứng dụng kỹ thuật GC/MS rất nhiều và sử dụng rộng rãi trong các ngành như y học, môi trường, nông sản, kiểm nghiệm thực phẩm…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách chất abrin từ hạt cây cam thảo dây ở đà nẵng (Trang 37 - 38)