Ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai theo fao, xây dựng bản đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

đơn vị đất đai ở Việt Nam

Ở Việt Nam khái niệm đánh giá đất, phân hạng đất đã có từ rất lâu qua việc phân chia “Tứ hạng điền, lục hạng thổ”. Công tác đánh giá được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện. Từ những bước sơ khai, nghành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trưởng thành và hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học và thực tiễn.

Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh...) đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh.

Từ những năm 1990 trở lại đây các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của nước ta. Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này cho thấy tính khả thi cao của phương pháp ĐGĐĐ của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này như một tiến bộ kỹ thuật cần áp dụng rộng rãi vào Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai ở phạm vi khác nhau.

2.4.2.1. Phạm vi toàn quốc

Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986) được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên phân loại khả năng đất đai (Land capability classification) của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp bao gồm 7 nhóm: trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), lâm nghiệp (2 nhóm), mục đích khác (1 nhóm).

Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1995) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam ở tỷ lệ bản đồ 1/250.000 trên 9 vùng sinh thái. Kết quả đã xác định 340 đơn vị bản đồ đất đai, trong đó miền Bắc 144 đơn vị đất đai, miền Nam có 196 đơn vị đất đai. Trên bản đồ đánh giá đất đai toàn quốc có 90 loại sử

dụng đất chính, trong đó có 28 loại sử dụng đất được lựa chọn. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1996) đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 trên cơ sở xác định 7 chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là nhóm đất, độ dầy tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thuỷ văn nước mặt, chế độ tưới tiêu và tổng tích ôn.

2.4.2.2 Phạm vi cấp tỉnh

Vũ Cao Thái và nnk (1996) đã xây dựng bản đồ ĐVĐĐ tỉnh Đồng Nai ở tỷ lệ 1/100.000 gồm 66 đơn vị bản đồ đất đai dựa trên 6 chỉ tiêu (Loại hình thổ nhưỡng, khả năng tưới, độ dày tầng đất hữu hiệu, độ dốc, xâm nhập mặn, lượng mưa). Các tác giả đã mô tả chi tiết đặc tính của các ĐVĐĐ theo 15 nhóm đất và thống nhất diện tích của chúng theo đơn vị hành chính.

Nguyễn Đình Bồng (1995), đã vận dụng phương pháp đánh giá đất đai thích hợp của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho đất trống đồi núi trọc ở Tuyên Quang ở tỷ lệ 1:50.000. Kết quả đánh giá đã xác định và đề xuất 153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đối với đất trống, đồi núi trọc của tỉnh phân thành 125 ĐVĐĐ trên cơ sở xác định 5 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là: tổ hợp đất, địa hình, độ dốc, độ dày đất, tổng lượng mưa và tổng nhiệt độ/năm. Trong 125 ĐVĐĐ được đưa ra, thì 70 đơn vị có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông, lâm nghiệp về độ dốc và tầng dày, còn lại 55 đơn vị là ít bị hạn chế. Việc khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường. - Phạm Quang Khánh, Trần An Phong (1994) nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất vùng Đông Nam Bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững”. Kết quả xây dựng bản đổ đơn vị đất đai vùng Đông Nam Bộ ở tỷ lệ 1/250.000 xác định được 54 đơn vị đất đai trên cơ sở lựa chọn 6 chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm nhóm đất, phân bố mưa, khả năng tưới, độ dốc, độ dày tầng đất mịn và đá lộ đầu.

- Lê Hồng Việt và cs (2014) đã tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá thích nghi đất đai vùng đất phèn nhiễm mặn tỉnh Hậu Giang”. Theo kết quả nghiên cứu này, vùng đất phèn nhiễm mặn tỉnh Hậu Giang có 15 đơn vị đất đai, trên cơ sở 3 chỉ tiêu độ sâu tầng phèn, thời gian mặn, độ sâu ngập.

2.4.2.3. Phạm vi cấp huyện

- Phạm Văn Thắng (2010): Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Buôn Đôn - tỉnh Đăk Lăk tỷ lệ 1/50.000 dựa trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp: đất của huyện Buôn Đôn gồm 149 khoanh đất được chia thành 65 đơn vị đất đai.

- Phạm Đức Thụ (2010), Đánh giá đất đai, đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang theo phương pháp của FAO.

- Trần Thị Thu Hiền (2012): Kết quả xây dựng xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên dựa trên cơ sở đã xác định được 8 chỉ tiêu phân cấp là: loại đất, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, pHKCl, mùn, lân tổng số đối với các loại đất sản xuất trong vùng nghiên cứu; kỹ thuật GIS được ứng dụng trong xây dựng các bản đồ đơn tính; bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng theo phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng công nghệ GIS đã thu được kết quả sau: Đất của huyện Đồng Hỷ gồm 561 khoanh được chia thành 47 đơn vị đất đai (LMU) với tổng diện tích 37919,68 ha, trung bình mỗi khoanh có diện tích 67,59 ha, trong đó LMU số 37 lớn nhất có 68 khoanh diện tích 121039,26 ha, LMU số 29 có diện tích nhỏ nhất (1 khoanh với diện tích 3,22 ha). Việc ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất là rất cần thiết, có tính khả thi cao, phục vụ công tác đánh giá đất, phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Nguyễn Thị Thùy Linh (2012), Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ.

- Lê Ngọc Văn (2014): Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ở tỷ lệ 1/25.000 gồm: Loại đất (8 loại), địa hình (5 cấp), thành phần cơ giới (3 cấp), chế độ tưới (2 cấp), chế độ tiêu (3 cấp) và độ mùn của đất (3 cấp). Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của huyện đã xác định được 29 đơn vị đất đai, diện tích trung bình của mỗi LMU 189,03 ha trong đó: LMU số 9 có diện tích lớn nhất là 1.564,44 ha và LMU số 19 có diện tích nhỏ nhất là 8,47 ha. Tổng số khoanh đơn vị đất là 380 khoanh, diện tích trung bình mỗi khoanh là 14,43 ha. Khoanh lớn nhất có diện tích là 28,85 ha, diện tích khoanh nhỏ nhất là 4,39 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)