Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN cơ bản về NĂNG lực CẠNH TRANH của DOANH NGHIỆP (Trang 38 - 39)

a) Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước

Hiệu quả quản lý của các ngành, cơ quan liên quan được nâng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp hưởng được nhiều ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước tốt hơn. Để tăng cường sự trợ giúp của Nhà nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ, Nhà nước cần:

- Tạo môi trường cạnh tranh hiệu quả. Môi trường cạnh tranh lành mạnh là điều quan trọng để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi con giống trên thị trường, Nhà nước cần làm rõ vai trò quan trọng của kinh doanh chăn nuôi gia cầm đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới hoạt động lai tạo, phối giống gia cầm theo hướng minh bạch, rõ ràng, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho hoạt động của doanh nghiệp. Tiến đến, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cần phải được triển khai và thực hiện nhanh chóng phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế.

- Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục như đăng ký kinh doanh, giấy vay vốn, khai báo nộp thuế, hợp đồng thuê mặt bằng... Các thủ tục này rõ ràng, đơn giản thì hoạt động thương mại của ngành mới nhanh chóng được thực hiện và dễ dàng triển khai hoạt động.

- Hiệu lực quản lý của các ngành, cơ quan liên quan được nâng cao sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi con giống được tạo điều kiện phát triển hơn cũng như được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước tốt hơn. Nhà nước nên đẩy mạnh thực thi và giám sát công tác triển khai hỗ trợ doanh nghiệp theo đúng quy hoạch và định hướng phát triển mà Nhà nước đưa ra.

- Thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm chất lượng sản phẩm trên thị trường, cũng như nắm rõ tình hình thực tế để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nói không hàng kém chất lượng, tăng cường công tác quản lý thị trường.

- Nhà nước có những điều chỉnh chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay một cách hiệu quả và thuận lợi phục vụ đầu tư cho hoạt động sản xuất và xúc tiến trong kinh doanh.

- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, tổ chức các nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường trọng điểm theo ngành. Hỗ trợ điều tra, khảo sát nghiên cứu thị trường trong nước, phát triển hệ thống kênh phân phối của công ty.

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

- Nhà nước và các ngân hàng thương mại nên hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc gỡ bỏ rào cản đặc biệt là tăng thời hạn vốn vay cho các doanh nghiệp có kế hoạch hoạt động kinh doanh dài hạn, linh hoạt mức lãi suất cho vay vốn và tăng hạn mức cho vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Điều chỉnh mức lãi suất, chính sách tỷ giá để doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn một cách hiệu quả, thuận lợi cho đầu tư kinh doanh. - Nhà nước đã và đang áp dụng nhiều chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp chăn nuôi con giống. Thực tế khảo sát cho thấy các doanh nghiệp được hưởng sự hỗ trợ này của nhà nước, còn lại không được hỗ trợ hoặc không biết rõ điều này và số doanh nghiệp này cho rằng thủ tục hồ sơ rườm rà, mất thời gian, chính sách ưu đãi thuế không hấp dẫn. Vì vậy cần cải cách thủ tục hành chính thông thoáng hơn, giảm phiền hà cho các doanh nghiệp khi tiếp cận với các chính sách.

- Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để doanh nghiệp phát huy hết năng lực vốn có góp phần tăng trưởng cho Nhà nước

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN cơ bản về NĂNG lực CẠNH TRANH của DOANH NGHIỆP (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w