Trạng thái các điểm nằm trên AB

Một phần của tài liệu C2 songcohoc full ver 1(HS) (Trang 40 - 41)

Ví dụ 1.Hai nguồn A và B trên mặt nước dao động cùng pha, O là trung điểm AB dao động với biên độ 2 cm. Điểm M trên đoạn AB dao động với biên độ 1 cm. Biết bước sóng lan truyền là 1,5 cm. Giá trị OM nhỏ nhất là

A. 0,25 cm. B. 1,5 cm. C. 0,125 cm. D. 0,1875 cm.

Ví dụ 2.Hai nguồn A và B trên mặt nước dao động ngược pha, O là trung điểm AB dao động với biên độ 2 cm. Điểm M trên đoạn AB dao động với biên độ 3cm. Biết bước sóng lan truyền là 3 cm. Giá trị OM nhỏ nhất là

A. 0,25 cm. B. 1,5 cm. C. 0,125 cm. D. 0,5 cm.

Ví dụ 3. Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha cùng biên độ, bước sóng λ. Coi biên độ không đổi khi truyền đi. Biết khoảng cách AB = 8λ. Hỏi trên khoảng AB có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và cùng pha với các nguồn?

A. 7. B. 8. C. 6. D. 17.

Ví dụ 4.Hai nguồn sóng A, B cách nhau 10 cm trên mặt nước tạo ra giao thoa sóng, dao động tại nguồn có phương trình uA= acos(100πt) và uB = bcos(100πt), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1 m/s. Số điểm trên đoạn AB có biên độ cực đại và dao động cùng pha với trung điểm O của đoạn AB là

A. 5 điểm. B. 9 điểm. C. 11 điểm. D. 4 điểm.

Ví dụ 5.Hai nguồn sóng kết hợp, cùng pha, dao động theo phương trình u = cos100πt cm. Hai nguồn cách nhau 0,9m tốc độ truyền sóng 10 m/s. Trên đường nối có số điểm nhiều nhất dao động với biên độ 2 cm và cùng pha với nhau là

A. 4 điểm. B. 9 điểm. C. 3 điểm. D. 5 điểm.

Ví dụ 6.Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha cùng biên độ, bước sóng λ. Coi biên độ không đổi khi truyền đi. Biết khoảng cách AB = 2,5λ. Trên khoảng AB có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và trong số đó có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với các nguồn?

A. Có 5 điểm dao động với biên độ cực đại trong đó có 2 điểm dao động cùng pha với các nguồn.

B. Có 5 điểm dao động với biên độ cực đại trong đó có 3 điểm dao động cùng pha với các nguồn.

C. Có 5 điểm dao động với biên độ cực đại và cả 5 điểm đó đều dao động cùng pha với các nguồn.

D. Có 5 điểm dao động với biên độ cực đại và không có điểm nào động cùng pha với các nguồn.

Ví dụ 7.Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kê ́t hợp A , B dao đô ̣ng cùng pha cách nhau 14 cm,

các sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM nhỏ nhâ ́t là

LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ 41

Ví dụ 8. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kê ́t hợp A , B dao đô ̣ng cùng pha cách nhau 14 cm,

các sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM nhỏ nhâ ́t là

A. 1,5 cm. B. 3 cm. C. 2 cm. D. 1 cm.

Ví dụ 9.Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B dao động cùng biên độ a, cùng tần số, cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Hai điểm đứng yên liên tiếp trên đoạn AB cách nhau 3 cm. Khoảng cách giữa hai nguồn AB = 20 cm. O là trung điểm của AB. Trên đoạn OB có số điểm dao động với biên độ 1,8a cùng pha với dao động tại O là

A. 4. B. 6. C. 7. D. 3.

Ví dụ 10.Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp phát ra hai dao động u1= acosωt (cm) và u2= acos(ωt ғ π/2) (cm). Khoảng cách giữa hai nguồn là S1S2 = 3,75λ. Hỏi trên đoạn S1S2 có mấy điểm cực đại dao động cùng pha với u1.

A. 3 điểm. B. 4 điểm. C. 5 điểm. D. 2 điểm.

Một phần của tài liệu C2 songcohoc full ver 1(HS) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)