Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 51)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015, một số chỉ tiêu kinh tế năm 2015 của huyện Hạ Hòa đạt được như sau:

* Tổng giá trị sản xuất ước đạt: 1.287,205 triệu đồng, đạt 100,2% so với kế hoạch tăng 6,65% so với cùng kỳ.

* Cơ cấu kinh tế:

- Nông lâm nghiệp, thủy sản: 47,4%.

- Công nghiệp - TTCN và xây dựng: 13,4%. - Thương mại dịch vụ du lịch: 39,2%.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 9,6

2 Tổng giá trị sản xuất Tr đồng 1.287,205

+ Nông lâm nghiệp, thủy sản Tr đồng 597,591

+ Công nghiệp và TTCN Tr đồng 160,124

+ Thương mại, dịch vụ Tr đồng 529,490

3 Cơ cấu kinh tế % 100,00

+ Nông lâm nghiệp, thủy sản % 47,04

+ Công nghiệp và TTCN % 13,04

+ Thương mại, dịch vụ % 39,2

4 Tổng sản lượng lương thực Tấn 45.825

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hòa (2015)

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng; giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm – thủy sản; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ tăng dần.

Mặc dù có sự chuyển dịch tích cực nhưng cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và các ngành dịch vụ tuy có tốc độ phát triển cao nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa a. Khu vực kinh tế nông - lâm - nghiệp

Nền nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

b.Về trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm: 11.489,4 ha, đạt 98,90% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 45.825 tấn, đạt 98,50% so với kế hoạch.

c. Chăn nuôi thủy sản

Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y luôn được huyện quan tâm, kiểm tra, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, giám sát

việc kiểm tra đồng ruộng, kiểm tra cây trồng, vật nuôi, phát hiện tình hình sâu, bệnh kịp thời. Công tác triển khai kế hoạch phun khử trùng tiêu độc, tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn được triển khai tích cực. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1.922,00 ha. Sản lượng thủy sản đánh bắt, khai thác 7.650 tấn, đạt 102,00% so với kế hoạch.

d. Phát triển lâm nghiệp

Công tác trồng rừng được quan tâm chỉ đạo tích cực, nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng. Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung là 62.265,00 ha. Sản phẩm khai thác từ rừng đa dạng như gỗ, tre nứa, vầu, hóp, lá cọ, song mây, măng tươi, mộc nhĩ, nấm hương,... sản lượng ngày càng tăng.

4.1.2.3. Thực trạng về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây dựng

a. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong năm 2015 gặp khó khăn do sức mua của thị trường yếu. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, duy trì các ngành nghề trong nông thôn phát triển ổn định với một số sản phẩm như gạch xây dựng: 40,54 triệu viên, chè khô các loại: 6.336 tấn, chế biến gỗ, xay sát lương thực, gia công đồ sắt,…

b. Đầu tư xây dựng, giao thông vận tải

Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng được tăng cường, chủ động linh hoạt lồng ghép các chương trình, nguồn vốn. Trong năm 2015 thực hiện được 102 dự án với tổng số vốn đầu tư huy động từ ngân sách nhà nước các cấp là 1.650 tỷ đồng.

c. Ngành thương mại, dịch vụ

Dịch vụ thương mại có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế chung của huyện Hạ Hoà. Thị trường giá cả các mặt hàng ổn định, đảm bảo tiêu dùng phục vụ nhu cầu của nhân dân. Một số loại hình tiếp tục phát triển như thông tin, truyền thông, vận tải, văn hóa, dịch vụ phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

4.1.2.4. Thực trạng về văn hóa - xã hội a. Về giáo dục đào tạo

Đảm bảo ổn định về quy mô trường, lớp, học sinh, hệ thống trường lớp từ Mầm non đến THCS ổn định phát triển hợp lý, toàn huyện hiện có 88

trường (33 trường Mầm non, 33 trường Tiểu học, 21 trường THCS, 1 trường TH & THCS).

b. Về văn hóa thông tin, truyền thanh:

Công tác văn hóa - thông tin, truyền thanh, thể thao được chỉ đạo và thực hiện tốt, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư. Thực hiện tốt công tác tổ chức lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ vẫn được duy trì và lưu truyền, giữ gìn được bản sắc văn hóa.

c. Lao động việc làm chính sách xã hội

Chương trình lao động việc làm, giảm nghèo được quan tâm chú trọng, đã giải quyết việc làm mới cho 1.555 lao động đạt 100,30% so với kế hoạch. Số lao động qua đào tạo 1200 lao động, đạt 77,4% so với kế hoạch.

d. Y tế, Dân số - kế hoạch hóa gia đình, hoạt động nhân đạo

Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường được đảm bảo, tổ chức tiêm các loại vacxin đúng quy định, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đạt 100%. Thường xuyên kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Hạ Hoà là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện, địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan, ban ngành, trụ sở huyện uỷ, UBND huyện, nằm sát bờ sông Hồng, qua cầu Hạ Hoà tới quốc lộ 32C nối Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai.

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Các khu dân cư nông thôn trên địa bàn 32 xã, gồm 283 khu hành chính, phân bố không đồng đều, tập trung nhiều hơn ở khu trung tâm các xã, khu vực đồng bằng, dọc theo các trục đường giao thông. Các khu dân cư nông thôn nhìn chung có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, cơ bản phân bố tương đối hợp lý theo điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế từng vùng.

4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông

Bảng 4.4. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ huyện Hạ Hoà

Tên loại đường Số

tuyến Tổng chiều dài (km) Cấp kỹ thuật Mặt đường Quốc lộ 2 27,5 IV Nhựa Đường tỉnh 7 86,8 V – VI Nhựa + ĐDLN + Cấp phối

Đường huyện 13 102,6 GTNT A ĐDLN + Cấp phối

Đường liên xã 15 154,0 GTNT A-B Đất

Đường liên thôn xóm 501 562,0 GTNT B Đất

Đường ra đồng, lên

đồi 325 499,0 Đất

Đường nội thị 17 33,4 BTXM + Đất

Tổng cộng 1465,3

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Hạ Hòa (2015)

- Đường bộ: Trên địa bàn huyện có gần 1500 km đường bộ gồm 2 tuyến quốc lộ, 7 tuyến đường tỉnh, 13 tuyến đường huyện, 15 tuyến đường liên xã, 501 tuyến đường liên thôn xóm, 325 tuyến đường nội đồng, đường lên đồi, 17 tuyến đường nội thị.

- Đường thuỷ: Sông Hồng là tuyến giao thông thuỷ quan trọng nhất, từ tỉnh Yên Bái chảy qua địa phận huyện với chiều dài 31,5km.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội đi Lào Cai chạy qua 12 xã, thị trấn thuộc địa phận Hạ Hoà có chiều dài 27,5km, có 2 ga (ga Ấm Thượng, ga Đan Thượng). Đường sắt đã tạo nhiều thuận lợi cho nhân dân đi lại, lưu thông hàng hoá nông sản.

b. Thuỷ lợi

Hệ thống các công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hạ Hoà, tương đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho sản xuất nông lâm nhiệp, cùng các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Nhìn chung, hệ thống tưới, tiêu của huyện hiện nay đã được đầu tư cải tạo nâng cấp, tăng khả năng phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là diện tích trồng lúa.

c. Năng lượng

Mạng lưới điện trên địa bàn huyện hiện có hệ thống đường dây cao thế, trung thế, hạ thế và 140 trạm biến áp các loại, đang từng bước được cải tạo nâng cấp, thay thế, xây dựng mới. Những năm vừa qua ngành điện đã tập trung đầu tư

các công trình trọng điểm về lưới điện, đến nay 100% xã có điện lưới quốc gia, 100% các khu dân cư có điện lưới, điện năng cung cấp đạt trên 500 KWh/người/năm.

d. Bưu chính viễn thông

Hệ thống Bưu chính viễn thông của huyện trong những năm qua đã từng bước phát triển. Đến nay trên địa bàn có 1 bưu điện huyện, 33/33 xã đã có bưu điện văn hoá xã. Hoạt động của hệ thống bưu điện đã hình thành mạng lưới trao đổi thông tin rộng khắp, trong đó đáng kể nhất là sự xuất hiện của mạng lưới internet tới các điểm bưu điện cấp huyện. Số máy điện thoại cố định toàn huyện hiện có là 17614 máy, bình quân số máy điện thoại đạt 35 máy/100 dân (điện thoại cố định). Hiện nay sóng di động với các dịch vụ cung cấp của VNPT, Viettel… đã được phủ sóng đến 33/33 xã, thị trấn.

e. Văn hoá - Thể dục thể thao

Hoạt động văn hoá - thể dục, thể thao trong những năm qua có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng kể, được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng nếp sống văn minh được coi trọng, có nhiều bước phát triển tích cực; hàng năm việc bình xét xếp loại khu dân cư, cơ quan đơn vị, gia đình văn hoá đều được duy trì thường xuyên, chặt chẽ, kết quả có 68-70% các khu dân cư, 70-75% gia đình đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hoá.

f. Y tế

Hệ thống y tế huyện Hạ Hoà hiện có 37 đơn vị y tế, gồm: 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 phòng khám đa khoa, 01 trung tâm y tế, 01 trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình, 33 trạm y tế xã. Cơ sở vật chất bệnh viện đa khoa và các trạm y tế được tăng cường đầu tư, phong trào xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, thị trấn được triển khai tích cực.

Lực lượng cán bộ y tế thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và y đức.

g. Giáo dục - Đào tạo

Đảm bảo ổn định về quy mô trường, lớp, học sinh, hệ thống trường lớp từ Mầm non đến THCS ổn định phát triển hợp lý, toàn huyện hiện có 88 trường (33 trường Mầm non, 33 trường Tiểu học, 21 trường THCS, 1 trường TH & THCS).

Cơ sở vật chất các trường học được quan tâm, đầu tư xây dựng, đã có 85,80% phòng học kiên cố. Công tác xây dựng trường đạt quốc gia thực hiện đúng kế hoạch, hiện tại toàn huyện có 45 trường đạt chuẩn quốc gia (10 trường Mầm non, 07 trường THCS, 03 trường THPT).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)