Sử dụng phần mềm Microstation để xử lý, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất phân lớp các đối tượng bản đồ theo nhóm các đối tượng sau: giao thông (đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ); thủy hệ (sông, suối, kênh, mương,...); biên giới địa giới (ranh giới xã); địa danh (điểm dân cư, điểm kinh tế xã hội,..); quy hoạch (khoanh đất quy hoạch).
Tiến hành sử dụng phần mềm ArcGIS Deskop của hệ thống thông tin địa lý (GIS) để chuẩn hóa, xử lý biên tập và xây dựng cơ sở dữ liệu không gian trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hạ Hòa. Sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu không gian, bảng thuộc tính chứa đựng các dữ liệu đơn giản như: mã loại đất, diện tích,...Tiến hành chuyển dữ liệu thuộc tính sang quản lý bằng file Excel để nhập thêm các trường thông tin thuộc tính khác sau đó kết nối lại với dữ liệu không gian thông qua một trường chứa mã địa chỉ liên kết giữa bảng thuộc tính trên phần mềm ArcGIS deskop và file dữ liệu Excel. Để toàn bộ cơ sở dữ liệu sau khi xây dựng có thể đưa lên WebGIS và lưu trữ trực tuyến ta cần phải chuyển đổi dữ liệu từ hệ tọa độ VN2000 sang hệ tọa độ quốc tế WGS1984 theo một công thức chuyển được thiết lập trên các ứng dụng chuyển đổi hệ tọa độ trên ArcGIS.
Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất sau khi được xây dựng hoàn thiện trên phần mềm ArcGIS bao gồm cơ sở dữ liệu không gian, cơ sở dữ liệu thuộc tính phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.
3.5.4. Phương pháp WebGIS
Sau khi cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất được xây dựng hoàn thành trên phần mềm ArcGIS Deskop 10.3 sẽ được chia sẻ trên ứng dụng ArcGIS online thông qua đăng nhập tài khoản dùng thử tại trang web http://arcGIS.com. Đây là phần mềm miễn phí cho mỗi cá nhân để xây dựng, quản lý, biên tập, chia sẻ dữ liệu thông tin với các đối tượng khác cũng như sử dụng các nguồn thông tin, dữ liệu được chia sẻ bởi ERSI với những người sử dụng GIS trên thế giới.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HẠ HÒA 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì khoảng 70 km. Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái; - Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập; - Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê;
- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba.
Huyện Hạ Hòa có tổng diện tích tự nhiên 34.146,65 ha, gồm có 33 đơn vị hành chính (32 xã, 01 thị trấn). Huyện có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70, các tuyến đường Tỉnh lộ: ĐT314, ĐT320 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Hạ Hòa 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình chung thấp đần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng
đồi núi cao phía Tây Bắc giáp (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc giáp (huyện Đoan Hùng). Các triền Núi Ông, Núi Văn, Núi Tiêu Phong, Núi Kìm, Núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn Sông Hồng. Các dãy Núi Gò Ngang, Núi Buộm, Núi Sơn Nhiễu, Núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía Tả ngạn Sông Hồng.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Lượng mưa trung bình (R): 1367,1mm/năm.
- Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8000 - 8200ᵒC. - Nhiệt độ trung bình (T) 23,4ᵒc.
- Độ ẩm trung bình 85,6%.
Nhìn chung, khí hậu huyện Hạ Hoà phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều cây trồng, vật nuôi, nhất là cây lâu năm và gia súc. Tuy nhiên do lượng mưa nhiều lại tập chủ yếu vào mùa hạ (70%) nên hàng năm thường xảy ra lũ, úng ở mức độ khác nhau gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, gìn giữ cảnh quan môi trường và đời sống của nhân dân.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đáng kể nhất là Sông Hồng và các chi lưu của nó như: Ngòi Lao, Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lửa Việt,..
Các Hồ, Đầm có diện tích khoảng 2000ha, trong đó một số đầm Lớn như: Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Láng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Hồ Lăng Thượng, Hồ Hàm Kỳ, Đầm Chì, Đầm Móng Hội, Đầm Thanh Ba… là những nơi dự trữ, cung cấp nước tưới và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Theo kết quả công tác đánh giá phân hạng đất huyện Hạ Hòa, đất đai của huyện gồm 5 loại chính sau:
Bảng 4.11 Các loại đất của huyện Hạ Hoà
STT Loại đất Diện tích(ha) Cơ cấu (%)
1 Đất Phù sa 5.972,05 17,48
2 Đất Glây 4.731,46 13,85
3 Đất Xám 21.783,55 63,79
4 Đất Đỏ 672,47 1,96
5 Đất tầng mỏng 987,12 2,89
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hoà (2015) b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước Ngầm: lưu lượng khá, chất lượng nước đảm bảo sinh hoạt, nhưng phân bố nước ngầm không đều, những vùng núi, vùng đồi cao xa Sông Hồng thường có trữ lượng và lưu lượng thấp.
- Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn huyện là 2043,52ha, tập chung chủ yếu ở các con sông, suối và các hồ đập. Trên địa bàn huyện có sông lớn là sông Hồng và một số ngòi lớn như Ngòi Lao, Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lửa Việt các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về mùa mưa. Ngoài ra còn có các hệ thống các hồ đầm lớn nhỏ như đầm Chính Công, đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Làng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Đầm Chì, Đầm Vân Hội... rất quan trọng, cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch sinh thái.
c. Tài nguyên rừng
Hiện trạng năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp của huyện Hạ Hoà là 13.328,90 ha, chiếm 7,81% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.
Rừng sản xuất có diện tích là 11.368,21 ha, tập trung nhiều ở các xã phía Đông Bắc của huyện, chủ yếu được trồng các cây nguyên liệu giấy, chất lượng rừng khá tốt và ngày càng phát triển. Rừng phòng hộ có diện tích là 1.290,69 ha, phân bố chủ yếu ở các khu vực có đồi, núi cao ở phía đầu nguồn sông, suối; giữ vị trí rất quan trọng. Rừng đặc dụng có diện tích là 670,000 ha, chủ yếu là rừng trồng đặc dụng, tập trung ở khu vực Núi Nả, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
d. Tài nguyên khoáng sản
Bảng 4.2. Số liệu tài nguyên khoáng sản huyện Hạ Hoà Số
TT
Loại
khoáng sản Trữ lượng(tấn) Điểm mỏ Thuộc xã
1 Sắt 460 625 Núi Tiêu Vô Tranh
2 Than bùn 120 000 Dốc Bở Hà Lương
3 Quarzit 6000 000 Gia Điền Gia Điền
4 Kaolin Phương Viên Phương Viên
5 Kaolin 87 840 Hà Lương Hà Lương
6 Kaolin 100 310 Hương Xạ Hương Xạ
7 Fenspat Khu12 Yên Kỳ
8 Fenspat Dốc Kẻo Hương Xạ
9 Graphit 114 325 Ấm Hạ Ấm Hạ
10 Graphit 336 898 Hương Xạ Hương Xạ
11 Corindon-Spmel 9709kg(Crd)-297kg(Sp) Ấm Hạ Ấm Hạ
12 Đá vôi xây dựng Yên Luật Yên Luật
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hòa (2015)
Các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện hầu hết chưa được điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng và chất lượng. Qua thăm dò ước tính trữ lượng và chất lượng các mỏ này đều ở mức trung bình và nhỏ, tuy nhiên đây là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần phát triển kinh tế của huyện.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015, một số chỉ tiêu kinh tế năm 2015 của huyện Hạ Hòa đạt được như sau:
* Tổng giá trị sản xuất ước đạt: 1.287,205 triệu đồng, đạt 100,2% so với kế hoạch tăng 6,65% so với cùng kỳ.
* Cơ cấu kinh tế:
- Nông lâm nghiệp, thủy sản: 47,4%.
- Công nghiệp - TTCN và xây dựng: 13,4%. - Thương mại dịch vụ du lịch: 39,2%.
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 9,6
2 Tổng giá trị sản xuất Tr đồng 1.287,205
+ Nông lâm nghiệp, thủy sản Tr đồng 597,591
+ Công nghiệp và TTCN Tr đồng 160,124
+ Thương mại, dịch vụ Tr đồng 529,490
3 Cơ cấu kinh tế % 100,00
+ Nông lâm nghiệp, thủy sản % 47,04
+ Công nghiệp và TTCN % 13,04
+ Thương mại, dịch vụ % 39,2
4 Tổng sản lượng lương thực Tấn 45.825
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hòa (2015)
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng; giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm – thủy sản; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ tăng dần.
Mặc dù có sự chuyển dịch tích cực nhưng cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và các ngành dịch vụ tuy có tốc độ phát triển cao nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội huyện Hạ Hòa a. Khu vực kinh tế nông - lâm - nghiệp
Nền nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
b.Về trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm: 11.489,4 ha, đạt 98,90% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 45.825 tấn, đạt 98,50% so với kế hoạch.
c. Chăn nuôi thủy sản
Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y luôn được huyện quan tâm, kiểm tra, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, giám sát
việc kiểm tra đồng ruộng, kiểm tra cây trồng, vật nuôi, phát hiện tình hình sâu, bệnh kịp thời. Công tác triển khai kế hoạch phun khử trùng tiêu độc, tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn được triển khai tích cực. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1.922,00 ha. Sản lượng thủy sản đánh bắt, khai thác 7.650 tấn, đạt 102,00% so với kế hoạch.
d. Phát triển lâm nghiệp
Công tác trồng rừng được quan tâm chỉ đạo tích cực, nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng. Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung là 62.265,00 ha. Sản phẩm khai thác từ rừng đa dạng như gỗ, tre nứa, vầu, hóp, lá cọ, song mây, măng tươi, mộc nhĩ, nấm hương,... sản lượng ngày càng tăng.
4.1.2.3. Thực trạng về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tư xây dựng
a. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong năm 2015 gặp khó khăn do sức mua của thị trường yếu. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, duy trì các ngành nghề trong nông thôn phát triển ổn định với một số sản phẩm như gạch xây dựng: 40,54 triệu viên, chè khô các loại: 6.336 tấn, chế biến gỗ, xay sát lương thực, gia công đồ sắt,…
b. Đầu tư xây dựng, giao thông vận tải
Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng được tăng cường, chủ động linh hoạt lồng ghép các chương trình, nguồn vốn. Trong năm 2015 thực hiện được 102 dự án với tổng số vốn đầu tư huy động từ ngân sách nhà nước các cấp là 1.650 tỷ đồng.
c. Ngành thương mại, dịch vụ
Dịch vụ thương mại có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế chung của huyện Hạ Hoà. Thị trường giá cả các mặt hàng ổn định, đảm bảo tiêu dùng phục vụ nhu cầu của nhân dân. Một số loại hình tiếp tục phát triển như thông tin, truyền thông, vận tải, văn hóa, dịch vụ phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
4.1.2.4. Thực trạng về văn hóa - xã hội a. Về giáo dục đào tạo
Đảm bảo ổn định về quy mô trường, lớp, học sinh, hệ thống trường lớp từ Mầm non đến THCS ổn định phát triển hợp lý, toàn huyện hiện có 88
trường (33 trường Mầm non, 33 trường Tiểu học, 21 trường THCS, 1 trường TH & THCS).
b. Về văn hóa thông tin, truyền thanh:
Công tác văn hóa - thông tin, truyền thanh, thể thao được chỉ đạo và thực hiện tốt, vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư. Thực hiện tốt công tác tổ chức lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ vẫn được duy trì và lưu truyền, giữ gìn được bản sắc văn hóa.
c. Lao động việc làm chính sách xã hội
Chương trình lao động việc làm, giảm nghèo được quan tâm chú trọng, đã giải quyết việc làm mới cho 1.555 lao động đạt 100,30% so với kế hoạch. Số lao động qua đào tạo 1200 lao động, đạt 77,4% so với kế hoạch.
d. Y tế, Dân số - kế hoạch hóa gia đình, hoạt động nhân đạo
Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường được đảm bảo, tổ chức tiêm các loại vacxin đúng quy định, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đạt 100%. Thường xuyên kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện.
4.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị
Thị trấn Hạ Hoà là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện, địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan, ban ngành, trụ sở huyện uỷ, UBND huyện, nằm sát bờ sông Hồng, qua cầu Hạ Hoà tới quốc lộ 32C nối Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai.
b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư nông thôn trên địa bàn 32 xã, gồm 283 khu hành chính, phân bố không đồng đều, tập trung nhiều hơn ở khu trung tâm các xã, khu vực đồng bằng, dọc theo các trục đường giao thông. Các khu dân cư nông thôn nhìn chung có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, cơ bản phân bố tương đối hợp lý theo điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế từng vùng.
4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Giao thông
Bảng 4.4. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ huyện Hạ Hoà
Tên loại đường Số
tuyến Tổng chiều dài (km) Cấp kỹ thuật Mặt đường Quốc lộ 2 27,5 IV Nhựa Đường tỉnh 7 86,8 V – VI Nhựa + ĐDLN + Cấp phối
Đường huyện 13 102,6 GTNT A ĐDLN + Cấp phối
Đường liên xã 15 154,0 GTNT A-B Đất
Đường liên thôn xóm 501 562,0 GTNT B Đất
Đường ra đồng, lên
đồi 325 499,0 Đất
Đường nội thị 17 33,4 BTXM + Đất
Tổng cộng 1465,3
Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Hạ Hòa (2015)
- Đường bộ: Trên địa bàn huyện có gần 1500 km đường bộ gồm 2 tuyến quốc lộ, 7 tuyến đường tỉnh, 13 tuyến đường huyện, 15 tuyến đường liên xã, 501 tuyến đường liên thôn xóm, 325 tuyến đường nội đồng, đường lên đồi, 17 tuyến đường nội thị.
- Đường thuỷ: Sông Hồng là tuyến giao thông thuỷ quan trọng nhất, từ tỉnh Yên Bái chảy qua địa phận huyện với chiều dài 31,5km.