Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 51)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hạ Hòa

4.1.3.1. Thuận lợi, lợi thế

Huyện Hạ Hoà có vị trí địa lý khá thuận lợi là cửa ngõ của tỉnh, trong hành lang kinh tế Đông - Tây, giáp ranh với tỉnh Yên Bái, có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua, (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt); có nhiều thế mạnh phát triển thương mại trao đổi hàng hoá với các huyện trong tỉnh, cũng như với các huyện thuộc tỉnh giáp ranh.

Lượng mưa hàng năm nhiều, khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho phát triển nhiều tiểu vùng sản xuất nông nghiệp đặc thù với nhiều loại cây trồng vật nuôi có thế mạnh. Hệ thống sông, ngòi phong phú, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Có nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng khá lớn, nhất là đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho việc mở rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, y tế phục vụ nhu cầu người dân trong huyện. Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, có một số loại khoáng sản có trữ lượng khá như Kaolin, Fenspat..tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

Tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch, đặc biệt với lợi thế phát triển du lịch cả du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử, có đền Mẫu Âu Cơ, đầm Ao Châu, khu Ao Giời - Suối Tiên… diện tích khu vực có tiềm năng lớn, chưa được quy hoạch chi tiết, địa hình đa dạng có điều kiện kết nối với nhiều khu vực triển vọng thực sự quan trọng cho việc phát triển ngành du lịch của huyện trong những năm tới.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của xã hội, kinh tế huyện Hạ Hoà đã có những bước tăng trưởng tích cực. Kinh tế của huyện đã có sự phát triển khá cao, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực có xu hướng tăng lên qua các năm. Cơ cấu kinh tế của huyện bước đầu đã có sự dịch chuyển theo xu thế tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu thế giảm xuống.

Nguồn lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù lao động cho phép huyện Hạ Hoà có thể sử dụng vào các hoạt động phát triển kinh tế để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá trong những năm tới.

Trên địa bàn huyện có cộng đồng các dân tộc sinh sống, với nhiều bản sắc văn hoá đặc trưng, trong những năm qua đời sống tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc.

4.1.3.2. Những thách thức, hạn chế

Hạ Hoà là huyện miền núi nghèo, địa hình bị chia cắt, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.

Địa hình phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiên tai như: lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống sông suối chảy qua địa bàn huyện, ngoài lợi thế cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất còn gây không ít khó khăn đặc biệt là hiện tượng lũ lụt, gây sạt lở xẩy ra thường xuyên vào mùa mưa hàng năm.

Tiềm năng đất đai của huyện tuy lớn, nhưng do chế độ canh tác chưa hợp lý nên còn có khu vực đất bị rửa trôi, xói mòn, làm giảm độ phì của đất; mặt bằng cho phát triển công nghiệp, du lịch, đô thị với quy mô lớn là khó khăn và một phần quỹ đất nằm trong cơ chế quản lý nghiêm ngặt (đất an ninh - quốc phòng), quỹ đất có khả năng đầu tư chuyển đổi ít.

Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang tính tự phát, tự túc; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác chưa cao; các ngành dịch vụ phục vụ nông lâm nghiệp chưa phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ còn chưa đồng đều, còn chủ yếu tập trung vào thương mại; du lịch và các loại hình phục vụ đời sống, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ chưa phát triển. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ và manh mún.

Cơ sở hạ tầng của huyện Hạ Hoà nhìn chung chưa phát triển còn cần đầu tư nhiều, như giao thông, thuỷ lợi, trụ sở làm việc, nhà văn hoá, hệ thống y tế, chợ; hệ thống lưới điện, truyền thông công cộng, các phương tiện nghe nhìn chủ yếu vẫn tập trung tại trung tâm; vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu thốn.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN HẠ HÒA 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Trong những năm qua huyện Hạ Hoà đã rất chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; mở các hội nghị triển khai, học tập luật đất đai cho các đơn vị hành chính (Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998, năm 2001, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013); tổ chức nhiều lớp tập huấn phổ biến các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn, quyết định, kế hoạch thực hiện của Bộ Tài nguyên và môi trường và của UBND tỉnh Phú Thọ, nhằm giáo dục tuyên truyền các chính sách liên quan đến đất đai (công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường tái định cư và giải phóng mặt bằng, giá đất, quy hoạch sử dụng đất...).

Trên cơ sở tuân thủ các quy định, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh Phú Thọ, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hoà đã có nhiều chuyển biến tích cực đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Các mặt công tác địa chính như đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh tra, giải quyết khiếu tố, khiếu nại được đầu tư và thu được nhiều kết quả.

Cùng với sự hoàn thiện dần của các văn bản pháp luật về đất đai và hệ thống cơ quan quản lý về đất đai cũng được cải thiện. Huyện Hạ Hòa trong thời gian qua đã thực hiện tốt các luật và văn bản do nhà nước, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành trong thời gian qua.

Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính: Ngoài huyện Hạ Hòa là đã có hệ thống bản đồ đại chính hoàn thiện và đo mới năm 1993, còn lại vẫn sử dụng hệ thống bản đồ cũ, bị sai lệch nhiều so với hiện trạng. Năm 2015, các huyện tiến hành đo đạc lại bản đồ địa chính để đảm bảo chính xác so với thực trạng và thuận lợi trong quá trình quản lý, sử dụng.

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2020 và kế hoạch sử dụng đất ở cả cấp huyện và cấp xã được triển khai khá đồng bộ. Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các ngành và các cấp có thẩm quyền, các xã, thị trấn và huyện tiến hành triển khai kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, đã đạt kết quả tốt và đúng thời gian quy định nhằm phân bổ kịp thời đất đai cho các mục đích, đối tượng sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Công tác thống kê đất đai, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng quy định pháp luật. Thống kê theo định kỳ hàng năm , kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Năm 2014 huyện đã thực hiện việc tổng kiểm kê đất đai theo thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Thủ tướng Chính phủ, công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.

Về thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai như thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất, tiền thuê đất… được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của pháp luật… Hàng năm huyện đã áp dụng khung giá các loại đất của UBND tỉnh quy định áp dụng trên địa bàn toàn huyện, làm cơ sở để thu tiền khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, đền bù khi nhà nước thu hồi đất và áp tính thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Trong những năm gần đây, huyện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Chỉ đạo đưa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai vào kế hoạch hoạt động của hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật trên địa bàn toàn huyện. Chỉ đạo ký kết giao ước thực hiện phổ biến giáo dục Pháp luật đất đai với các cấp và các tổ chức vận động quần chúng.

Việc quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai gặp nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về nhà đất.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ 4.2.2.1. Diện tích phân theo các đơn vị hành chính

Quỹ đất tự nhiên của huyện có 34.146,65 ha gồm 33 đơn vị hành chính phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính cấp xã. Đơn vị có diện tích lớn nhất là xã Vô Tranh: 2.500,59 ha , nhỏ nhất là xã Vụ Cầu: 226,94 ha.

Bảng 4.5. Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2015 TT Đơn vị TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 TT Hạ Hòa 1.027,64 3,01 17 Y Sơn 787,17 2,31 2 Đại Phạm 2.182,85 6,39 18 Hương Xạ 1.531.60 4,49 3 Hậu Bổng 634,68 1,89 19 Cáo Điền 598,96 1,75 4 Đan Hà 600,14 1,76 20 Xuân Áng 2.471,84 7,24 5 Hà Lương 1.051,51 3,08 21 Yên Kỳ 1.507,43 4,41 6 Lệnh Khanh 1.000,88 2,93 22 Chuế Lưu 1.118,68 3,28 7 Phụ Khánh 1.047,80 4,12 23 Minh Hạc 527,40 1,54 8 Liên Phương 431,90 1,21 24 Lang Sơn 898,53 2,63 9 Đan Thượng 325,94 0,95 25 Bằng Gia 836,53 2,45 10 Hiền Lương 712,82 2,09 26 Yên Luật 701,51 2,05 11 Động Lâm 760,20 2,23 27 Vô Tranh 2.500,59 7,32 12 Lâm Lợi 930,42 2,72 28 Văn Lang 1.092,12 3,20 13 Phương Viên 1.006,12 2,95 29 Chính Công 731,84 2,09 14 Gia Điền 1.299,61 3,81 30 Minh Côi 977,33 2,86 15 Ấm Hạ 1.267,73 3,71 31 Vĩnh Chân 579,83 1,70 16 Quân Khê 2.141,40 6,27 32 Mai Tùng 304,21 0,89

17 Y Sơn 787,17 2,31 33 Vụ Cầu 226,94 0,66

Nguồn: UBND huyện Hạ Hòa (2015) 4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng

Tính đến 31/12/2015, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 34.146,65 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 27.931,41 ha chiếm 81,80% diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 6.054,10 ha chiếm 17,73% diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 161,15 ha chiếm 3,01% diện tích đất tự nhiên. * Đất nông nghiệp

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hạ Hòa được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hạ Hòa năm 2015 TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG MÃ TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG MÃ HTSDĐ năm 2015 Diện tích (ha) So với tổng diện tích TN (%) So với đất N.nghiệp (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 27.854,23 81,57 100,00 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.949,42 14,49 17,8 Trong đó: Đất chuyên trồng

lúa nước LUC 3.608,45 10,57 12,97

1.2.1 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.295,07 3,79 4,66 1.3.1 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.140,97 20,91 25,64 1.2.1 Đất rừng phòng hộ RPH 1.290,70 3,78 4,62 1.2.2. Đất rừng đặc dụng RDD 670,00 1,96 2,40 1.2.3. Đất rừng sản xuất RSX 11.333,32 33,19 40,70

1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.162,69 3,40 4,16 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 12,06 0,04 0,02

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hòa (2015)

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, quỹ đất sử dụng trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 13.434,77ha chiếm 48,10% quỹ đất nông nghiệp và bằng 39,32% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện gồm các loại đất: Đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 1.163,24ha chiếm 4,16% quỹ đất nông nghiệp và bằng 3,41% so với tổng diện tich đất tự nhiên toàn huyện.

- Đất nông nghiệp khác: Diện tích 4,50ha chiếm 0,02% quỹ đất nông nghiệp và bằng 0,01% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Việc sử dụng đất đai bước đầu được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất về hiện trạng sử dụng đất của huyện. Về cơ bản, diện tích đất đã giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Nhiều lô đất giao vẫn chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng với tiến độ trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn.

* Đất phi nông nghiệp

Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Hạ Hòa năm 2015 TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG MÃ TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG MÃ HT SDĐ năm 2015 Diện tích (ha) So với tổng diện tích TN (%) So với đất Phi N.nghiệp (%) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.131,67 17,96 112,97

2.1 Đất quốc phòng CQP 248,76 0,73 4,11

2.2 Đất an ninh CAN 393,24 1,15 6,50

2.1.1 Đất thương mại dịch vụ TMD 3,79 0,01 0,06

2.1.2 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 23,29 0,07 0,38

2.1.3 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 12,01 0,04 0,20

2.1.4 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp huyện DHT 2.186,57 6,40 34,87

2.1.5 Đất có di tích lịch sử văn hóa DDT 5,81 0,02 0,12

2.1.6 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 1,77 0,01 0,03

2.1.7 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 13,87 0,04 0,23

2.1.8 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 5,67 0,02 0,09

2.1.9 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 19,45 0,06 0,32

2.1.10 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 16,28 0,05 0,26

2.2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 701,92 2,06 11,52

2.2.2 Đất ở tại đô thị ODT 28,31 0,08 0,47

2.3 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 96,08 0,28 1,59

2.4 Đất cơ sở tôn giáo TON 13,36 0,04 0,24

2.5 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 6,43 0,02 0,11

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.542,30 4,52 25,48

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 811,14 2,38 13,40

- Đất ở: Diện tích 725,96 ha, chiếm 2,13% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó: đất ở đô thị có diện tích 28,59 ha và đất ở nông thôn có diện tích 697,37 ha.

- Đất chuyên dùng: Diện tích 2.855,98 ha, chiếm 8,36% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện bao gồm các loại đất quốc phòng ; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất khu chế xuất; đất cụm công nghiệp; đất thương mại dịch vụ, đất xây dựng, mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp huyện; đất danh lam thắng cảnh; đất có di tích lịch sử văn hóa; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất xây dựng trụ sở cơ quan sự nghiệp;…

- Đất cơ sở tín ngưỡng: Diện tích 6,43 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và bằng 0,24% so với diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất cơ sở tôn giáo: Diện tích 14,57 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và bằng 0,11% so với diện tích đất phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)