Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 04 xã ven biển, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 36)

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu đo; các điểm tọa độ và độ cao Nhà nước trong khu đo; tư liệu bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho công tác thiết kế lưới địa chính trên khu vực đo thuộc cụm 4 xã ven biển.

3.5.2. Phương pháp thiết kế lưới

Căn cứ các loại tư liệu bản đồ và các điểm khống chế cấp cao hơn đã có trên khu vực đo, tiến hành khảo sát thực địa và thiết kế phương án tổ chức lưới khống chế địa chính phủ trùm trên diện tích 4 xã. Trên cơ sở thiết kế sẽ lựa chọn phương án tối ưu để thi công đo ngoài thực địa.

3.5.3. Phương pháp thi công lưới địa chính

Phương pháp thi công xây dựng lưới địa chính phải đảm bảo tuân thủ theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm các nội dung công việc: Thiết kế lưới, chọn điểm, đổ, chôn mốc; đo đạc các yếu tố trong lưới bằng phương pháp đo GPS tĩnh.

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu đo

Sau khi đo GPS tiến hành trút số liệu bằng modul Data Transfer, số liệu sau khi trút có định dạng *.DAT.

Việc xử lý số liệu đo được thực hiện bằng phần mềm Compass của hãng Huace X20 phát triển; Biên tập 7 bảng GPS từ tọa độ sử dụng phần mềm DPSurvey 2.8.

3.5.5. Phương pháp kiểm tra lưới

Phương pháp này rất quan trọng, việc kiểm tra lưới được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 06 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm các hạng mục công việc: kiểm tra kích thước mốc, quy cách mốc, công tác nghiệm thu kết quả đo.

3.5.6. Phương pháp phân tích, so sánh

Trên cơ sở kết quả công tác ứng dụng công nghệ GPS để xây dựng lưới địa chính cho cụm 04 xã: Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lộc và Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá độ chính xác lưới GPS đã xây dựng với các quy định thành lập bản đồ địa chính được quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỤM 04 XÃ VEN BIỂN, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA BIỂN, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phạm vi khu đo gồm 04 xã: Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lộc và Quảng Thái nằm trong khoảng kinh, vĩ độ như sau:

- Từ 19o 39’01” đến 19o 42’54” vĩ độ Bắc. - Từ 105o 47’42” đến 105o 51’00” kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Quảng Giao, Quảng Đại, huyện Quảng Xương. - Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Tây Bắc giáp xã Quảng Nhân, Quảng Bình, huyện Quảng Xương. - Phía Tây Nam giáp xã Quảng Lĩnh, huyện Quảng Xương.

- Phía Nam giáp xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương.

Nguồn: UBND huyện Quảng Xương (2015)

4.1.1.2. Địa hình, giao thông, thủy hệ

a. Địa hình

Cụm 04 xã ven biển gồm: Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lộc và Quảng Thái, huyện Quảng Xương có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính:

- Dạng địa hình đồng bằng: bên bờ trái hệ thống sông Rào, địa hình khá bằng phẳng; độ cao trùng bình từ 1,3 m đến 4,8 m so với mực nước biển với các thành tạo aluvi - biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.

- Dạng địa hình cồn cát ven biển: Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 0,9 m đến 6,9 m đối với các thành tạo biển - gió phân bố thành dải dọc bờ biển và song song với bờ biển.

b. Giao thông

Trong phạm vi cụm 04 xã ven biển huyện Quảng Xương có rất nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như: đường Quốc phòng, đường tỉnh lộ 511, đường Nhân Hải, …tạo cho khu vực có vị thế hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại.

c. Thủy hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụm 04 xã ven biển, huyện Quảng Xương có một hệ thống sông, kênh rạch và ao hồ rất phong phú, gồm:

- Sông Rào theo chiều từ Bắc xuống Nam cắt ngang phần lãnh thổ cụm 04 xã và có chức năng thoát nước cho toàn bộ diện tích phần phía Đông.

- Sông Chìm theo chiều từ Tây Bắc xuống phía Nam nối với sông Lý và sông Hồng Bình là nguồn cung cấp nước sản xuất nông nghiệp chính cho toàn vùng.

- Hệ thống kênh lớn gồm: kênh Lĩnh Khê, kênh Nhân Bình, kênh 30, kênh Bắc, kênh B37…có nhiệm vụ cung cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho toàn vùng.

Ngoài ra trong vùng còn có nhiều ao, hồ lớn, nhỏ có nhiệm vụ tích trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho dân cư trong vùng.

4.1.1.3. Điều kiện tự nhiên của khu đo

a. Khí tượng

Theo số liệu điều tra theo dõi khí tượng nhiều năm cho thấy, khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt;

mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh, mưa ít. Mùa nóng từ tháng 4 tới tháng 10 và trùng vào mùa mưa, mùa lạnh từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau và trùng vào mùa khô

Nhiệt độ không khí trung bình năm đạt 23 - 240C, về mùa hè đạt 25 - 290C, về mùa đông đạt 18 - 200C.

Lượng mưa trung bình năm trong khoảng 1.600 - 2.300 mm, mỗi năm có khoảng 90 - 130 ngày mưa. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Các tháng mưa nhiều là tháng 8, 9, 10. Mùa mưa tập trung đến 60 - 80 % lượng mưa của cả năm. Độ ẩm tương đối 85 - 87%, số giờ nắng bình quân 1.600 - 1.800 giờ, tổng lượng bức xạ 110 - 120 Kcal/cm2. Về mùa đông, hướng gió thịnh hành là Tây Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió Đông và Đông Nam.

Mỗi năm trung bình có 10,6 ngày có sương mù, sương mù xuất hiện vào các tháng mùa đông, tháng 3 là tháng có nhiều ngày sương mù nhất trong năm (từ 3 - 9 ngày). Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế, trong năm có 2,6 ngày có tầm nhìn xa dưới 1 km; 31,5 ngày có tầm nhìn xa 1 - 10 km và 330,9 ngày có tầm nhìn xa trên 10 km.

Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: Gió đông bắc khô lạnh thổi về mùa đông, gió đông nam thổi về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều. Các tháng 4, 5 và tháng 6 thỉnh thoảng có xuất hiện gió khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất.

b. Thực phủ

Đặc điểm chung thực phủ của khu vực là cây bụi thấp (rừng phi lao chắn sóng ven biển, bụi dứa, bụi gai), một số cây nông nghiệp xen lẫn trong khu dân cư (dừa, ổi…) và cây nông nghiệp ngắn ngày (lúa, ngô, đậu, lạc, khoai…), ngoài ra còn có một số cây công nghiệp xen lẫn trong khu dân cư.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội

a. Đặc điểm về dân cư

- Xã Quảng Hải: gồm 10 thôn với 2.120 hộ và 8.424 nhân khẩu. - Xã Quảng Lưu: gồm 16 thôn với 1.905 hộ và 7.615 nhân khẩu. - Xã Quảng Lộc: gồm 08 thôn với 1.678 hộ và 6.682 nhân khẩu. - Xã Quảng Thái: gồm 10 thôn với 2.250 hộ và 8.982 nhân khẩu.

Kinh tế của cụm 04 xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

Ngành công nghiệp và ngành nghề thủ công chưa phát triển, dịch vụ thương mại, buôn bán tập trung chủ yếu ở trung tâm xã và dọc hai bên đường giao thông. Hệ thống trường, trạm y tế trong khu đo đã được xây dựng kiên cố, khang trang sạch đẹp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được chú trọng, thực hiện.

b. Về tình hình về an ninh trật tự

Trong khu vực vẫn còn có những vụ tranh chấp về đất đai nhưng không lớn, có thể giải quyết bằng hoà giải. Nhìn chung người dân ở đây chấp hành tốt chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Tình hình an ninh, trật tự xã hội ổn định.

c. Đánh giá chung

Với điều kiện tự nhiên, địa hình, giao thông, thủy hệ bị che cắt bởi hệ thống ao, hồ, sông, cồn cát và bị che phủ bởi thực phủ..., để tiến hành lập lưới GPS cho cụm 04 xã: Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lộc, Quảng Thái nên thiết kế đo đạc thực địa tránh mùa mưa, bố trí các điểm GPS thuận tiện di chuyển trong ca đo và hạn chế tối đa ảnh hưởng của thực phủ.

4.2. XÂY DỰNG LƯỚI ĐỊA CHÍNH CỤM 04 XÃ VEN BIỂN, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

4.2.1. Quy trình xây dựng lưới địa chính

Từ thực tế thi công xây dựng lưới địa chính cụm 04 xã ven biển huyện Quảng Xương và tham khảo quy trình xây dựng lưới do các học giả đã công bố trước đây, có thể khái quát quy trình xây dựng lưới địa chính như sau:

4.2.2. Thiết kế lưới địa chính

4.2.2.1. Tư liệu trắc địa, bản đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khu vực nghiên cứu có các điểm tọa độ ĐCCS được dùng làm cơ sở tính truyền tọa độ về khu đo và hệ thống tư liệu bản đồ phục vụ khảo sát, thiết kế lưới; cụ thể như sau.

a. Hệ thống các điểm toạ độ địa chính cơ sở dùng đo nối gồm:

- Điểm ĐCCS có số hiệu: 208466 chôn tại thôn Bùi Tây, xã Quảng Giao;

Tính Baseline

Đạt

Đạt Không đạt

Không đạt

Lập báo cáo kết quả đo GPS Thiết kế lưới, chọn điểm, chon mốc

Lập lịch đo Thiết kế ca đo Đo đạc thực địa Kiểm tra Xử lý nâng cao Đo đạc bổ sung

Kiểm tra lưới Kiểm tra

Bình sai lưới GPS

Kiểm tra kết quả bình sai

Đạt

Không đạt

Đạt Không đạt

- Điểm ĐCCS có số hiệu: 220426 chôn tại thôn Đông Anh, xã Quảng Nhân; - Điểm ĐCCS có số hiệu: 220402 chôn tại thôn Lộc Đồng, xã Quảng Lợi. Các điểm này được xây dựng theo hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 105000’00” múi chiếu 30.

b. Tư liệu bản đồ phục vụ khảo sát, thiết kế lưới

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 105000’00”, múi chiếu 60.

- Bản đồ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ), tỷ lệ 1/20.000 hệ toạ độ HN-72, kinh tuyến trục 105000’00”, múi chiếu 60.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Xương năm 2015, tỷ lệ 1/25.000.

4.2.2.2. Các văn bản áp dụng trong thiết kế thi công

- Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

- Quy định kỹ thuật sử dụng máy thu vệ tinh Trimble Navigation 4000 ST để xây dựng các mạng lưới trắc địa (1991) - Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước.

- Công văn số 1139/ĐĐBĐVN-CNTĐ ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam về việc sử dụng công nghệ GPS/GNSS trong đo lưới khống chế trắc địa.

- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2001 về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

- Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm địa chính.

4.2.2.3. Thiết kế lưới địa chính

Trong khu đo và các vùng lân cận có 03 điểm toạ độ ĐCCS có số hiệu: 208466, 220426, 220402. Đảm bảo đủ số lượng điểm cho việc phát triển mạng lưới khống chế đo vẽ, phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính các tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 phủ trùm 04 xã: Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Lộc và Quảng Thái.

- Theo quy định tại điểm 8.1, Điều 5, Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính, để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500 - 1:2000 bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình từ 100 ha đến 150 ha có một điểm khống chế tọa độ xác định tương đương điểm địa chính trở lên.

- Qua công tác khảo sát, điều tra thực tế cho thấy trong khu đo có các loại đất (đất đo vẽ tỷ lệ 1/1000, đất đo vẽ tỷ lệ 1/2000, đất đo vẽ tỷ lệ 1/5000) nằm xen kẽ nhau; địa hình bị chia cắt bởi gò, đống, hệ thống sông, kênh mương; bên cạnh đó còn bị che khuất bởi thực phủ, cây cối. Do đó, nếu thành lập lưới toạ độ địa chính bằng phương pháp đường chuyền hoặc mạng lưới truyền thống sẽ mất nhiều điểm trung gian không sử dụng vào việc phát triển lưới đo vẽ, gây tốn kém về kinh phí và thời gian. Để tiết kiệm kinh phí và đẩy nhanh tiến độ thi công, lưới tọa độ địa chính được thiết kế thành mạng lưới gồm các cặp điểm, từng cặp điểm được thông hướng với nhau và được đo theo công nghệ GPS. Các điểm của mạng lưới tọa độ địa chính được đo nối với điểm tọa độ địa chính cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với đặc điểm khu đo như trên, để đảm bảo đo vẽ hết diện tích khu đo theo quy phạm hiện hành, lựa chọn diện tích khống chế 1 điểm lưới địa chính là P = 100 ha.

- Tổng số điểm lưới địa chính cần thành lập mới của khu đo: N = N1 + N2 + N3 + N4;

- Tổng diện tích khu đo là: 2.111,18 ha. Như vậy, tổng số điểm cần xây dựng là:

N = Tổng diện tích khu đo/P = 2.111,18 ha/100 ha = 21 điểm. Phân bố cụ thể số lượng điểm địa chính cho 04 xã như sau:

- Số điểm tọa độ địa chính khu đo xã Quảng Hải là: N1 = 429,39 ha/100 ha = 4 điểm;

- Số điểm tọa độ địa chính khu đo xã Quảng Lưu là: N2 = 683,12 ha/100 ha = 7 điểm;

- Số điểm tọa độ địa chính khu đo xã Quảng Lộc là: N3 = 537,56 ha/100 ha = 5 điểm;

- Số điểm tọa độ địa chính khu đo xã Quảng Thái là: N4 = 461,11 ha/100 ha = 5 điểm.

Trên cơ sở số điểm cần thiết chúng tôi đã tiến hành thiết kế 21 điểm khống chế địa chính phủ trùm trên toàn bộ ranh giới hành chính 4 xã và kết quả thiết kế được thể hiện ở phụ lục 1 - phần phụ biểu.

4.2.3. Chọn điểm, chôn mốc địa chính

4.2.3.1. Chọn điểm địa chính

Công tác chọn điểm địa chính cần tuân thủ các quy định sau:

- Đảm bảo góc nhìn xung quanh điểm không bị che khuất là 150o. Trường hợp có hướng bị che khuất khi lập lịch đo phải chọn đủ 5 vệ tinh chung cho các trạm đo đồng thời có quỹ đạo không đi qua hướng đó.

- Cách xa các trạm phát sóng mạnh như trạm vi ba, trạm biến thế điện > 500m.

- Từng cặp điểm phải thông hướng với nhau.

- Quy định đánh số hiệu điểm: Để tiện cho việc lưu trữ quản lý và khai thác sau này, điểm tọa độ địa chính được đánh theo cách sau: Đầu tiên là tên viết tắt của cụm từ “địa chính” (ĐC) tiếp theo là tên huyện (TH) cuối cùng là số thứ tự điểm (01 tới 21):

Số hiệu điểm địa chính được đánh số từ ĐC-QX-01 đến ĐC-QX-21.

Ví dụ điểm tọa độ địa chính thứ nhất của khu đo được đánh số: ĐC-QX-01, mặt mốc điểm tọa độ địa chính thể hiện như sau :

ĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 04 xã ven biển, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 36)