Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 04 xã ven biển, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 33)

Trong lĩnh vực thành lập lưới trắc địa, nhiều nước đã ứng dụng thành công công nghệ GPS để:

- Chêm dày lưới truyền thống đã xây dựng.

- Bổ sung các số liệu GPS nhằm nâng cao độ chính xác của mạng lưới trắc địa hiện có.

- Xây dựng hệ quy chiếu động để nghiên cứu khoa học (địa động, sóng thần…).

Dưới đây sẽ giới thiệu một số thành quả của việc ứng dụng công nghệ GPS của một số nước, gồm:

2.3.1.1. Ở Liên bang Nga

Dựa trên việc áp dụng các phương pháp đo đạc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GLONASS và GPS, lưới trắc địa quốc gia GGS ở Nga hiện nay, bao gồm các cấu trúc trắc địa với độ chính xác khác nhau: Lưới thiên văn trắc địa cơ bản (FAGC) với khoảng cách giữa các điểm FAGC từ 600 km đến 800 km và sai số vị trí tương đối của các điểm nhỏ hơn 2 cm về mặt bằng; lưới trắc địa độ chính xác cao (VGS) với khoảng cách giữa các điểm từ 150 km đến 300 km bao trùm toàn bộ lãnh thổ nước Nga và lưới trắc địa vệ tinh hạng 1 với khoảng cách trung bình từ 25 km đến 30 km (Bùi Thị Hồng Thắm, 2014).

2.3.1.2. Ở Singapore

Từ năm 1992 Singapore đã có chương trình ứng dụng công nghệ GPS để hiện đại hoá và tăng dày mạng lưới trắc địa của mình. Chương trình này nhằm thành lập mạng lưới đo đạc tích hợp (ISN) gồm các điểm hạng C cấp I và Cấp II. Mạng lưới cấp I gồm 38 điểm và cấp II gồm khoảng 10.000 điểm (khoảng cách giữa các điểm khoảng 300 m) (Bùi Thị Hồng Thắm, 2014).

2.3.1.3. Ở Australia

Lưới GPS khu vực Australia (ARGN) được xây dựng bao gồm 15 trạm GNSS geodetic cung cấp khung quy chiếu cơ bản cho dữ liệu không gian cùng với lưới cơ sở theo hệ tọa độ địa tâm. Từ năm 2007 đến năm 2012, chính phủ Liên bang Australia đã thiết lập gần 100 trạm GNSS CORS dọc theo các tuyến chủ yếu được phân bố trên toàn lãnh thổ thông qua chiến lược hợp tác nghiên cứu cơ sở hạ tàng quốc gia. Lưới GNSS CORS được triển khai với khoảng cách giữa các trạm liền kề khoảng 200 km. Một số trạm được chọn đồng thời là các trạm quan trắc thủy triều. Lưới nhằm phát triển và tăng cường hệ thống quy chiếu không gian quốc gia và hỗ trợ các lĩnh vực như nông nghiệp, khai thác mỏ,… Bên cạnh đó, 58 trạm mới cấp Liên bang và 44 trạm cấp bang sẽ được thiết lập để bổ sung cho lưới trắc địa quốc gia Australia (Bùi Thị Hồng Thắm, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 04 xã ven biển, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)