Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại huyện ứng hòa hà nội (Trang 54)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.6. Phương pháp điều tra

a) Số mẫu điều tra của 1 điểm: đối với mạ và lúa gieo thẳng: 1 khung (40

x 50 cm)/điểm; đối với lúa cấy: 10 khóm/điểm.

b) Cách điều tra:

- Ngoài đồng:

+ Điều tra phát dục, mật độ sâu hại:

* Đối với sâu đục thân: quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng trưởng thành, ổ trứng có trên từng khóm (dảnh) trong điểm điều tra; đếm tổng số dảnh lúa (mạ), bông lúa và tổng dảnh héo, bơng bạc có trong điểm điều tra; lấy tồn bộ dảnh bị hại đem về phòng để đếm sâu, phân tuổi.

Điều tra ổ trứng: Diện tích điều tra tối thiểu 4 m2/điểm (hoặc điều tra theo hàng, băng tương đương với 4 m2 trở lên); quan sát trực tiếp hoặc dùng thước gạt lúa, sau đó đếm và quy ra số lượng ổ trứng/m2.

Điều tra trưởng thành: Diện tích điều tra tối thiểu 4 m2/điểm; quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp; hoặc dùng thước điều tra gạt lúa theo băng (chiều rộng 1 mét chiều dài tuỳ theo kích thước ruộng điều tra nhưng tối thiểu 10 mét); hoặc dùng vợt điều tra, mỗi điểm vợt 3 vợt/điểm, sau đó đếm và quy ra số trưởng thành/m2.

* Đối với sâu cuốn lá nhỏ: quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng các pha phát dục có trên từng khóm (dảnh) lúa trong điểm điều tra; phân tuổi của pha sâu non.

Điều tra mật độ sâu non tuổi 1: lấy tối thiểu 3 khóm lúa ngẫu nhiên/điểm mang về phịng để làm tất cả các chỉ tiêu trên.

Trong thời gian trưởng thành rộ, dùng thước điều tra để gạt lúa theo băng có chiều rộng 1 mét chiều dài tuỳ theo kích thước ruộng điều tra (tối thiểu 10 mét), đếm tồn bộ số trưởng thành có trong băng đó; hoặc dùng vợt điều tra, mỗi điểm 3 vợt, rồi tính ra số trưởng thành/m2.

Điều tra đánh giá tỷ lệ, chỉ số lá bị hại: đếm tổng số dảnh lúa (mạ) có trong điểm điều tra; đếm số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên, tính số lá bình qn/dảnh, từ đó tính số lá/m2;

Đếm toàn bộ số lá bị hại, phân cấp hại theo thang 9 cấp: Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại;

Cấp 3: từ 1 - 5% diện tích lá bị hại; Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá bị hại; Cấp 7: > 25 - 50% diện tích lá bị hại; Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.

* Đối với rầy (non, trưởng thành): với lúa cấy dùng khay (20cm x 20 cm x 5 cm), đáy khay tráng một lớp dầu nhờn hoặc chất bám dính; đặt khay từng khóm lúa và nghiêng với gốc lúa 1 góc 450, đập 2 đập rồi đếm và phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh; với mạ và lúa gieo thẳng: đếm trực tiếp số rầy có trong khung (40 x 50 cm), phân tuổi, tính số rầy bị ký sinh.

+ Điều tra sinh vật có ích (bắt mồi ăn thịt) tương tự như điều tra sâu hại. - Trong phòng:

Sâu đục thân: chẻ từng dảnh bị hại đã lấy ngoài đồng để đếm sâu và phân tuổi

- Công thức tính: Mật độ sâu, trứng; thiên địch

bắt mồi (con/m2) =

Tổng số sâu, trứng; thiên địch điều tra Tổng số m2 điều tra

Tỷ lệ lá bị hại (%) = Tổng số lá bị hại x 100 Tổng số lá điều tra Chỉ số lá hại (%) = (N1 x 1) + … + (Nn x n) x 100 N x 9 Trong đó: N1: là số lá bị hại ở cấp 1; Nn: là số lá bị hại ở cấp n; N: là tổng số lá điều tra;

9 : là cấp hại cao nhất của thang phân cấp.

Tỷ lệ pha phát dục (%) = Tổng số sâu ở từng pha x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ tuổi sâu (%) = Tổng số sâu sống ở từng tuổi x 100

Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ ký sinh (%) = Tổng số cá thể bị ký sinh x 100

Tổng số cá thể điều tra 3.7. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

Dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất để tính năng suất lý thuyết

- Số bơng/m2. Mỗi ô điều tra 3 điểm và phân bố đều, mỗi điểm điều tra 10 khóm liên tiếp.

- Số bông/m2 = Tổng số bông đếm được x Số khóm/m2 Tổng số khóm điều tra

- Số hạt/bông = Tổng số hạt Tổng số bông điều tra

- Tỷ lệ hạt chắc (%) = Số hạt chắc x 100 Tổng số hạt

* NSLT (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt /bông x Tỷ lệ hạt chắc x P1000 hạt * Năng suất thực thu: gặt tồn bộ, phơi khơ, quạt sạch, cân trọng lượng. Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi

- Tổng chi: bao gồm chi phí chung (làm đất, mạ, giống, cơng lao động) chi phí riêng (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)

- Tổng thu: Năng suất thực thu x Giá thành sản phẩm 3.7.1. Các chỉ tiêu theo dõi

+ Mật độ sâu, thiên địch bắt mồi (con/m2) =

Tổng số sâu (thiên địch) điều tra Tổng số m2 điều tra + Tỷ lệ hại (%) = Tổng số dảnh(lá) bị hại x 100 Tổng số dảnh (lá) điều tra + Tỷ lệ thiên địch ký sinh (%) = Tổng số cá thể bị ký sinh ở từng pha x 100 Tổng số cá thể điều tra ở từng pha

3.7.2. Phương pháp giám định sâu hại và thiên địch

Các mẫu vật trưởng thành của các loài được làm tiêu bản và sấy ở nhiệt độ 500C trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày. Mẫu vật được bảo quản trong các hộp gỗ kín để ở nơi khơ ráo và thống mát. Các cá thể của sâu non, trứng được bảo quản trong các ống nghiệm, lọ thuỷ tinh và được bảo quản trong cồn 700. Tất cả các mẫu vật đều được ghi nhãn đầy đủ theo tiêu chuẩn phân loại qui định.

Lập phiếu phân tích mẫu đối với từng lồi thu được. Tiến hành định tên dựa theo các tài liệu: China and Miller (1955); Distant (1904, 1910); Livingstone

et al. (1992,1998) và một số tài liệu khác.

3.8. XỬ LÝ SỐ LIỆU

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VỤ MÙA NĂM 2015, VỤ XUÂN NĂM 2016 VÀ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TẠI HÀ NỘI

Vụ mùa năm 2015 có số cơn bão ít nhất trong những năm gần đây, ngay từ đầu vụ thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao từ 37 - 39oC, lượng mưa muộn, mưa ít gây khó khăn cho một số diện tích lúa mới cấy. Giữa vụ đến cuối vụ có nhiều đợt mưa lớn, nhất là cơn bão số 1 từ ngày 23 – 25/6/2015 gây mưa lớn, ngập úng, ảnh hưởng cho nhiều diện tích lúa. Mặc dù thời tiết có bất thường so với những năm trước, song vụ mùa năm 2015 tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ mùa của thành phố Hà Nội năm 2015 là 99.526 ha đạt 105% kế hoạch; giảm 1,7% so với vụ mùa năm 2014. Năng suất đạt 55,73 tạ/ha, tăng 1,7% so với vụ mùa 2014; sản lượng 554.634 tấn, giảm 0,03% so với vụ mùa năm 2014. Diện tích thâm canh lúa cải tiến tiếp tục được mở rộng, tổng diện tích ứng dụng khoảng 50.000 ha, trong đó ứng dụng tồn phần 15.000 ha và diện tích áp dụng khơng đầy đủ các biện pháp kĩ thuật SRI khoảng 35.000 ha.

Năm 2016, đầu vụ xuân thời tiết ấm thuận lợi cho mạ sinh trưởng phát triển, nhưng đến đầu tháng 1 có đợt rét đậm, rét hại từ 22 - 28/01/2016, nhiệt độ xuống thấp từ 60C - 90C làm chậm tiến độ gieo cấy. Tháng 2, 3 có số ngày mưa và mưa phùn ít hơn TBNN, nhiệt độ thấp kéo dài cây lúa sinh trưởng chậm, trỗ muộn hơn TBNN từ 7 - 10 ngày và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại. Các điều kiện khác về làm đất, giống, phân bón, thuỷ lợi được chủ động ngay từ đầu vụ.

Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ xuân của thành phố Hà Nội năm 2016 đạt 99.700 ha. Cơ cấu giống tập trung vào các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt, giá bán cao như Khang Dân, Thiên ưu 8, TBR 45, TBR 36, nếp,...với diện tích 46.027,3 ha (46,2%), tăng 11% so với vụ xuân 2015. Diện tích áp dụng thâm canh lúa cải tiến khoảng 50.000 ha, trong đó ứng dụng toàn phần 15.000ha và ứng dụng từng phần (chủ yếu 1 dảnh) 35.000ha. Các huyện có nhiều diện tích ứng dụng như: Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên,...

Ứng Hịa là huyện trọng điểm lúa, diện tích gieo cấy vụ mùa năm 2015 đạt 9.950 ha, gieo cấy nhiều giống lúa chất lượng cao (Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, nếp,...) với diện tích 3.332 ha và lúa nếp 1.120 ha; năng suất đạt 58 tạ/ha, sản lượng 5.710 tấn. Diện tích áp dụng thâm canh lúa cải tiến khoảng 8.780 ha, trong đó ứng dụng tồn phần 1.900 ha và ứng dụng từng phần (chủ yếu 1 dảnh) 6.880 ha. Diện tích gieo cấy vụ xuân năm 2016 đạt 10.450 ha, năng suất đạt 65 tạ/ha, sản lượng 6.793 tấn. Diện tích áp dụng thâm canh lúa cải tiến khoảng 9.870 ha, trong đó ứng dụng tồn phần 2.970 ha và ứng dụng từng phần (chủ yếu 1 dảnh) 6.900 ha. Cơ cấu nhiều lúa chất lượng cao cùng với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã góp phần thúc đẩy sản xuất lúa phát triển, năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên ở một số nông dân nhận thức về thâm canh lúa cải tiến còn hạn chế, chi phí sản xuất lớn, năng suất khơng cao, hiệu quả kinh tế thấp.

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa đã nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự phát sinh gây hại của sinh vật hại chính và năng suất lúa. Từ đó, giúp cho nơng dân nâng cao nhận thức về sử dụng phân bón hiệu quả, tăng năng suất và hạn chế sâu bệnh; giúp lãnh đạo địa phương thay đổi quan điểm trong chỉ đạo sản xuất lúa.

Để tiếp tục tìm hiểu hệ thống thâm canh cây lúa, trong đó mật độ cấy hợp lý với từng chân đất, giống lúa kết hợp với sử dụng mạ non, điều tiết nước là cần thiết nhằm tiết kiệm giống, nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao. Đến nay toàn huyện đã mở được 150 lớp IPM và 30 lớp tập huấn ngắn hạn về chương trình SRI thâm canh lúa cải tiến với số lượt nông dân 6.000 cho các HTX với số hộ nông dân được trực tiếp huấn luyện là 1.500 và mở được 8 mơ hình với số lượt nơng dân tham gia là 1.600. 4.2. THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA SÂU HẠI LÚA VỤ MÙA NĂM 2015 VÀ VỤ XUÂN 2016 TẠI ỨNG HÒA, HÀ NỘI

Sâu bệnh hại lúa nói chung, sâu hại lúa nói riêng ngày càng trở nên phức tạp, thành phần sâu hại lúa có nhiều lồi, có lồi trước đây là sâu hại thứ yếu nay trở thành sâu hại chủ yếu và ngược lại. Để nghiên cứu thành phần sâu hại lúa tại huyện Ứng Hịa, chúng tơi tiến hành điều tra thành phần và mức độ phổ biến của chúng trên giống lúa Khang dân 18. Kết quả điều tra được thể hiện trên bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần sâu hại trên lúa vụ mùa năm 2015 và vụ xuân năm 2016 tại Ứng Hòa, Hà Nội

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Họ Tên Bộ

Mức độ phổ biến Mùa Xuân

1 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal Delphacidae Homoptera +++ +++

2 Rầy lưng trắng Sogatella furcìera Horv. Delphacidae Homoptera ++ ++

3 Rầy xanh đuôi đen Nephotettix virescens Distant Cicadellidae Homoptera + +

4 Bọ phấn Bemisia formosana Takahashi Aleyrodidae Homoptera + +

5 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocracis medinalis

Guen. Pyralidae Lepidoptera +++ +++

6 Sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas Walk. Pyralidae Lepidoptera +++ +++

7 Sâu phao Nymphula depunctalis Pyralidae Lepidoptera + ++

8 Sâu đục thân 5

vạch đầu đen Chilo polychrysa Meirick Pyralidae Lepidoptera + +

9 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppressalis Walk. Crambidae Lepidoptera + + 10 Sâu đục thân cú

mèo Sesamia inferens Walk. Noctuidae Lepidoptera + +

11 Sâu cắn gié Mythimna seperata Walk. Noctuidae Lepidoptera + +

12 Sâu đo xanh Naranga evanescens Moore Noctuidae Lepidoptera ++ +

13 Sâu keo Spodoptera mauritina Boisd Noctuidae Lepidoptera - -

14 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer &

Grey Hesperidae Lepidoptera ++ +

15 Bọ xít dài Leptocorisa varicormis Fabr. Alydidae Hemiptera ++ ++

16 Bọ xít đen Scotinophora lurida Burm. Pentatomidae Hemiptera +++ +++

17 Bọ xít xanh Neraza viridula Linnaeus Pentatomidae Hemiptera + +

18 Bọ xít gai Cletus trigonus Thumb. Coreidae Hemiptera ++ +

19 Ruồi đục nõn Hydrellia philippine Ferino Ephydridae Diptera ++ +

20 Sâu gai Dicladispa armigera Oliv. Chrysomelidae Coleoptera + ++

21 Châu chấu lúa Oxya chinensis Thunberg Acridoidae Orthoptera +++ ++

22 Bọ trĩ Stenchaetothrip biformis Bagn. Thripidae Thysanoptera ++ +

Ghi chú: -: rất ít phổ biến (dưới 10% số lần bắt gặp); +: ít phổ biến (10 – 20% số lần bắt gặp); ++: phổ biến (trên 20 – 50% số lần bắt gặp); +++: rất phổ biến (trên 50% số lần bắt gặp

Qua điều tra thu thập sâu hại lúa tại huyện Ứng Hịa đã xác định được 22 lồi thuộc 7 bộ, trong đó bộ Lepidoptera có số lồi nhiều nhất: 9 loài (chiếm 45%), bộ Homoptera và bộ Hemiptera mỗi bộ 4 loài (chiếm 18%), bộ Diptera 2 loài (chiếm 9%), bộ Orthoptera, Coleoptera và bộ Thysanoptera mỗi bộ 1 loài (chiếm 5%); so với danh sách 23 loài sâu hại ghi nhận được trên lúa ở Hà Nội (Nguyễn Duy Hồng, 2013) thì số lồi sâu hại ghi nhận được trên lúa ở Ứng Hòa cũng tương đối phù hợp.

Các loài sâu hại lúa thuộc 3 nhóm: nhóm chích hút 9 lồi (chiếm 41%); nhóm đục thân 6 lồi (chiếm 27%) và nhóm cắn lá 7 lồi (chiếm 32%).

Bọ xít dài, bọ trĩ xuất hiện nhiều ở đầu vụ; rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đo xanh, các loài này xuất hiện trong suốt vụ. Trong đó rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm xuất hiện nhiều ở giữa vụ với mật độ cao hơn; các loài khác xuất hiện rải rác từ đầu đến cuối vụ. Kết quả điều tra hai vụ lúa cho thấy thành phần sâu hại trên ruộng nơng dân và ruộng thí nghiệm SRI khơng có sự khác nhau, song mật độ và tần suất bắt gặp các loài sâu trên ruộng nông dân luôn cao hơn so với ruộng SRI. Nguyên nhân do ruộng nơng dân có số dảnh/khóm, số khóm/m2, lượng phân bón cao hơn ruộng SRI; cách bón phân, tưới nước và quản lý dịch hại trên ruộng nông dân chưa hợp lý. Như vậy, mật độ cấy, lượng phân bón, cách bón phân, tưới nước và quản lý dịch hại trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến đã tạo điều kiện cho cây lúa chống chịu tốt hơn với sâu bệnh, tạo tiểu sinh thái không thuận lợi cho sâu bệnh. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến đã phát triển thành công nguyên tắc trồng cây khỏe trong quản lý dịch hại tổng hợp. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với báo cáo năm 2016 của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.

4.3. THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI LÚA VỤ MÙA NĂM 2015 VÀ VỤ XUÂN NĂM 2016 TẠI ỨNG HÒA, HÀ NỘI

Thiên địch là thuật ngữ để chỉ chung cho tất cả các kẻ thù tự nhiên của dịch hại. Các nhóm dịch hại khác nhau có thành phần thiên địch khơng giống nhau.

Thiên địch được coi là "bạn của nhà nông", được nông dân tiếp nhận về

vai trò của chúng trong việc khống chế sâu hại trên đồng ruộng. Nó là thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt trong hệ thống thâm canh lúa bền vững. Thiên địch có nhiều lồi, bao gồm nhóm bắt mồi, nhóm ký

sinh và nhóm sinh vật gây bệnh cho sâu hại. Thơng thường các loài thiên địch bắt mồi ăn thịt có vai trị điều hồ số lượng sâu hại tích cực hơn các lồi ký sinh vì chúng hoạt động linh hoạt, phổ ký chủ rộng. Các lồi ký sinh phát huy vai trị tốt trong điều kiện sâu hại phát sinh số lượng lớn vì ký sinh thường chỉ ký sinh trên trên một vật chủ, thậm chí chúng chỉ ký sinh ở một giai đoạn nhất định của vật chủ. Mặc dù vậy nhưng không phải tất cả nông dân trồng lúa đều hiểu biết rõ vai trò của thiên địch và biết cách bảo vệ chúng. Các lớp tập huấn thâm canh lúa cải tiến đã trang bị cho hàng nghìn nơng dân những hiểu biết về vai trị của thiên địch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát sinh gây hại của một số sâu hại chính trên lúa và thiên địch của chúng trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại huyện ứng hòa hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)