Cá Tra chuột Helicophagus waandersii Bleeker, 1858

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hình thái và sự đa dạng về loài trong họ cá tra (pagasiidae) ở việt nam và campuchia (Trang 50)

Mẫu vật: Phân tích 7 mẫu vật được thu tại Strung treng, Rana – Campuchia Tỷ lệ số đo: Lo = 4,09H = 14,13 h = 2,62 daD = 3,54 dpD = 4,40 T T = 3,02 Ot = 6,77 O = 1,95 Op = 2,74 OO= 4,08 rộng đầu = 4,14 rộng miệng Mô tả: D = II, 7; A = 37 – 40; P = I, 10 – 13; V = 6.

Cá Tra chuột có thân dài, dẹp bên. Đầu của cá tương đối dài. Mõm hơi nhọn, miêng kề dưới, rộng, nằm ngang, không co duỗi được. Hàm trên hơi nhô ra hơn hàm dưới. Răng hàm nhỏ và mịn. Có răng trên xương lá mía, không có răng trên xương khẩu cái. Răng trên xương lá mía chia thành 2 đốm cách xa nhau. Có 2 đôi râu: râu hàm trên dài quá gốc vây ngực, râu hàm dưới dài tới gốc vây ngực. Hai lỗ mũi cách xa nhau. Mắt lớn, nằm trên đường ngang qua miệng, gần mút mõm hơn điểm cuối nắp mang. Khoảng cách hai mắt cong lồi.

Vây lưng có khởi điểm trước vây bụng. Gai vây lưng và gai vây ngực to cứng, mặt sau có răng cưa. Vây mỡ nhỏ, nằm cách xa vây lưng. Vây hậu môn dài. Vây đuôi phân thùy sâu. Đường bên hoàn toàn, từ mép trên lỗ mang đến giữa gốc vây đuôi. Phần lưng của đầu và thân có màu xanh rêu, xuống phía bụng nhạt dần. Bụng màu trắng bạc. Rìa vây lưng và vây đuôi có màu đen nhạt.

Hình 4.32. Cá Tra chuột

So sánh với loài chuẩn: loài này có mô tả đặc điểm hình thái hoàn toàn trùng khớp với các mô tả của Trần Đắc Đinh và Pouyaud. Loài này khác với cá tra lép tô Helicophagus leptorhynchus là dải răng xương hàm trên hai đốm, mỗi

41

bên 1 đốm hình chữ nhật và lớn hơn 2 đốm dải răng xương lá mía. Răng xương lá mía gồm 2 đốm nhỏ. Vây hậu môn 37 -38 tia và viền lưng thẳng.

4.3.15. Cá Tra chuột lép tô Helicophagus leptorhynchus (Ng and Kottelat, 2000)

Mẫu vật: Phân tích 10 mẫu vật được thu tại Strung treng, Rana, Kretia – Campuchia

Tỷ lệ số đo

Lo = 4,53H = 2,65 daD = 1,70 dpD = 4,70 T

T = 3,18 Ot = 5,74 O = 1,96 Op = 2,49 OO= 1,82 rộng đầu = 3,97 rộng miệng

Hình 4.33. Cá Tra chuột lép tô Mô tả:

Cá Tra chuột lép tô có thân khá cao, hai bên ngực bành ra to. Đầu nhọn. Dải răng hàm trên chia 2 đốm, mỗi bên một đốm gần như tròn, chiều rộng gần bằng chiều dài, có những vệt sáng ở khoảng giữa. Không có răng khẩu cái. Răng lá mía gồm 2 đốm, mỗi đốm phần đầu to, đuôi nhỏ và nhọn, xếp theo chiều rộng của hàm. Chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đốm răng hàm, còn chiều dài nhỏ hơn và khoảng cách giữa 2 đốm bằng ¼ chiều dài đốm răng. Lược mang cung I: 12 -13 chiếc, không có lược mang nhỏ ở phần cung vòm. Bóng hơi 3 ngăn, 2 ngăn trước ở phần bụng, ngăn sau kéo dài tới quá khởi điểm vây hậu môn và tới khoảng tia thứ 4, thứ 5. Vây hậu môn có 38 – 42 tia. Đốt sống 45 đốt.

So sánh với loài chuẩn:loài cá này có mô tả giống với loài cá Tra chuột của tác giả Nguyễn Văn Thườn, Nguyễn Văn Hảo.loài này khác với loài cá Tra chuột là dải xương răng hàm trên hình khối gần tròn, chiều dài, chiều rộng gần bằng nhau. Dải răng xương lá mía gồm 2 đốm, phần đầu to, đuôi nhỏ. Vây hậu môn nhiều tia: 38-42 tia và viền sau hơi lõm

42

4.4. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI TRONG HỌ CÁ TRA TẠI VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA

4.4.1. Đặc điểm phân bố cảu các loài trong họ cá Tra tại Việt Nam

Qua các đợt đi khảo sát và thu mẫu tại 2 tuyến sông Tiền và sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, thấy được có sự khác nhau về sự phân bố của một số loài trong họ cá Tra Pangasiidae. Có những loài bắt gặp rất thường xuyên ở nội đồng, hoàn toàn là vùng nước ngọt, nhưng cũng có những loài chỉ bắt gặp ở vùng cửa sông (xem bảng 4.6)

Bảng 4.6. Phân bố của các loài cá trong họ cá Tra Pangasiidae tại Việt Nam

TT Thành phần loài

Tuyến sông Tiền Tuyến sông Hậu Nước ngọt Cửa sông Nước ngọt Cửa sông 1 Pangasianodon hypophthalmus + - + - 2 Pagasianodon gigas - - - - 3 Pangasius bocourti + - + - 4 Pangasius larnaudii + - - - 5 Pangasius conchorphilus + - + - 6 Pangasius elongatus + - + + 7 Pangasius macronema + - + + 8 Pangasius krempfi _ + - + 9 Pangasius sanitwongsei - - - - 10 Pangasius djambal + - + - 11 Pangasius mekongensis _ + - + 12 Pangasius siamensis + - + - 13 Pseudolais pleurotaenia + - + +

Qua bảng 4.6 ta thấy có 2 loài không bắt gặp ở các nhánh sông tự nhiên mà chỉ nghiên cứu tại một số trang trại đang lưu giữ. Đó là loài cá Tra dầu Pangasianodon gigas và loài cá Vồ cờ Pangasius sanitwongsei.

Có hai loài thu được cả ở nội đồng và ở cửa sông là loài cá Dứa dài Pangasius elongatus và loài cá Xác sọc Pangasius macronema

Có hai loài chỉ bắt gặp ở vùng cửa sông là loài cá Bông lau Pangasius krempfi và cá Tra bần Pangasius mekongensis

So với nghiên cứu Nguyễn Văn Thường và cs. (2012) thì nghiên cứu này có một số khác biệt. Loài cá Ba sa P. bocourti, ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Thường và cs. thì tác giả bắt gặp ở vùng nước cửa sông của tuyến sông Hậu, còn trong nghiên cứu này thì không bắt gặp ở vùng cửa sông, chỉ gặp hoàn toàn trong

43

vùng nội đồng. Loài cá Sát bay Pseudolais pleurotaenia thì ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Thường và cs. thì bắt gặp ở cả nước ngọt và nước lợ ở cả tuyến sông Tiền và tuyến sông Hậu. Trong nghiên cứu này thì không gặp ở vùng cửa sông của tuyến sông Tiền.

4.4.2. Đặc điểm phân bố cảu các loài trong họ cá Tra tại Campuchia

Tại Campuchia quy luật phân bố cũng không khác so với ở Việt Nam. Hầu hết các loài đều thu được ở các thủy vực nước ngọt. Riêng cá Bông lau là thu được ở vùng cửa sông.

Bảng 4.7. Sự phân bố của các loại họ cá Tra Pangasiidae tại Campuchia

STT Thành phần loài Địa điểm thu Nước ngọt

Cửa sông 1 Pangasianodon hypophthalmus Strung treng, Rana + - 2 Pangasius bocourti Strung treng, Rana + - 3 Pangasius larnaudii Kratie, Pnom Penh + - 4 Pangasius conchorphilus Strung Treng + -

5 Pangasius elongates Kratie + +

6 Pangasius macronema Strung Treng + -

7 Pangasius krempfi Strung Treng - +

8 Pangasius djambal Pnom Penh + -

9 Pseudolais pleurotaenia Strung treng, Rana + - 10 Helicophagus waandersii Strung treng, Kretia + - 11 Helicophagus leptorhynchuss Strung treng, Rana + -

Qua bảng 4.7 ta thấy chỉ có duy nhất loài cá Dứa dài Pangasius elongatus thu được ở cả môi trường nước ngọt và vùng cửa sông. Còn tất cả các loài còn lại thì chỉ thu được ở trong vụng nội đồng.

Như vậy, Qua cả hai nước Việt Nam và Campuchia ta thấy được rằng hầu hết các loài thuộc họ cá Tra đều có phân bố rộng rãi ở nước ngọt. Tuy nhiên, có hai loài cá là các Bông lau Pangasius krmpfi và và cá Tra bần Pangasius mekongensis là ít bắt gặp ở sâu trong nội đồng mà nó thường bắt gặp ở vùng cửa sông nơi. Điều đó cho chúng ta thấy được hai loài cá này là hai loài cá rộng muốn. Dựa vào đặc điểm phân bố này mà có thể xác định được chính môi trường sống, tạo điều kiện cho việc khai thác và đánh bắt của mỗi loài.

44

Một số đặc điểm sinh thái của họ cá Tra ở Việt Nam

Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus

Môi trường sống: Sống ở nước ngọt, dinh dưỡng ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt. Đây là loài di cư trong sông.

Phân bố:

* Sông Tiền: Vĩnh Xương đến Hồng Ngự, Cao Lãnh (Đồng Tháp) * Sông Hậu: An Phú (An Giang) đến Cái Côn (Cần Thơ)

Cá Ba sa Pangasius bocourti

Môi trường sống: Sống ở nước ngọt, dinh dưỡng ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt

Phân bố:

* Sông Tiền: Vĩnh Xương đến Hồng Ngự (Đồng Tháp)

* Sông Hậu: An Phú đến Trần Đề. Hầu hết các mẫu thu được với số lượng nhiều ở, Châu Đốc và Cần Thơ.

Cá Hú Pangasius conchophilus Robert & Vidthayanon, 1991

Môi trường sống: Phân bố ở thuỷ vực nước ngọt. Dinh dưỡng ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt. Đây là loài di cư trong sông

Phân bố:

* Sông Tiền: Tân Châu đến Hồng Ngự * Sông Hậu: Từ An Phú đến Trần Đề.

Cá Dứa dài Pangasius elongatus Pouyauds, Gustiano & Teugels, 2002

Môi trường sống: thấy sống ở các thuỷ vực nước ngọt, lợ. Dinh dưỡng ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt. Đây là loài di cư trong sông.

Phân bố: Phân bố ở sông Mê kông: từ Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam đến Xay-a-bu-ry - ở Lào.

* Sông Tiền: Từ Vĩnh Xương đến Hồng Ngự, Tân Châu, Long Khánh, Hồng Ngự là điểm tập trung của loài cá này.

* Sông Hậu: Từ An Phú đến Đại Ngãi, phân bố rộng đến vùng cửa sông nhất là vào mùa mưa. Cá tập trung chủ yếu ở các điểm Vàm Nao, Châu Đốc, Cần Thơ và Cái Côn.

45

Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1949

Môi trường sống: Phân bố ở thuỷ vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Dinh dưỡng ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt thủy vực. Đây là loài di cư ngược dòng

Phân bố:

* Sông Tiền: Tập trung ở vùng cửa sông thuộc Ba Tri và Bình Đại * Sông Hậu: Gặp ở kinh Vàm Nao đến Đại Ngãi, Trần Đề.

Cá Vồ đém Pangasius larnaudii Bocourt,1866

Môi trường sống: Phân bố ở thuỷ vực nước ngọt. Đây là loài di cư trong sông

Phân bố:

* Sông Tiền: Mẫu thu đượcnhiều ở Long Khánh-Hồng Ngự * Sông Hậu:Từ An Phú đến Vàm Nao.

Cá Xác xọc Pangasius macronema Bleeker, 1851

Môi trường sống: Phân bố ở thuỷ vực nước ngọt. Sống và dinh dưỡng ở tầng đáy đến tầng mặt của thủy vực. Đây là loài di cư trong sông

Phân bố:

* Sông Tiền: Tập trung ở Vĩnh Xương, Long Khánh, Hồng Ngự * Sông Hậu:Từ An Phú đến Định An, Trần Đề.

Số lượng cá phong phú tìm thấy ở Long Khánh, Hồng Ngự và kinh Vàm Nao (sông Tiền); An Phú, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ (sông Hậu). Đây là loài có kích thước nhỏ nhất trong họ Pangasiidae.

Cá Tra bần Pangasius mekongensis Gustiano, Teugel & Pouyaud, 2003

Môi trường sống: Phân bố ở thuỷ vực nước ngọt, nước lợ. Sống và dinh dưỡng ở tầng đáy đến tầng mặt của thủy vực. Đây là loài di cư ngược dòng.

Phân bố:

* Sông Tiền: Tập trung ở vùng cửa sông Ba Tri và Bình Đại thuộc Bến Tre

* Sông Hậu: Mẫu thu được chủ yếu ở vùng cửa sông Trần Đề, Định An thuộc tỉnh Sóc Trăng

46

Cá Sát bay Pseudolais pleurotaenia (Sauvage, 1878)

Môi trường sống: Phân bố ở thuỷ vực nước ngọt, nước lợ. Sống và dinh dưỡng ở tầng đáy đến tầng mặt của thủy vực. Đây là loài di cư trong sông. Phân bố rộng ở hạ lưu sông Mêkông nhưng phổ biến nhất ở trung lưu (Rainboth, 1996).

Phân bố:

* Sông Tiền: Vàm Nao thuộc tỉnh An Giang, Hồng Ngự thuộc Đồng Tháp * Sông Hậu: An Phú thuộc tỉnh An

4.5. PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH THÔNG QUA HÌNH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ TRONG HỌ CÁ TRA PANGASIIDAE LOÀI CÁ TRONG HỌ CÁ TRA PANGASIIDAE

Qua nghiên cứu 566 mẫu vật thu được, nhận thấy tất cả các loài các trong họ cá Tra Pangasiidae đều không có cơ quan sinh dục phụ. Vì vậy nếu chỉ nhìn vào hình thái bên ngoài thì rất khó, thậm chí không thể phân biệt được giới tính khi cá còn nhỏ. Đến khi cá trưởng thành, tuyến sinh dục ở vào giai đoạn III trở đi thì bắt đầu phân biệt được giới tính bằng việc giải phẫu và quan sát tuyến sinh dục. Lúc này, nếu là cá thể cái thì buồng trứng tăng về kích thước, tuyến sinh dục chưa trứng nghiêng về màu vàng. Tuyến sinh dục đực từ hồng chuyển sang màu trắng sữa.

Một số đặc điểm phân biệt giới tính của một số loài cá

 Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus

Cá Tra là loài cá không có cơ quan sinh dục phụ, nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực và cá cái. Bắt đầu phân biệt được cá đực cái từ giai đoạn II, các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa.

 Cá Bông lau: Pangasius krempfi

Ở cá bông lau nhìn bên ngoài rất khó phân biệt đực cái. Khi đến mùa sinh sản mới có sự biểu hiện ra bên ngoài, cụ thể cá đực có lỗ sinh dục dạng hơi tròn lồi ra, còn cá cái lỗ sinh dục hơi lõm vào hơn so với cá đực.

 Cá Hú Pangasius conchorphilus

Cá hú không có cơ quan sinh dục thứ cấp (sinh dục phụ), nên khó phân biệt được cá đực, cá cái khi nhìn hình dạng bên ngoài. Giai đoạn thành thục, phân biệt được đực cái khi kiểm tra trứng và tinh dịch. Hệ số thành thục của cá cái nuôi vỗ trong ao và bè từ 5 - 12%.

47

 Cá Ba sa Pangasius bocourti

Phân biệt cá đực, cá cái: Cá basa cũng không có cơ quan sinh dục phụ nên khó phân biệt được giới tính khi chúng chưa đến tuổi thuần thục. Khi cá đến tuổi thuần thục, sẽ dễ dàng phân biệt giới tính của chúng bằng cách vuốt tinh dịch của cá đực và thăm trứng cá cái. Khi cá bước vào thời kỳ sinh sản, buồng trứng của cá cái và buồng tinh của cá đực phát triển rõ rệt.

Ở một số loài cá nước ngọt khác như cá Tiểu bạc, cá Cháo có cơ quan sinh dục phụ. Vì vậy, khi đến giai đoạn thành thuc thì có một số đặc điểm khác nhau về hình thái giữa cá thể đực và cá thể cai. Đối với cá Tiểu bạc thì xuất hiện một đường vẩy to, sắc cạnh dọc vây hậu môn ở những cá thể đực, thêm vào đó, vây hậu môn cũng phát triển to hơn. còn những cá thể cái thì không có những đặc điểm này. Đối với cá Cháo thì rất nhiều hạt mọc xung quanh mang, màu sắc thì sặc sỡ hơn thể hiện ở những cá thể đực, còn những cá thể cái thì không có những đặc điểm này.

Hình 4.34. Cá Tiểu bạc đực và cái Cá thể đực

48

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Về thành phần loài thu và định danh được 15 loài cá. Trong đó, tại Việt Nam: Đinh danh được 13 loài thuộc 3 giống: Giống cá Tra dầu Pangasinodon gồm 2 loài; Giống cá Tra Pangasius gồm 10 loài và giống cá Sát bay Pseudolais gồm 1 loài là loài cá Sát bay Pseudolais pleurotaenia. Tại Campuchia: Định danh được 11 loài nhưng lại thuộc cả 4 giống bao gồm: Giống cá Tra dầu Pangasinodon thu được 1 loài; giống cá Tra Pangasius thu được 7 loài gồm; Giống cá Sát bay Pseudolais có 1 loài; Giống cá Tra chuột gồm cả 2 loài.

Về đặc điểm hình thái và phân bố: Hầu hết các loài cá đều phân bố ở vùng nội đồng, chỉ có 2 loài là loài cá Bông lau Pangasius krempfi và loài cá Tra bần Pangasius mekongensis là thường bắt gặp ở vùng cửa sông nơi có độn mặn cao hơn. Có 2 loài băt gặp ở cả trong vùng nội đồng và cả ở vùng cửa sông là loài cá Xác sọc Pangasius macronema và loài cá Dứa dài Pangasius elongatus.

Về Phân biệt giới tính: Không thể phân biệt được giới tính bằng phương pháp hình thái vì những loài cá trong họ cá Tra Pangasiidae đều không có cơ quan sinh dục phụ. Khi cá trưởng thành, tuyến sinh dục ở vào giai đoạn III trở đi thì bắt đầu phân biệt được giới tính bằng việc giải phẫu và quan sát tuyến sinh dục.

5.2. KIẾN NGHỊ

Cần kết hợp với phương pháp sinh học phân tử trong việc định danh và phân biệt giới tính của các loài trong họ cá Tra Pangasiidae.

49

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

Vũ Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Nguyễn Du, Trần Thị Thúy Hà và Trần Nguyễn Ái Hằng, 2016. Phân bố và đặc điểm nhận dạng một số loài trong họ cá Tra Pangasiidae thu ở Đồng bằng sông Cửu Long (2014-2016). Kỷ yếu hội thảo Khoa học trẻ toàn quốc lần thứ 7. tr. 376-385.

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam, Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hình thái và sự đa dạng về loài trong họ cá tra (pagasiidae) ở việt nam và campuchia (Trang 50)