Tên loài trong nghiên cứu này sẽ tìm hiểu hình thái cá đực và cá cái ?- Dựa vào hình thái ngoài: Quan sát lỗ sinh dục, màu sắc các vây, kích thước về chiều dài cá và độ dày thân,…
- Dựa vào tuyến sinh dục: Giải phẫu, quan sát, kiểm tra tuyến sinh dục. 3.4.4. Phương pháp xác định vùng phân bố
Thu mẫu tại 2 vùng sinh thái khác nhau tại Việt Nam và Campuchia Tại Việt Nam:
16
Vùng cửa sông: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng
Tại Campuchia: Tonle Sap, Stung Treng, Kratie, Pnom Penh 3.4.4. Xử lý số liệu
17
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. SỐ LƯỢNG MẪU HỌ CÁ TRA THU TỪ VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA CAMPUCHIA
Tổng số các loại mẫu cá thu từ tự nhiên và các trại sản xuất tại các nước Việt Nam và Campuchia là 566 mẫu vật. Trong đó, tại Việt Nam thu được 322 mẫu vật với nhiều dạng cá khác nhau. Tại Campuchia nhóm nghiên cứu đã thu được 244 mẫu vật. Như vậy ta có thể thấy số mẫu các loại cá trong họ cá Tra thu được tại Việt Nam nhiều hơn so với Campuchia.
Nguyên nhân không phải do ở Campuchia có trữ lượng cá ít hơn mà do thời gian thu mẫu tại Campuchia không được liên tục. Thêm vào đo, việc vận chuyển các mẫu cá từ nước ngoài về cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với ở trong nước.
4.2. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRONG HỌ CÁ TRA TẠI VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA CAMPUCHIA
Qua 2 đợt khảo sát và thu mẫu tại các tuyến sông Tiền và sông Hậu năm 2016 và kết hợp kết quả điều tra nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng mã vạch di truyền (DNA barcoding) trên cá Tra Pangasius hypophthamus” năm 2014 – 2017. Sau khi phân tích, đối chiếu với các tài liệu tham khảo đã cho kết quả về thành phần loài trong họ cá Tra Pangasiidae tại Việt Nam thuộc3 giống với 13 loài t và tại Campuchia thu được 4 giống với nhưng chỉ có 11 loài. Các giống bao gồm:Giống cá Tra dầu Pangasianodon, giống cá Tra Pangasius, giống cá Sát bay Pseudolais và giống cá Tra chuột Helicophagus. Danh mục chi tiết các loài cá trong họ cá Tra tại Việt Nam và Campuchia được trình bày tại bảng 3.2.
Tại bảng 3.2 ta thấy được thành phần loài cá trong họ cá Tra thu được tại Việt Nam và Campuchia là khá phong phú và đa dạng. Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu long – Việt Nam tác giả đã phân tích, định loại được 13 loài thuộc 3 giống bao gồm: giống cá Tra dầu Pangasianodon với 2 loài, giống cá Tra Pangasius với 10 loài và giống cá Sát bay Pseudolais với 1 loài duy nhất.
18
Bảng 4.1. Các loài cá đã được định danh tại Việt Nam và Campuchia
TT Tên Việt Nam Tên Khoa học ĐBSCL -
VN Campuchia I Giống cá Tra dầu Pangasianodon
1 Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus + +
2 Cá tra dầu Pagasianodon gigas +
II Giống cá Tra Pangasius
1 Cá Ba sa Pangasius bocourti + +
2 Cá Vồ đém Pangasius larnaudii + +
3 Cá Hú Pangasius conchorphilus + +
4 Cá Dứa dài Pangasius elongatus + +
5 Cá xác sọc Pangasius macronema + +
6 Cá bông lau Pangasius krempfi + +
7 Cá vồ cờ Pangasius sanitwongsei +
8 Cá Tra djam Pangasius djambal + +
9 Cá tra bần Pangasius mekongensis + 10 Cá sát xiêm Pangasius siamensis + III Giống cá Sát bay Pseudolais
1 Cá Sát bay (Xác bầu) Pseudolais pleurotaenia + + IV Giống cá Tra chuột Helicophagus
1 Cá Tra chuột Helicophagus waandersii +
2 Cá Tra chuột lép tô Helicophagus leptorhynchuss +
Tổng cộng 13 11
4.2.1. Thành phần loài trong họ cá Tra tại Việt Nam
* Giống Pangasianodon: thu được đủ 2 loài, đó là loài cá tra nuôi (Pangasianodon hypophthalmus) và cá Tra dầu (Pangasianodon gigas), phân bố chủ yếu ở trên sông, thủy vực nước ngọt. Tuy nhiên, trong quá trình đi thu mẫu ngoài tự nhiên thì không thu được bất kỳ mẫu cá Tra dầu nào mà chỉ quan sát và mô tả được tại một số trại sản xuất hiện còn đang lưu giữ cá bố mẹ để cho sinh sản nhân tạo.
* Giống Pangasius có 10 loài, chiếm ưu thế về thành phần loài (76,9%), có 2 loài được cập nhật định danh theo hệ thống phân loại hiện nay là: loài Pangasius mekongensis (Tra bần, tra nghệ, trước đây được định danh chung với
19
loài Pangasius kunyit) và loài cá Dứa Pangasius elongates (trước đây được định danh là Pangasius polyuranoodon).
* Giống Pseudolais, giồng này chỉ có một loài, đó là loài Pseudolais pleurotaenia (cá xác bầu hay còn gọi là cá Sát bay trước đây được định danh là Pangasius pleurotaenia).
* Giống Helicophagus: Không thu được loài nào
Tỷ lệ giữa các giống trong họ cá Tra tại Việt Nam được thể hiện ở hình 4.1.
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) giữa các giống trong họ cá Tra tại Việt Nam
4.2.2. Thành phần loài trong họ cá Tra tại Campuchia
So với Việt Nam, thành phần loài cá trong họ cá Tra ở Campuchia tuy có ít hơn chỉ có 11 loài nhưng về bậc giống thì tại đây lại đa dạng hơn. Nhóm nghiên cứu đa thu đươc cả 4 giống. Trong đó, giống cá Tra Pangasius vẫn chiếm ưu thế với 7 loài chiếm 63,6%, tiếp đó là giống cá Tra chuột Helicophagus với 2 loài chiếm 18,8%. Hai giống còn lại là giống cá Tra dầu và giống cá Sát bay, mỗi giống có 1 loài chiếm 9%. Tỷ lệ này được thể hiện ở hình 4.2.
20
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) giữa các giống trong họ cá Tra tại Campuchia
Thảo luận
+ Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu long, Việt Nam.
Theo tác giả Pouyaud et al. (2002) thì cho rằng loài Pangasius elongatus và loài Pangasius polyuradon là hai loài khác nhau và cũng chỉ ra một số những đặc điểm sai khác. Như tia vây lưng của loài P.polyuradon là I,6-8 còn của loài Pangasius elongatus là I,10-12. Tia vây hậu môn của loài P. polyuradon là 33- 43 còn loài Pangasius elongatus là 30 – 33 tia. Nhưng theo một số tác giả khác thì lại để loài Pangasius polyuradon là đồng danh của loài Pangasius elongatus. Ở nghiên cứu này, loài cá thu được có đặc điểm giống với mô tả cuả loài Pangasiu elongates của Pouyaud et al. (2002).
So với tài liệu cá nước ngọt Việt Nam, tập II (2005) của Nguyễn Văn Hảo có 18 loài trong họ cá Tra Pangasiidae thì hiện tại đề tài đã thu và phân tích được 13 loài chiếm 72,2%. Còn lại 5 loài, thuộc 2 giống đề tài chưa thu được (bảng 4.2).
21
Bảng 4.2. Các loài cá đề tài chưa thu được so với tài liệu của Nguyễn Văn Hảo, 2005
STT Tên tiếng Việt Tên khoa học I Giống cá Tra Pangasius
1 Cá Tra Pangasius micronema
2 Cá Bụng Pangasius pangasius
3 Cá Tra nghệ cunit Pangasius kunyit II Giống cá Tra chuột Helicophagus
4 Cá Tra chuột Helicophagus waandersii 5 Cá Tra chuột lép tô Helicophagus leptorhynchuss
So với tài liệu: Mô tả định loại cá Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam (2013) của Trần Khắc Định và cs.2013 có 8 loài trong họ cá Tra Pangasiidae thì chúng tôi thu và phân tích được hơn 5 loài trong đó có loài cá quý hiếm cá Tra dầu Pangasianodon gigas.
Bảng 4.3. Danh sách các loài cá thu thêm được sơ với Trần Khắc Đinh, 2013
TT Tên Việt Nam Tên Khoa học I Giống cá Tra dầu Pangasianodon
1 Cá tra dầu Pagasianodon gigas II Giống cá Tra Pangasius
1 Cá vồ cờ Pangasius sanitwongsei 2 Cá Tra djam Pangasius djambal 3 Cá tra bần Pangasius mekongensis 4 Cá sát xiêm Pangasius siamensis
+ Đối với Campuchia
So với tài liệu Fishes of the Cambodian Mekong 1996 của Rainboth có 17 loài trong họ cá Tra Pangasiidae thì nghiên cứu này đã thu và phân tích được 11 loài chiếm 64,7%.
So với tài liệu Identification key to Pangasiid catfishes in Cambodia (2011) của So Nam, Eric Baran &Leng Sy Vann có 14 loài trong họ cá Tra Pangasiidae thì chúng tôi thu và phân tích được 11 loài chiếm 78,6%.
So với tài liệu Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mekong (2005) của Pousen et al. có 12 loài trong họ cá Tra Pangasiidae thì chúng thu gần đủ duy chỉ loài cá Tra dầu Pangasianodon
22
gigas là chưa thu được Điều đó cho thấy tuy thời gian thu mẫu ở Campuchia không nhiều song nhờ phương pháp tốt mà quá trình thu mẫu đã đạt được hiệu quả rất cao.
Ngoài một số loài không thu được so với các công bố trước, thì nghiên cứu này lại thu thêm được loài cá Tra chuột Helicophagus waandersii
Bảng 4.4. Danh sách các loài cá còn thiếu so với công bố của So Nam, Eric Baran &Leng Sy Vann, 2011
STT Tên tiếng Việt Tên khoa học I Giống cá Tra dầu Pagasianodon
1 Cá tra dầu Pagasianodon gigas II Giống cá Tra Pangasius
2 Cá tra bần Pangasius mekongensis 3 Cá Dứa dài Pangasius polyuranodon 4 Cá vồ cờ Pangasius sanitwongsei
4.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LOÀI CÁ THU ĐƯỢC
4.3.1. Loài cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Mẫu vật: Phân tích 20 mẫu vật được thu tại Việt Nam và 15 mẫu ở Campuchia Tỷ lệ số đo: Lo = 5,12H = 12,46 h = 3,08 daD = 2.16 dpD = 6,07 hT = 4,13 T T = 2,47 Ot = 10,74 O = 2,0 Op = 1,54 OO = 1,23 rộng đầu = 2,37 rộng miệng Mô tả: D = I,7; A = 30 -32; P = I, 10; V = 1, 7 – 8. C = 14 + 2
Cá Tra có thân dài, dẹp bên về phía đuôi. Đầu và mõm cá Tra dẹp bằng. Mắt nằm ở hai bên và nửa trước của đầu với khoảng cách hai mắt rộng. Răng trên xương là mía tách thành 2 dải, mỗi dải này lại nối liền với xương khẩu cái thành dải hình vòng cung song song với xương hàm trên. Có hai đôi râu: râu hàm trên kéo dài quá mép khe mang và gần gốc vây lưng; râu hàm dưới vượt quá mắt đến mép sau xương nắp mang.
Vây lưng và vây ngực của cá Tra có gai cứng và mang răng cưa ở mặt sau. Vây lưng có khởi điểm nằm giữa mút mõm và khởi điểm vây mỡ. Vây mỡ nhỏ. Vây hậu môn có khởi điểm gần gốc vây đuôi hơn khoảng cách từ gốc vây hậu môn tới mắt. Vây hậu môn có viền sau lõm, mút sau chưa tới gốc vây đuôi. Vây
23
ngực cá Tra nhọn, mút sau đạt tới khởi điểm gốc vây lưng. Vây bụng nhỏ, khởi điểm sau khởi điểm gốc vây lưng, mút cuối vượt quá khởi điểm vây hậu môn. Lỗ hậu môn nằm sát phía trước vây hậu môn. Vây đuôi phân thùy nông, mút cuối nhọn và hai thùy tương đương nhau.
Đường bên hoàn toàn, kéo dài từ mép trên lỗ mang đến giữa gốc vây đuôi. Bóng hơi 1 ngăn, kéo dài từ bụng đến 2/3 phía sau gốc vây hậu môn. Đốt sống 42 – 43. Thân màu xám, phần lưng thẫm hơn phần bụng. Dọc thân có 1 sọc thẫm chạy giữa thân từ đầu đến gốc vây đuôi. Một sọc khác cong xuống ở sau đầu và kéo dại đến sau hậu môn. Giữa các sọc này là các khoảng trắng nhạt.
So sánh với loài chuẩn: Đặc điểm này giống với mô tả của cá tác giả của Rainboth (1996), Nguyễn Văn Hảo (2005), Nguyễn Thanh Tùng và cs. (2005), Trần Đắc Định và cs. (2013). Loài cá này khác với loài Pangasianodon gigas là có 2 đôi râu, bóng hơi 1 ngăn, lược mang 32-34 chiếc, đốt sống 42-43 chiếc.
Hình 4.3. Hình dạng răng của cá Tra Hình 4.4. Bong bóng cá Tra
4.3.2. Loài cá Tra dầu Pangasianodon gigas Chevey, 1930
Mẫu vật: Phân tích 2 mẫu vật được thu tại Việt Nam Tỷ lệ số đo: Lo = 3,70H = 12,61 h = 14,73 daD = 8.16 dpD = 4,77 T T = 2,29 Ot = 8,20 O = 2,26 Op = 1,67 OO = 1,47 rộng đầu = 3,37 rộng miệng Mô tả: D = I, 8; A = 29; P = I,9; V = 10
Răng khẩu cái và răng lá mía
Xương hàm trên
24
Cá Tra dầu có thân hình tròn thon. Đầu khá to và có dạng hình thoi. Mắt thì nhỏ nhưng lại có miệng rộng, không có răng hàm và răng khẩu cái, chỉ có 1 đôi râu hàm trên ngắn và bé. Màng mang tách rời khỏi eo mang.
Gai vây lưng và vây ngực rất to và có răng cưa ở phía sau vây. Khoảng cách từ đầu mõm đến gốc vây lưng tương đối dài. Vây mỡ và vây ngực rất nhỏ. Vây đuôi phân thùy tương đối sâu.
Màu sắc: Phía lưng của cá Tra dầu cò màu đen thẫm còn phía bụng và các vây có màu nhạt hơn.
Hình 4.5. Cá tra dầu Hình 4.6. Hình dạng vây cá Tra dầu
So sánh với loài chuẩn: Mô tả trên đây hoàn toàn trung khớp với các mô tả loài Pangasius gigas của các tác giả Nguyễn Văn Hảo, 2005 Trần Đắc Định. Loài này khác với loài Pangasianodon hypophthalmus là chỉ có 1 đôi râu, lựơc mang 13 – 15 chiếc, đốt sống 38 chiếc.
4.3.3. Loài cá Ba sa Pangasius bocourti Sauvage, 1880
Mẫu vật: Phân tích 10 mẫu vật được thu tại Việt Nam và 8 mẫu ở Campuchia Tỷ lệ số đo: Lo = 4,70H = 10,59 h = 2,73 daD = 1,47 dpD = 4,89 T T = 2,22 Ot = 6,99 O = 1,54 Op = 1,37 OO = 1,26 rộng đầu = 2,78 rộng miệng Mô tả: D = II, 6-7; A = 28 – 29; P = I, 9-11; V = 1, 5-6
Loài cá Ba sa có thân thon dài, bụng tròn to, phần sau dẹp bên. Đầu cá Ba sa khá lớn, dẹp bằng. Miệng rộng kề dưới và không thể co duỗi được. Răng khẩu cái và răng xương lá mía của cá Ba sa chia thành 4 đám. Hai đốm xương khẩu cái
25
nhỏ, nằm sát xương lá mía to. Mỗi bên có hai lỗ mũi. Mắt to, nằm ngang qua đường góc miệng. Khoảng cách 2 mắt rộng. Có hai đôi râu. Râu hàm dưới dài đến màng mang. Râu hàm trên dài đến gốc vây ngực.
Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở phía sau. Vây mỡ nhỏ. Vây đuôi phân thùy sâu. Đường bên phân thành nhiều nhánh ngoằn ngoèo, chạy từ mép trên lỗ mang đến giữa gốc vây đuôi. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám xanh, phía bụng nhạt dần, bùng màu trắng bạc. Vây lưng và vây ngực có màu xám.
Hình 4.7. Răng cá Ba sa Hình 4.8. Bong bóng cá Ba sa
So sánh với loài chuẩn: Các đặc điểm này giống với mô tả của Nguyễn Văn Hảo, 2005, giống với mô tả của Nguyễn Văn Thường, và của Trần Đắc Định, 2013. Nó gần giống với loài Pangasius siamensis chỉ khác là râu hàm trên chỉ kéo dài tới gốc vây lưng, hai thùy vây đuôi có vân đen và vây hậu môn có 29 – 31 tia. Lược mang cung I có từ 36-46 chiếc. Bóng hơi gồm 2 ngăn và đốt sống 45 – 48 chiếc.
4.3.4. Cá Vồ đém Pangasius larnaudii Bleeker, 1866
Mẫu vật: Phân tích 15 mẫu vật được thu tại Việt Nam và 12 mẫu ở Campuchia. Tỷ lệ số đo: Lo = 4,1H = 13,14 h = 2,68 daD = 1,60 dpD = 4,02 T T = 1,97 Ot = 5,39 O = 1,97 Op = 1,58 OO = 1,71 rộng đầu = 1,94 rộng miệng. Mô tả D = I, 7; A = 28 – 32; P = I, 11; V = 1,5 Răng chia 4 thùy rời nhau
26
Cá Vồ đém có thân dài, phần trước của thân có dạng tròn và dẹp bên dần về phía đuôi. Viền lưng từ mõm đến gốc vây lưng thẳng dốc. Đầu có dạng dẹp bằng với mõm tù. Miệng có hình dạng kề dưới và rộng ngang với hình vòng cung và không thể co duỗi được. Hàm và hàm dưới đều bằng nhau. Răng hàm của cá Vồ đém nhỏ mịn. Răng xương lá mía xếp thành 2 đốm rời nhau và nối với đốm răng xương khẩu cái ở bên hoặc làm thành vòng cung liên tục với nhiều chỗ thắt và lõm. Có hai đôi râu nhỏ và ngắn. Râu hàm trên dài tới gốc vây ngực. Râu cằm ngắn hơn, chưa tới màng mang. Lỗ mũi sau nằm gần lỗ mũi trước hơn mắt và nằm trên đường thẳng nối mũi trước với mé trên mắt. Mắt vừa phải, nằm ngay sau đường ngan từ góc miệng và cách đều mõm với điểm cuối nắp mang.
Vây lưng và vây ngực của cá Vồ đém có gai rắn chắc, phía sau vây có răng cưa hướng về gốc. Vây bụng có tia đơn kéo dài vượt quá tia vây hậu môn.