Hiệu quả kinh tế của một số giống ổi trồng tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất cây ổi lê đài loan tại hoa lư, ninh bình (Trang 50 - 53)

Giống ổi Tuổi cây

Năng suất TB (kg/cây/năm) Số cây/ha Giá bán TB (đồng) Tổng thu (triệu đồng) Tổng chi phí/ha (triệu đồng) Lãi thuần (triệu đồng) Đông Dư 5 30 500 22.000 330 250 80 Đài Loan 5 30 500 25.000 375 250 125 Ổi Bo 5 28 500 20.000 280 250 30 Ổi trắng 5 30 500 20.000 300 250 50

Như vậy, qua điều tra tình hình chăm sóc và quản lý vườn ổi và tình hình tiêu thụ, hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất một số giống ổi tại huyện Hoa lư chúng tôi nhận thấy rằng: Việc trồng ổi đem lại hiệu quả kinh tế cao; đặc biệt là đối với giống ổi lê Đài Loan (125 triệu đồng/ha/năm) cao hơn trồng lúa 1,5 lần. Tuy nhiên, đa số người sản xuất ổi tại địa phương không tuân theo một quy trình cụ thể nào. Việc chăm sóc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau. Phân bón không dựa trên cơ sở khoa học. Thuốc phòng trừ sâu bệnh nhiều người còn dùng không đúng chủng loại, không đúng cách nên hiệu quả phòng trừ sâu bệnh chưa cao. Vấn đề sản xuất theo các tiêu chuẩn mới nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm.

Chính vì vậy, việc khảo nghiệm ảnh hưởng liều lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất giống ổi lê Đài Loan tại xã Ninh Hòa huyện Hoa Lư sẽ góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây ổi lê Đài Loan tại địa phương, đem lại hiệu quả sản xuất cao cho bà con nông dân.

4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM VÀ KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN ỔI LÊ ĐÀI LOAN TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN ỔI LÊ ĐÀI LOAN

4.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến phát triển thân tán

Đặc điểm thân tán là một trong những yếu tố thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển đặc trưng của giống. Đây là một chỉ tiêu quan trọng giúp cho nhà chọn tạo giống tạo ra những giống tốt và người sản xuất chọn những giống có thân tán phù hợp với trình độ thâm canh hiện nay. Xu hướng giống ổi hiện nay là người sản xuất trồng những giống ổi thấp cây, thuận lợi cho việc ra hoa kết quả, chăm sóc, thu hoạch, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi (gió, bão...) và nâng cao năng suất. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tốc độ tăng

trưởng chiều cao cây rất mạnh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, đất đai, dinh dưỡng, kỹ thuật trồng trọt.

Đường kính thân là chỉ tiêu thể hiện đặc điểm sinh trưởng của cây và có quan hệ mật thiết với thân chính. Đường kính thân to giúp tạo cho cây có một thế đứng vững chắc, tạo điều kiện cho cây nâng đỡ bộ tán lá tốt, chống đỡ được với điều kiện thời tiết bất thuận.

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến sinh trưởng thân tán chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.5. Qua bảng chúng tôi thấy đường kính thân từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm giữa các công thức có sự biến động. Đường kính thân tăng từ 0,5 đến 0,64 cm; đường kính thân tăng cao nhất là ở liều lượng N3 (0,6kg N/cây) tăng 0,64 cm; đường kính thân tăng chậm nhất là 0,5 cm ở liều lượng N1 (0,3 kg N/cây). Như vậy có thể thấy rằng khi ta tăng liều lượng đạm bón thì đường kính thân cũng tăng theo.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng liều lượng phân đạm bón đến sinh trưởng thân cành

STT Liều lượng Đường kính thân (cm) Đường kính cành cấp 1 (cm)

Chiều cao cây (m) Đường kính tán (m) Đầu TN Cuối TN Tăng Đầu TN Cuối TN Tăng Đầu TN Cuối TN Tăng Đầu TN Cuối TN Tăng 1 N1 4,78 5,23 0,50 2,07 2,29 0,22 2,16 2,60 0,44 1,95 2,40 0,44 2 N2 4,56 5,11 0,56 1,91 2,28 0,36 2,39 2,88 0,48 1,74 2,20 0,46 3 N3 4,32 4,95 0,64 1,84 2,20 0,36 2,16 2,73 0,58 1,78 2,36 0,58 CV% 8,8 8,3 5,9 4,4 LSD0.05 0,25 0,19 0,16 0,10

Đường kính cành cấp 1 trước và sau kết thúc thí nghiệm cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Mức độ tăng trưởng giữa các công thức không có sự khác biệt lớn; đường kính cành cấp 1 tăng 0,22 - 0,36 cm; đường kính cành cấp 1 tăng mạnh nhất ở liều lượng N2 và N3 (0,45kg N/cây - 0,6kg N/cây) với mức độ tăng là 0,36 cm; ở liều lượng N1 (0,3 kg N/cây) mức độ tăng trưởng đường kính cành cấp 1 là 0,22 cm. Như vậy có thể thấy khi ta tăng liều lượng đạm bón từ 0,3 kgN/cây lên 0,45kg N/cây thì mức độ tăng trưởng cành cấp 1 có sự khác biệt lớn nhất (0,14 cm); khi tăng liều lượng đạm bón từ 0,45kgN/cây lên 0,6kgN/cây thì

mức độ tăng trưởng đường kính cành cấp 1 không có sự thay đổi.

Mức độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm có sự biến động tương đối lớn từ 0,44 đến 0,58 m. Trong đó tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất là ở liều lượng N3 (0,6 kg N/cây) là 0,58 m. Liều lượng N1 (0,3kg N/cây) có mức độ tăng trưởng chiều cao cây chậm nhất với 0,44 m lúc kết thúc thí nghiệm. Như vậy khi ta tăng liều lượng đạm bón thì mức độ tăng trưởng chiều cao cây cũng tăng theo.

Hình dạng tán của giống ổi lê Đài Loan có dạng tán tròn. Dạng tán này rất thuận lợi cho sự phát triển của cây, cây tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, hạn chế cỏ dại phía dưới mặt đất. Đường kính tán cây của các công thức lúc bắt đầu thí nghiệm từ 1,74 đến 1,59 m đến khi kết thúc thí nghiệm đường kính tán tăng 0,44 đến 0,58 m. Trong đó liều lượng N1 (0,3kg N/cây) đường kính tán tăng chậm nhất 0,44 m; liều lượng N3 (0,6 kg N/cây) đường kính tán tăng mạnh nhất 0,58 m. Khi ta tăng liều lượng đạm bón từ 0,45kgN/cây lên 0,6kgN/cây chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng đường kính tán là lớn nhất (0,12m); khi tăng liều lượng đạm bón từ 0,3kgN/cây lên 0,45kgN/cây thì tốc độ tăng đường kính tán là không đáng kể (0,02m).

Như vậy trong điều kiện thí nghiệm tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư cho thấy khi sử dụng mức phân bón đạm cho giống ổi lê Đài Loan tăng dần (tăng mức N) thì đường kính thân, cành cấp 1, chiều cao cây và đường kính tán của các công thức cũng tăng theo mức phân bón. Tuy nhiên, người dân nên căn cứ vào đặc điểm hình dáng cây tại vườn của mình để lựa chọn mức phân đạm cần bón sao cho cây phát triển cân đối.

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến sinh trưởng thân cành chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6.

Đường kính thân tăng từ 0,54 đến 0,59 cm; đường kính thân tăng cao nhất là ở liều lượng K1 (0,3kg K2O/cây) tăng 0,59 cm; đường kính thân tăng chậm nhất là 0,54 cm ở liều lượng K3 (0,6 kg K2O/cây). Chúng tôi nhận thấy, khi tăng liều lượng kali bón thì độ tăng trưởng đường kính thân lại giảm dần và khi thay đổi các công thức bón thì độ tăng trưởng đường kính thân giữa các công thức không có sự khác biệt lớn (0,05 cm).

Đường kính cành cấp 1 trước và sau kết thúc thí nghiệm cũng có sự tăng đáng kể (tăng 0,26 - 0,37 cm); độ tăng trưởng mạnh nhất 0,37 cm khi sử dụng liều lượng bón K2 (0,45kg K2O/cây); độ tăng trưởng ít nhất 0,26 cm khi sử dụng

liều lượng bón K3 (0,45kg K2O/cây). Độ tăng trưởng đường kính cành cấp 1 giữa các công thức có sự khác biệt tương đối lớn (0,11cm); khi tăng liều lượng kali bón từ 0,45kg K2O/cây lên 0,6kg K2O/cây thì độ tăng trưởng đường kính cành cấp 1 có sự khác biệt lớn nhất (-0,11 cm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất cây ổi lê đài loan tại hoa lư, ninh bình (Trang 50 - 53)