Điều kiện tự nhiên xã Ninh Hòa, Hoa Lư, Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất cây ổi lê đài loan tại hoa lư, ninh bình (Trang 44 - 46)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.1.Điều kiện tự nhiên xã Ninh Hòa, Hoa Lư, Ninh Bình

4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây ổi tại xã

4.1.1.Điều kiện tự nhiên xã Ninh Hòa, Hoa Lư, Ninh Bình

* Vị trí địa lý: Ninh Hòa cách trung tâm huyện 3 km, giáp ranh với 5 xã, thị trấn (Trường Yên, Ninh Giang, Ninh Mỹ, Thị trấn Thiên Tôn thuộc huyện Hoa Lư, và xã Ninh Nhất thuộc Thành phố Ninh Bình). Có các tuyến giao thông quan trọng đi qua địa bàn xã Ninh Hòa như đường Quốc lộ 477 tránh Thành phố Ninh Bình, Đường Quốc lộ 38 B vào khu Du lịch Tràng An, Bái Đính. Ninh Hòa là xã thuộc không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn, có nhiều di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, tiếp giáp với xã Trường Yên và khu du lịch Tràng An, đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành thương mại, dịch vụ đặc biệt các ngành thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch, trong đó có ngành nông nghiệp.

* Địa hình

Ninh Hòa là xã miền núi, có diện tích rừng và núi chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, đất canh tác chiếm 55%, một phần đất canh canh tác không tập trung bị phân tán bởi núi đá đây cũng là một trong những yếu tố hạn chế phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và nông nghiệp theo cánh đồng lớn.

* Khí hậu

Xã Ninh Hòa huyện Hoa Lư nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều) thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ hàng năm chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

* Nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27.8oC, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 có ngày lên tới 36,8oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng chạp và tháng giêng có ngày xuống tới 5 oC.

- Hướng gió hàng năm thịnh hành là Nam và Đông Nam, nhưng thay đổi theo mùa. Mùa đông là gió Bắc sau chuyển dần sang hướng Đông, mùa hạ thường chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió Tây) kết hợp với nắng nóng gây tác

- Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình trong năm 85%, có tháng độ ẩm cao tới >90%, có tháng độ ẩm <30%.

* Lượng mưa:

- Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.

- Lượng mưa trung bình hàng năm : 1.628,8 mm. - Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 (20 ngày) : 270 mm. - Tháng mưa ít nhất nhất là tháng 12 : 41,35 mm. * Gió, bão :

- Hướng gió chủ đạo mùa hạ : gió Đông Nam. - Hướng gió mùa đông : gió Đông Bắc. - Tốc độ gió lớn nhất : 40 m/s.

- Bão vào khu vực này từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều nhất vào tháng 8, bão cấp 12 trở lên có tần suất 20 năm.

Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Bình (2018)

* Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước

- Nguồn nước mặt chủ yếu do hệ thống sông, kênh mương cung cấp, rất phong phú và dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân, sản xuất nông nghiệp.

- Nước ngầm: Theo các tài liệu khoan thăm dò ở độ sâu 70 m cho thấy nguồn nước có thể dùng được.

* Đặc điểm đất đai xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư

Đất đai của xã Ninh Hòa theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất 2016 có tổng diện tích đất tự nhiên là 803,17ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 586,82 ha chiếm 73,06% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 168,79 ha chiếm 21% và 47,56ha đất chưa sử dụng chiếm 5,92%.

Kết quả phân tích phẫu diện đất cho thấy đất có phản ứng ít chua đến chua (pHKCL: 4,51 – 5,95), càng xuống sâu độ chua càng tăng; Hàm lượng chất hữu cơ giàu toàn phẫu diện (3,01 – 3,84 %); Đạm tổng số giàu ở tất cả các tầng (0,19 – 0,23%); Lân tổng số tầng mặt và tầng kế tiếp giàu (0,15 – 0,21 %), các tầng tiếp theo trung bình (0,07 – 0,08%); Kali tổng số trung bình ở tầng mặt (1,7%), các tầng còn lại giàu (2,01 – 2,18 %); hàm lượng lân dễ tiêu giàu toàn phẫu diện

(21,32 – 93,27 mg/100g); kali dễ tiêu trung bình đến nghèo (9,91 – 19,44 mg/100g), càng xuống sâu hàm lượng kali dễ tiêu càng tăng; Canxy, magie trao đổi cao ở tất cả các tầng; Dung tích trao đổi cation cao toàn phẫu diện (21,15 – 26,77 lđl/100g).

Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, Ninh Bình huyện Hoa Lư, Ninh Bình

Độ sâu tầng đất (cm) pHKCl OM (%) Tổng số (% ) Dễ tiêu (mg/100g)

Cation trao đổi (lđl/100g) Thành phần cơ giới (%) N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC 0,2 - 0,02 0,02- 0,002 <0,002 0 – 20 5,95 3,12 0,21 0,21 1,70 93,27 9,91 16,42 4,49 23,73 7,93 53,79 38,28 20 – 35 5,70 3,15 0,21 0,15 2,01 43,52 13,33 15,2 4,36 24,84 6,30 64,82 28,88 35 – 60 5,32 3,01 0,19 0,07 2,16 21,32 14,52 11,83 4,09 21,15 8,67 59,33 32,00 60 - 100 4,51 3,84 0,23 0,08 2,18 28,60 19,44 12,24 6,16 26,77 9,15 65,26 25,59

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất cây ổi lê đài loan tại hoa lư, ninh bình (Trang 44 - 46)