Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất cây ổi lê đài loan tại hoa lư, ninh bình (Trang 46 - 48)

huyện Hoa Lư, Ninh Bình

Độ sâu tầng đất (cm) pHKCl OM (%) Tổng số (% ) Dễ tiêu (mg/100g)

Cation trao đổi (lđl/100g) Thành phần cơ giới (%) N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC 0,2 - 0,02 0,02- 0,002 <0,002 0 – 20 5,95 3,12 0,21 0,21 1,70 93,27 9,91 16,42 4,49 23,73 7,93 53,79 38,28 20 – 35 5,70 3,15 0,21 0,15 2,01 43,52 13,33 15,2 4,36 24,84 6,30 64,82 28,88 35 – 60 5,32 3,01 0,19 0,07 2,16 21,32 14,52 11,83 4,09 21,15 8,67 59,33 32,00 60 - 100 4,51 3,84 0,23 0,08 2,18 28,60 19,44 12,24 6,16 26,77 9,15 65,26 25,59

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2016)

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Ninh Hòa, Hoa Lư, Ninh Bình

Thực hiện Nghị quyết số 26/TƯ ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Tỉnh Ninh Bình, huyện Hoa Lư, nền kinh tế của xã Ninh Hòa đã có bước phát triển vượt bậc, sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, thương mại; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hóa xã hội được tăng cường; đời sống của nhân dân được nâng cao một bước đáng kể.

- Tổng giá trị sản xuất của xã năm 2016 đạt 165 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt trên 12,5 %/năm.

- Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt trên 180 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2016 – 2018 chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản năm 2016 chiếm khoảng 32,1% đến năm 2018 giảm còn khoảng 21,6%; tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại chiếm trên 70 %.

- Cơ cấu lao động trong những năm gần đây chuyển dịch tương đối nhanh, tăng tỷ trọng trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp.

- Giá trị sản xuất bình quân năm 2018 đạt trên 39,2 triệu đồng/người/năm, tăng 1,47 lần so với năm 2016 (26,7 triệu đồng/người/năm).

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã Ninh Hòa (2016 - 2018)

STT Hạng mục ĐVT 2016 2018

A Giá trị sản xuất tr. đồng 165.235 182.652,00 I Nông, lâm nghiêp - thủy sản " 53.040 39.453,00

1 Nông nghiệp " 34.472 36.945,00 - Trồng trọt " 17.302 18.653 - Chăn nuôi " 12.331 15.362,00 - Dịch vụ nông nghiệp " 2.647 2.930,00 2 Lâm nghiệp " - 0 3 Thủy sản " 3.600 2.508

II Công nghiệp - xây dựng " 55.188 67.946

III Thương mại - dịch vụ " 57.006 75.253

B Cơ cấu % 100 100

I Nông, lâm nghiêp - thủy sản " 32,1 21,6

1 Nông nghiệp " 93,64 94

- Trồng trọt " 53,6 50,5

- Chăn nuôi " 38,2 41,6

- Dịch vụ nông nghiệp " 4,99 8

3 Thủy sản " 6,7 6,8

II Công nghiệp - xây dựng " 33,4 37,2

III Thương mại - dịch vụ " 34,5 41,2

III Gía trị sản xuất trên đầu người 26,7 39,2

Nguồn: UBND xã Ninh Hòa, niên giám thống kê huyện Hoa Lư (2018), số liệu điều tra

4.1.3 Tình hình chăm sóc, quản lý vườn ổi tại huyện Hoa Lư

Kết quả thu thập được trình bày ở bảng 4.3. Qua bảng số liệu ta thấy:

Về phân hữu cơ: Số hộ sử dụng phân chuồng trung bình chiếm 83,7%. Trong đó, tỷ lệ các hộ bón <30 kg/cây chiếm 37,9%, từ 30-50kg/cây chiếm 45,8%, và không bón phân hữu cơ chiếm 16,3%.

Về phân vô cơ: Số hộ sử dụng phân vô cơ trung bình chiếm 92,1%. Trong đó, tỷ lệ các hộ bón 0-1 kg/cây chiếm 29,1%, >1 kg/cây chiếm 63,2% và không bón phân vô cơ chiếm 7,9%.

Về phân bón lá: các hộ được điều tra sử dụng phân bón lá 1-2 lần/năm trung bình là 49,9%, không sử dụng chiếm 50,1%.

Về thuốc bảo vệ thực vật: Ngoài việc bổ xung phân bón nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây thì việc phòng trừ sâu bệnh cũng rất cần thiết cho việc chăm sóc một vườn cây ăn quả nói chung và cây ổi nói riêng. Kết quả điều tra các nông hộ cho thấy hầu hết các nông hộ trong huyện đều có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với số lần là từ 1-3 lần/năm chiếm 71,0%; phun >4 lần/năm chiếm 29,0%. Tuy nhiên do nhiều nông hộ không nắm được quy luật phát sinh phát triển của sâu bệnh hại nên hiệu quả sử dụng thuốc là không cao, một số hộ chỉ sử dụng thuốc khi đã thấy sâu bệnh xuất hiện trên cây, quả…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất cây ổi lê đài loan tại hoa lư, ninh bình (Trang 46 - 48)