Kết quả mổ khám bệnh tích đại thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn tại nam định, phân tích một số yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát dịch (Trang 46)

Để có thể đánh giá tác động của bệnh đối với lợn mắc bệnh chúng tôi tiến hành mổ khám 65 con mắc bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10:

ảng 4 10 Kết quả mổ khám bệnh tích đại thể ệnh tích đại thể (n=68) Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%)

Dạ dày lợn con theo mẹ căng phồng,chứa nhiều thức ăn

không tiêu 57 83,62

Thành ruột non bị bào mỏng, phồng to, chất chứa đường

ruột lợn cợn 46 67,65

Hạch bẹn sưng lớn 43 63,23

Hạch bạch huyết màng treo ruột sưng lớn 39 57,35

Qua bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ lợn con mắc bệnh có bệnh tích dạ dày lợn con theo mẹ căng phồng,chứa nhiều thức ăn không tiêu chiếm tỷ lệ rất cao với 83,62%. Bệnh tích thành ruột non bị bào mỏng, phồng to, chất chứa đường ruột lợn cợn cũng lên đến 67,65%. Đối với 2 loại hạch: hạch bẹn và hạch bạch huyết màng treo ruột có biểu hiện bị sưng khá cao. Biểu hiện hạch bẹn sưng lớn có 43 con trên tổng số 68 con mổ khám chiếm tỷ lệ 63,23% trong khi đó hạch bạch

huyết màng treo ruột sưng lớn là 57,35%.. Kết quả của bảng 4.10 được thể hiện qua biểu đồ 4.9. Theo Đỗ Tiến Duy và cộng sự bệnh tích của lợn mắc bệnh chủ yếu là ruột non dạ dày lợn con theo mẹ căng phồng,chứa nhiều thức ăn không tiêu thành ruột non bị bào mỏng,bong tróc phồng to (Do Tien Duy et al., 2011). Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả trên.

iểu đồ 4 9 Kết quả mổ khám bệnh tích đại thể

4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ N UY CƠ M PH T SINH V ÂY AN DỊCH PED TẠI CÁC HUYỆN ĐIỀU TRA

Nguyên nhân làm lây lan và phát sinh dịch bệnh PED có thể do rất nhiều yếu tố, tuy nhiên để xác định một số yếu tố nguy cơ chính làm phát sinh và lây lan dịch bệnh PED tại một số xã thuộc tỉnh Nam Định chúng tôi tiến hành điều tra một số yếu tố nguy cơ sau:

4 2 1 Địa điểm chăn nuôi gần khu dân cƣ 500m

Trong 100 hộ được điều tra, có 63 hộ gần khu dân cư và 37 hộ không gần khu dân cư. Theo tổng hợp từ phiếu điều tra thì trong các hộ gần khu dân cư có 10 hộ có dịch, 53 hộ không có dịch và trong các hộ không gần khu dân cư có 2 hộ có dịch và 35 hộ không có dịch.

Kết quả được thể hiện trong bảng 4.11

Từ kết quả bảng 4.11 do P < 0,05 không chấp nhận H0, nghĩa là việc các hộ chăn nuôi lợn gần khu dân cư trong thời gian có dịch có liên quan và làm tăng nguy cơ lây lan và phát sinh dịch bệnh PED lên gấp 3,1075 lần so với những hộ

chăn nuôi không gần khu dân cư. Qua đó các hộ ở gần khu dân cư cần tăng cường quản lý, tránh để mầm bệnh xâm nhập vào gây dịch bệnh và gây thiệt hại kinh tế.

Bảng 4.11. Kết quả phân tích nguy cơ từ hộ chăn nuôi gần khu dân cƣ

Yếu tố nguy cơ Có dịch PED

Không có dịch PED

Tổng hàng

Gần khu dân cư 500m Có 10 53 63

Không 2 35 37

Tổng cột 12 88 100

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 3,1075 ( Cl 95%)

Chitest ( Giá trị P – value) 0,0471

4 2 2 Địa điểm chăn nuôi gần đƣờng quốc lộ 500m

Tỉnh Nam Định có hệ thống giao thông thuận tiện cho giao lưu, trao đổi buôn bán với tỉnh khác như Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình là những tỉnh có tập chung chăn nuôi tập trung đông đúc.

100 hộ chăn nuôi được điều tra, có 10 hộ gần đường quốc lộ và 90 hộ không gần đường quốc lộ đi qua. Tổng hợp các phiếu điều tra thì trong các hộ gần đường quốc lộ có 3 hộ có dịch, 7 hộ không có dịch và trong các hộ không gần đường quốc lộ đi qua có 9 hộ có dịch và 81 hộ không có dịch.

Kết quả được thể hiện trong bảng 4.12

Bảng 4.12. Kết quả phân tích nguy cơ từ hộ chăn nuôi gần đƣờng quốc lộ

Yếu tố nguy cơ Có dịch PED Không có dịch PED Tổng hàng Gần đường quốc lộ 500m Có 3 7 10 Không 9 81 90 Tổng cột 12 88 100

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 3,8194 (Cl 95%) Chitest ( Giá trị P – value) 0,0225

Từ kết quả ở bảng 4.12 do P < 0,05 không chấp nhận H0, nghĩa là việc các hộ chăn nuôi lợn gần đường quốc lộ trong thời gian có dịch có liên quan và làm tăng nguy cơ lây lan và phát sinh dịch PED lên gấp 3,8194 lần so với những hộ

chăn nuôi không gần đường quốc lộ đi qua. Do đó, các hộ nằm gần đường quốc lộ có nguy cơ tương đối cao với dịch PED. Các hộ ở các khu vực có đường quốc đi qua cần tăng cường quản lý, không để mầm bệnh xâm nhập vào gây dịch bệnh và gây thiệt hại kinh tế.

4 2 3 Địa điểm chăn nuôi gần chợ buôn bán 500m

Như ta đã biết chợ là nơi tập kết của các lái buôn gia súc, gia cầm bao gồm cả những gia súc, gia cầm khỏe đến gia súc, gia cầm bệnh, là nơi rất khó kiểm soát mầm bệnh.

Chúng tôi tiến hành xác định mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ là chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống với việc phát sinh và lây lan dịch PED. Kết quả thể hiện ở bảng 4.13

Bảng 4.13. Kết quả phân tích nguy cơ phát sinh và lây lan dịch từ việc chăn nuôi gần chợ bán gia súc, gia cầm sống.

Yếu tố nguy cơ Có dịch PED Không có dịch PED Tổng hàng

Chăn nuôi lợn gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống

Có 4 3 7

Không 8 85 93

Tổng cột 12 88 100

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 18,3467 (Cl 95%)

Chitest ( Giá trị P – value) P < 0,0001

Qua kết quả bảng 4.13 do P < 0,05 không chấp nhận H0, nghĩa là các hộ chăn nuôi có địa điểm chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống trong thời gian có dịch làm tăng nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PED lên gấp 18,3467 lần so với các hộ có địa điểm chăn nuôi không gần chợ. Vì vậy, những hộ chăn nuôi lợn gần chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật phải hết sức chú ý, sử dụng các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt trong thời gian có dịch PED xảy ra để tránh nguy cơ nhiễm bệnh từ các chợ buôn bán này.

4.2.4. Mua con giống ở địa phƣơng khác về nuôi trong thời gian có dịch

giống chúng tôi thấy một số hộ chăn nuôi mua con giống ở các địa phương khác về nuôi không rõ nguồn gốc. Do số lượng con giống nhập về không nhiều, đều nuôi nhỏ lẻ nên không được kiểm dịch và phần lớn con giống được chủ chăn nuôi vận chuyển bằng xe máy. Một số hộ có thể mua được con giống ngay trong địa bàn xã. Việc mua con giống không rõ nguồn gốc và phương thức vận chuyển lợn giống như trên có thể là yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch PED. Để xác định đây có phải là một yếu tố nguy cơ có làm lây lan dịch PED hay không, chúng tôi đã phân tích số liệu điều tra. Kết quả được trình bày ở bảng 4.14

Bảng 4.14. Kết quả phân tích nguy cơ phát sinh và lây lan dịch từ việc mua con giống ở nơi khác về nuôi

Yếu tố nguy cơ Có dịch PED

Không có dịch PED

Tổng hàng

Mua con giống từ địa phương khác về nuôi

Có 2 21 23

Không 10 67 77

Tổng cột 12 88 100

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 0,6767 (Cl 95%)

Chitest ( Giá trị P – value) 0,4991

Bảng 4.14 cho kết quả P – value > 0,05 chấp nhận H0, có nghĩa việc người chăn nuôi mua con giống ở nơi khác về nuôi trong thời gian có dịch không liên quan tới việc phát sinh và lây lan dịch PED. Nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, tức là chưa tìm ra mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với việc phát sinh và lây lan dịch PED

Mặc dù qua phân tích việc mua con giống ở nơi khác về nuôi tại tỉnh Nam Định không phải là yếu tố nguy cơ, nhưng ở tỉnh Hà Nam thì vấn đề này làm tăng nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PED lên gấp 3,92 lần. Do đó, người chăn nuôi cũng nên mua con giống có nguồn gốc rõ ràng và được tiêm phòng đầy đủ.

4.2.5. Không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ

Việc sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ khu chăn nuôi là một trong những biện pháp an toàn sinh học hữu hiệu, giúp phòng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, đối với chăn nuôi nhỏ lẻ thì vấn đề này ít được quan tâm đến.

Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành xác định việc không sử dụng thuốc sát trùng có phải là yếu tố nguy cơ hay không. Sau khi điều tra kết quả được đưa vào bảng tương liên để phân tích. Kết quả được trình bày ở bảng 4.15

Bảng 4.15. Kết quả phân tích nguy cơ phát sinh và lây lan dịch từ việc không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ

Yếu tố nguy cơ Có dịch PED Không có dịch PED Tổng hàng Không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ Có 9 68 77 Không 3 20 23 Tổng cột 12 88 100

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 1,0511 (Cl 95%)

Chitest ( Giá trị P – value) 0,926

Kết quả bảng 4.15 cho thấy P – value > 0,05 chấp nhận H0, nghĩa là việc không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ khu chăn nuôi trong thời gian có dịch không liên quan tới việc phát sinh dịch và lây lan dịch PED. Nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, tức là chưa tìm ra mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với việc phát sinh và lây lan dịch PED.

Tuy vậy, khi so sánh với kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ ở tỉnh Hà Nam, thì việc không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ khu chăn nuôi lại làm tăng nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PED gấp 5,62 lần so với việc có sử dụng thuốc sát trùng để tiêu độc khu chăn nuôi. Do đó, sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh vẫn là biện pháp cần thiết để phòng dịch PED.

4.2.6. Yếu tố xả thẳng chất thải trong chăn nuôi

Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại, công tác xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Việc xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường cũng là một yếu tố nguy cơ làm lây lan phát sinh dịch bệnh. Do đó, chúng tôi đã tiến hành xác định mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ là xả thẳng chất thải ra môi trường với việc phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Bảng 4.16. Kết quả của việc xả thẳng chất thải trong chăn nuôi ảnh hƣởng đến nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PED

Yếu tố nguy cơ Có dịch PED

Không có dịch PED

Tổng hàng

Xả thẳng chất thải trong chăn nuôi

Có 5 15 20

Không 7 73 80

Tổng cột 12 88 100

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 3,7692 (Cl 95%)

Chitest ( Giá trị P – value) 0,0044

Kết quả bảng 4.16 cho P – value < 0,05 không chấp nhận H0, nghĩa là việc xả thẳng chất thải trong chăn nuôi có liên quan và làm tăng nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh PED lên gấp 3,7692 lần.

PHẦN 5. KẾT LUẬN V ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu thu đƣợc chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Bệnh này có xu hướng giảm dần qua các độ tuổi, cao nhất là ở nhóm lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc lên tới 82,22% so với tổng số lợn con theo mẹ được theo dõi, tiếp đến là nhóm lợn sau cai sữa với tỷ lệ 59,63% , lợn choai với tỷ lệ 19,64% và thấp nhất là nhóm lợn trưởng thành với tỷ lệ 15,24%.

- Với triệu chứng lợn bị tiêu chảy mất nước rất cao ở tất cả các lứa tuổi. Ở lứa tuổi lợn con theo mẹ, lợn choai và lợn trưởng thành hiện tượng tiêu chảy nhiều nước, mất nước chiếm tỷ lệ 100,00%.

- Ở triệu chứng lợn bỏ ăn có sự khác nhau giữa các độ tuổi. Ở độ tuổi lợn con theo mẹ bỏ bú mẹ chiếm tỷ lệ 56,25% . Ở độ tuổi sau cai sữa bỏ ăn chiếm tỷ lệ 35,56%. Đối với độ tuổi lợn choai bỏ ăn chiếm tỷ lệ 29,41%. Ở lứa tuổi lợn trưởng thành bỏ ăn chiếm tỷ lệ 33,34% ở độ tuổi này. Điều này cho thấy tỷ lệ bỏ ăn do mắc bệnh giảm dần theo độ tuổi.

- Kết quả bệnh tích đại thể: tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh có bệnh tích dạ dày căng phồng,chứa nhiều thức ăn không tiêu chiếm tỷ lệ rất cao với 83,62%. Thành ruột non bị bào mỏng, phồng to, chất chứa đường ruột lợn cợn cũng lên đến 67,65%. Đối với 2 loại hạch: hạch bẹn và hạch bạch huyết màng treo ruột có biểu hiện bị sưng khá cao. Biểu hiện hạch bẹn sưng lớn mổ khám chiếm tỷ lệ 63,23% trong khi đó hạch bạch huyết màng treo ruột sưng lớn là 57,35%..

- Tỷ lệ tử vong cao nhất là ở giai đoạn lợn con theo mẹ, ở giai đoạn này tỷ lệ tử vong tới 78,79% và giảm xuống khá thấp ở giai đoạn sau cai sữa ở giai đoạn này tỷ lệ tử vong do mắc bệnh PED ở giai đoạn này là 5, 49% , ở giai đoạn lợn choai tỷ lệ tử vong là 1,81% và thấp nhất là giai đoạn lợn trưởng thành, giai đoạn này tỷ lệ tử vong giảm xuống 0 %.

- Đã xác định được 4 yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh tại một số xã thuộc tỉnh Nam Định năm 2016.

- Hộ chăn nuôi lợn gần đường quốc lộ đi qua làm tăng nguy cơ phát sinhdịch PED lên cao gấp 3,8194 lần so với những hộ chăn nuôi không gần đường quốc lộ.

- Hộ chăn nuôi lợn gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống làm tăng nguy cơ phát sinh dịch PED lên cao gấp 18,3467 lần so với những hộ chăn nuôi không gần chợ buôn bán động vật.

- Hộ chăn nuôi lợn xả thẳng chất thải trong chăn nuôi ra ngoài làm tăng nguy cơ phát sinh dịch PED lên cao gấp 3,7692 lần so với những hộ chăn nuôi không xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường.

5 2 ĐỀ NGHỊ

- Kết quả nghiên cứu trên của đề tài chỉ thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định và trong thời gian ngắn. Vì vậy, cần có những nghiên cứu tiếp về đặc điểm dịch tễ học, những yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát dịch của mầm bệnh ở nhiều địa phương và trong thời gian dài hơn để có thể đánh giá được đặc điểm dịch tễ học PED trên toàn quốc và nắm bắt được đặc tính sinh học của mầm bệnh từ đó có biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.

- Qua kết quả phân tích về các yếu tố nguy cơ được trình bày ở bên trên, đề nghị chính quyền, thú y và các hộ chăn nuôi lợn có những biện pháp chăn nuôi, vệ sinh khử trùng để tránh những yếu tố nguy cơ như:

 Thường xuyên vệ sinh cơ giới, phun thuốc tiêu độc khử trùng định kỳ khu vực chăn nuôi, không bán chạy lợn mắc bệnh.

 Trong chăn nuôi, cần thường xuyên giám sát, phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu khác thường báo cáo cơ quan thú y để chẩn đoán và xử lý bệnh dịch nhanh, khoanh vùng dịch kịp thời.

 Những hộ chăn nuôi lợn gần khu dân cư, gần đường quốc lộ, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật,… cần có những biện pháp phòng chống bệnh tốt: chuồng trại được che chắn, cách ly với bên ngoài.

 Khi chọn con giống phải đảm bảo rõ nguồn gốc, đạt chất lượng và được nhập ở những cơ sỏ có uy tín, đảm bảo đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

T I IỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2013). Bệnh truyền nhiễm của động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn tại nam định, phân tích một số yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát dịch (Trang 46)