Không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn tại nam định, phân tích một số yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát dịch (Trang 50 - 51)

Việc sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ khu chăn nuôi là một trong những biện pháp an toàn sinh học hữu hiệu, giúp phòng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, đối với chăn nuôi nhỏ lẻ thì vấn đề này ít được quan tâm đến.

Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành xác định việc không sử dụng thuốc sát trùng có phải là yếu tố nguy cơ hay không. Sau khi điều tra kết quả được đưa vào bảng tương liên để phân tích. Kết quả được trình bày ở bảng 4.15

Bảng 4.15. Kết quả phân tích nguy cơ phát sinh và lây lan dịch từ việc không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ

Yếu tố nguy cơ Có dịch PED Không có dịch PED Tổng hàng Không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ Có 9 68 77 Không 3 20 23 Tổng cột 12 88 100

Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 1,0511 (Cl 95%)

Chitest ( Giá trị P – value) 0,926

Kết quả bảng 4.15 cho thấy P – value > 0,05 chấp nhận H0, nghĩa là việc không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ khu chăn nuôi trong thời gian có dịch không liên quan tới việc phát sinh dịch và lây lan dịch PED. Nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, tức là chưa tìm ra mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với việc phát sinh và lây lan dịch PED.

Tuy vậy, khi so sánh với kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ ở tỉnh Hà Nam, thì việc không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ khu chăn nuôi lại làm tăng nguy cơ phát sinh và lây lan dịch PED gấp 5,62 lần so với việc có sử dụng thuốc sát trùng để tiêu độc khu chăn nuôi. Do đó, sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh vẫn là biện pháp cần thiết để phòng dịch PED.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn tại nam định, phân tích một số yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát dịch (Trang 50 - 51)