Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn thái hòa (Trang 90 - 92)

Khái quát chung tổng quan về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thái Hòa được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích vẫn có những điểm hạn chế cần phải chú ý đó là:

Thứ nhất, Khoản mục tiền và tương đương tiền của đơn vị tăng mạnh năm 2018 so với 2017 do thực hiện các khoản vay trong năm. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng, việc quản lý các khoản tiền và tương đượng tiền chưa được tính toán về dự trữ hợp lý quỹ tiền mặt.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn cũng chỉ vừa đủ cho thấy rủi ro thanh toán trong tương lai, theo như kết quả phân tích cấu trúc tài chính của công ty được đánh giá là chưa thực sự an toàn, ổn định; mức độ độc lập tài chính thấp, còn phụ thuộc nhiều. Mặt khác, công ty huy động vốn (chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn) nên việc sử dụng vốn còn nhiều điểm bất lợi.

Hộp 4.5. Trả lời phỏng vấn của Giám đốc công ty TNHH Thái Hòa

Theo Giám đốc công ty TNHH Thái Hòa: Ông Trần Minh Tuấn

Mặc dù tình hình tài chính và kết quả kinh doanh ba năm gần đây khá là tốt. Tuy nhiên tỷ lệ chiếm dụng vốn đang ở mức khá cao và có xu hướng tăng. Cần điều chỉnh lại cơ cấu tài chính.

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2018) Tuy nhiên tỷ lệ chiếm dụng vốn đang ở mức khá cao, công ty cần có biện

pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi công nợ.

Thứ hai, Các hệ số khả năng thanh toán của công ty mặc dù đều tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức rất thấp đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời, mà nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng nhanh.

Thứ ba, trong tổng nguồn vốn của công ty qua các năm 2016-2018, thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp, nợ phải trả chỉ chiếm một lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Đây là một cơ cấu tài chính chưa an toàn và ổn định. Tuy có thể linh động hơn việc vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao và việc kỳ vọng nhiều vào vốn chủ sở hữu nhưng việc vay nợ và chi phí cho lãi vay có thể sẽ khiến công ty có lúc rơi vào bị động về vốn.

Hộp 4.6. Trả lời phỏng vấn của Kế toán trưởng công ty TNHH Thái Hòa

Theo Kế toán truỏng công ty TNHH Thái Hòa: Bà Đỗ Thị Tuyết

Phòng bán hàng cần có những chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ tốt hơn để đẩy mạnh quá trình kinh doanh cũng như việc thu hồi công nợ.

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2018)

Thứ tư, số vốn công ty bị chiếm dụng (các khoản nợ phải thu) lớn hơn số vốn công ty đi chiếm dụng (nợ phải trả). Nhưng đồng thời, các khoản nợ phải thu có những biến động tăng qua các năm và công ty cũng đã có những thay đổi trong chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ, tuy nhiên số dư vào thời điểm cuối các năm trong giai đoạn nghiên cứu vẫn cao, đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng.

Hộp 4.7. Trả lời phỏng vấn của Phó Giám đốc công ty TNHH Thái Hòa

Theo Phó Giám đốc công ty TNHH Thái Hòa: Bà Trần Thị Vân

Do tính chất đặc thù ngành nghề của công ty nên tình hình thu hồi vốn nợ của công ty diễn ra khá khó khăn khiến công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn. Các công ty cùng ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng đang có những thay đổi tốt về giá cả lẫn chất lượng khiến cho thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn.

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp (2018) Các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty như tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm không ổn định và đang ở mức rất thấp. Có thể kể đến

năm 2018 suất sinh lời của doanh thu chỉ đạt 0,0061 lần, trong khi đó năm 2017 cũng chỉ là 0,0015 lần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu kém, việc quản lý chi phí còn chưa tốt dẫn đến lợi nhuận thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn thái hòa (Trang 90 - 92)