KIẾN NGHỊ VỚI BỘ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn thái hòa (Trang 100 - 102)

Bộ tài chính phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Cải cách hành chính nhà nước vẫn đang là vấn đề cần giải quyết, góp phần lành mạnh hoá nền hành chính quốc gia. Nó sẽ mang lại hiệu quả cho xã hội: vừa tiết kiệm cho ngân sách, vừa tiết kiệm tiền bạc, thời gian công sức cho người dân.

Bộ tài chính cần phải quy định rõ về nội dung đối với việc lập các báo cáo phân tích tài chính của các doanh nghiệp, cần quy định rõ các báo cáo cần phải được công bố, những chỉ tiêu mang tính bắt buộc phải có thời gian báo cáo định kỳ và ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong việc công bố thông tin.

Bộ tài chính cần tổ chức công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung của ngành, của nền kinh tế để trên cơ sở đó làm căn cứ, chuẩn mực đánh giá chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với doanh nghiệp cùng ngành, với đà phát triển kinh tế nói chung là rất cần thiết. Đây là một việc lớn đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ ngành, các cơ quan hữu quan và sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Chính phủ và các bộ ngành, tùy thuộc chức năng nhiệm vụ và quyền hạn mà có sự quan tâm, đầu tư thích đáng về vật chất, con người... vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2009). Hướng dẫn 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ tài chính (2014). Thông tư Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.

3. Đinh Thị Mai (2011). Kế toán tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Đinh Thị Mai (2016). Tổ chức hạch toán kế toán. NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Lê Thị Xuân, (2010). Phân tích và sử dụng báo cáo tài chính. NXB Tài chính, Hà Nội.

6. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2015). Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Quang (2011). Giáo trình phân tích Báo cáo tài chính. NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hương (2017). Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Hoàng Hải”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2016). Đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính, Hà Nội.

10. Trần Thị Lan (2017). “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Thiên Lộc”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Vũ Thị Hoa (2016). “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần dầu khí quốc tế PS”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn thái hòa (Trang 100 - 102)