- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu trong phòng được thực hiện tại phòng thí nghiện trường THPT Mường La, Sơn La.
- Nghiên cứu ngoài đồng được thực hiện trên cánh đồng mía thuộc xã Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La.
- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015.
3.2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đối tượng
- Rệp xơ trắng (Ceratovacuna lanigera Zehntner), họ Aphididae, Bộ
Hopmoptera và thiên địch của chúng
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Các giống mía chủ yếu như: ROC 22, MY55-14.
- Các loại thuốc hoá học, thảo mộc: Lá xoan, hạt củ đậu, thuốc Elsin 10EC, Oshin 20WP.
3.2.3. Dụng cụ nghiên cứu
- Vợt, lọđựng mẫu, cồn 70%, bút lông, hộp petri, ống nghiệm, bình phun thuốc 12 lít và các dụng cụ pha thuốc khác, máy ảnh cùng các phụ kiện để chụp ảnh …
- Ôn ẩm kế theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong phòng, sổ tay theo dõi ở
ngoài đồng, trong phòng.
3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, gây hại của rệp xơ trắng hại mía (C. lanigera).
- Điều tra diễn biến mật độ của rệp xơ trắng (C. lanigera) hại mía trên các giống, chân đất trồng, trồng xen, trồng thuần
- Biện pháp Canh tác: bóc lá mía, trồng xen, trồng thuần...,
- Biện pháp thuốc BVTV: Sử dụng một số thuốc thảo mộc để trừ rệp xơ
trắng (lá xoan, hạt củđậu) và sử dụng một vài loại thuốc hóa học phòng trừ rệp.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. phương pháp Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài rệp xơ trắng Ceratovacuna lanigera Zehntner hại mía
Chuyển vào mỗi hộp nuôi 20 rệp mẹ mới lấy từ ngoài ruộng mía về, trong hộp có sẵn lá mía sạch được đặt trên giấy thấm nước để giữẩm, cho rệp đẻ, quan sát sau khi rệp đẻ 1 đêm, dùng bút lông tác động thật nhẹ nhàng vào cuối cơ thể
rệp tuổi 1, chuyển rệp mới đẻ vào riêng từng hộp, mỗi hộp 1 con có sẵn lá mía
(giốngROC 22)đặt trên giấy thấm nước.
Thí nghiệm được tiến hành với 50 con rệp non, ghi lại ngày rệp đẻ ra và bắt đầu tiến hành nuôi, đánh số thứ tự rệp nuôi và hàng ngày tiến hành bổ sung nước một lần, bỏ xác rệp để xác định tuổi rệp, tới giai đoạn rệp bắt đầu sinh sản thì hàng ngày bắt rệp non mới đẻ xác định nhịp điệu sinh sản, sức sinh sản của rệp mẹ, hai ngày thay lá mía một lần sử dụng lá mía bánh tẻ trên giống ROC 22 làm nguồn thức ăn cho rệp.
Thu thập số liệu nuôi sinh học theo các chỉ tiêu:
+ Ngày rệp lột xác qua các tuổi để xác định thời gian các pha phát triển của rệp
+ Ngày rệp bắt đầu đẻ ra các rệp non (để xác định thời gian vòng đời), Sau khi trưởng thành rệp xơ trắng đẻ cá thể đầu tiên, hàng ngày quan sát, đếm số
lượng rệp non được đẻ ra và dùng bút lông chuyển rệp non sang các hộp nuôi rệp khác, ghi số lượng rệp non của từng trưởng thành mẹđẻ trong mỗi ngày vào bảng nuôi sinh học (để xác định nhịp điệu sinh sản và sức sinh sản), ngày rệp chết sinh lý (để xác định thời gian của một đời rệp).
+ Xác định sức sinh sản của rệp:.
* Phương pháp tính toán các chỉ tiêu sinh học
+ Thời gian phát dục của các tuổi ấu trùng (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4)
được tính bằng thời gian trung bình giữa hai lần lột xác chuyển tuổi hoặc chuyển pha của các cá thể nuôi. Thời gian của vòng đời là khoảng thời gian tính từ khi rệp non được đẻ ra đến khi trưởng thành đẻ ra cá thể rệp non đầu tiên. Thời gian của một đời là khoảng thời gian tính từ khi rệp non được sinh ra đến khi trưởng
thành chết sinh lí. Thời gian trưởng thành trước đẻ là khoảng thời gian tính từ
thời điểm ấu trùng tuổi 4 lột xác hóa trưởng thành đến khi trưởng thành bắt đầu
đẻ. Thời gian sống của trưởng thành là khoảng thời gian được tính từ thời điểm
ấu trùng tuổi 4 lột xác hóa trưởng thành đến khi trưởng thành chết sinh lí.
Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của sự gây hại của loài rệp xơ trắng
đến độ Brix trong cây mía.
Đánh giá tác hại của rệp xơ trắng (C. lanigera) đến độ Brix: sử dụng phương pháp đo độ brix bằng máy cầm tay.
Phân cấp rệp hại theo quy chuẩn QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT Cấp 0: Không có rệp xơ trắng
Cấp 1: Bị nhiễm rệp xơ trắng rải rác, có từ một cá thể rệp xơ trắng tới một
ổ rệp nhỏ trên lá
Cấp 2: Bị nhiễm nhẹ, xuất hiện một vài ổ rệp xơ trắng nhỏ trên lá.
Cấp 3: Bị nhiễm trung bình, rệp xơ trắng có số lượng lớn, thành từng đám khó phân biệt từng ổ.
Cấp 4: Bị nhiễm nặng, rệp xơ trắng có số lượng lớn phủ kín mặt lá, ảnh hưởng tới tất cả các lá, thân và những lá ngọn thường kín rệp xơ trắng.
+ Phân cấp rệp gây hại vào giai đoạn mía vươn lóng, tiến hành treo thẻ
trên cây với các cấp hại khác nhau, mỗi cấp hại treo 20 cây.
- Các cây đối chứng hàng tuần lau sạch rệp trên lá và thân cây. Mỗi cấp hại chọn 10 cây ngẫu nhiên xác định các chỉ tiêu:
+ Đo độ brix của mía ở 3 vị trí thân: (gốc thân, giữa và ngọn), sau đó tính bình quân (Sau khi chọc kim lấy nước mía từ thân cây ra, quan sát ngay, không để
lâu trong kim để phòng hiện tượng bốc hơi nước làm cho độ brix cao hơn thực tế)
3.3.2.2. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ của rệp xơ trắng (C. lanigera)
Để thực hiện việc điều tra, thu thập rệp xơ trắng hại mía trên đồng ruộng chúng tôi dựa vào Quy chuẩn QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
-Điều tra mật độ con/lá định kỳ 7 ngày/lần trong suốt thời gian nghiên cứu. - Mỗi vườn đại diện điều tra 10 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm 1 cây, mỗi cây điều tra trên 3 loại lá (3lá non, 4lá bánh tẻ và 3lá già), tính tỉ lệ lá bị hại và
mật độ con/lá.
- Không điều tra các khóm mía gần bờ, gần đường đi, các vị trí mất cây. Ghi chép đầy đủ diễn biến thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Chỉ tiêu theo dõi: tính tỉ lệ lá bị rệp xơ trắng hại và mật độ con rệp xơ
trắng/lá.
+ Nghiên cứu mật độ rệp xơ trắng (C. lanigera) hại mía trên các giống mía, mía trồng thuần và trồng xen :
- Chọn ruộng đại diện cho giống mía được trồng phổ biến tại địa điểm nghiên cứu đó là giống mía ROC 22 và giống MY55-14.
Chọn ruộng đại diện cho mía trồng xen canh với đậu tương và trồng thuần (Giống mía ROC 22).
Phương pháp điều tra tương tự (mục 2.3.2.2).
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình ruộng mía trồng đến diễn biến mật độ rệp xơ trắng (C. lanigera) hại mía (mía trồng chân đất thấp và chân đất cao).
Chọn ruộng mía ROC 22 được trồng ở địa hình chân đất thấp và chân đất cao: Điều tra mật độ loài rệp xơ trắng (C. lanigera) trên hai ruộng từ khi cây mía được 3 lá thật đến khi thu hoạch mía
Phương pháp điều tra giống như phương pháp đã nêu tại (mục 2.3.2.2).
+ Phương pháp xác định ảnh hưởng của lượng mưa tới sự biến động mật
độ rệp xơ trắng.
Xác định ảnh hưởng của lượng mưa: Dựa vào dự báo khí tượng để định ngày điều tra. Điều tra mật độ rệp xơ trắng (con/lá) trước khi mưa và sau khi mưa một ngày, xác định lượng mưa để phân tích ảnh hưởng của lượng mưa tới mật độ
rệp xơ trắng hại mía.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của vệ sinh lô mía đến diễn biến rệp xơ trắng C. lanigera hại mía.
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng với 2 mô hình (lô mía được bóc là già khô và lô mía không được bóc lá già khô) trên hai lô mía trồng mới và mía lưu gốc), định kì 1 tháng bóc lá mía 1 lần.
lanigera) hại mía từ khi cây mía được 3 lá thật đến khi thu hoạch mía Phương pháp điều tra giống như phương pháp đã nêu tại (mục 2.3.2.2).
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của đốt lá mía với cày vùi lá mía vụ trước đến rệp xơ trắng, các loại thiên địch và khả năng sinh trưởng của cây mía.
Thí nghiệm được bối trí ngoài đồng ruộng với 2 mô hình (đốt lá mía vụ
trước với cày vùi lá mía vụ trước đến thiên địch) để theo dõi diễn biến của rệp xơ
trắng (C. lanigera) hại mía, các loại thiên địch trên loại 2 mô hình canh tác như
thế nào. Giống mía được trồng là giống ROC 22. Điều tra mật độ các loài thiên
định và rệp xơ trắng (C. lanigera) hại mía từ khi cây mía được 3 lá thật đến khi thu hoạch mía.
. Phương pháp điều tra như phương pháp đã nêu tại (mục 2.3.2.2).
+ Phương pháp điều tra diễn biến mật độ thiên địch của loài rệp xơ
trắng C. lanigera hại mía tại Mai Sơn, Sơn La.
Thu thập mẫu thiên địch được thực hiện cùng với thu thập mẫu rệp xơ trắng hại trong các thời kì điều tra. Mẫu của các loài thiên địch bắt mồi được xử lý và lưu giữđể quan sát tương tự như phương pháp xử lý, cốđịnh mẫu côn trùng. Các loài côn trùng là thiên địch được đối chiếu với mẫu gốc ở phòng thí nghiệm trường Học viện Nông nghiệpViệt Nam, kết hợp với sự mô tả đặc điểm hình thái, màu sắc, kích thước của các tác giả trong nước, những mẫu vật không xác định được đưa về bộ môn Côn trùng trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
để định loại dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô trong bộ
môn Côn trùng.
3.3.2.3. Xác định hiệu lực một số thuốc trừ loài rệp xơ trắng (C. lanigera) hại mía
Theo sách hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả
(2006). Thì thuốc chế biến từ cây xoan đâu (tên khoa học là Melia azedorach L.) bằng cách lấy lá xoan khô ngâm một ngày trong nước với tỷ lệ 1kg lá khô/20 lít nước. Sau khi ngâm đủ thời gian thì vò nát rồi lọc lấy dung dịch. Khi sử dụng thì thêm 0,1% xà phòng rồi mới đem phun. Liều dùng cho 1 ha là 28 kg bột lá xoan pha trong 560 lít nước cộng với 2800g xà phòng. Phun thuốc nên phun vào lúc trời mát mới đem lại hiệu quả cao. Thuốc có tác dụng diệt trừ sâu, rệp. Nó ít độc với động vật và côn trùng có ích.
sử dụng: Lấy 200-250g thuốc dạng bột pha với 1 lít nước. Sau khi ngâm khoảng 12 tiếng thì dùng vải màn lọc bã chỉ lấy nước. Tiếp đó hòa thứ nước thu được với 10 lít nước lã rồi đem phun. Thuốc trừ sâu hạt củđậu có tác động đến sâu theo 3 hướng:
+ Trực tiếp tác động vào sâu bằng con đường tiếp xúc. Nếu sâu bị dính thuốc thì sẽ bị chết nhanh chóng, tuy thuốc chỉ phát huy mạnh nhất khi nó còn
đang ướt, nếu thuốc khô thì khả năng diệt trừ sẽ không cao.
+ Thuốc dính lại trên lá cây sẽ khiến cho sâu không ăn lá. Đây là hiện tượng “gây ngán” cho sâu. Nếu thân, lá đã bị dính thuốc thì kể cả con sâu nào tham ăn nhất cũng phải bỏđi.
+ Khi phun thuốc sẽ xua đuổi được sâu tơ, sâu non, bướm sâu tơ ra khỏi ruộng. Hơn nữa nó còn loại trừđược trứng sâu trên đồng ruộng.
Với những tác dụng trừ rệp của lá xoan và hạt củ đậu cúng tôi cũng đưa 2 loại thuốc thảo mộc này vào biện pháp phòng trừđểđánh giá hiệu lực của chúng.
+ Xác định hiệu lực một số thuốc trừ loài rệp xơ trắng (C. lanigera) hại mía trong phòng thí nghiệm
Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc trừ rệp xơ trắng hại mía trong phòng thí nghiệm tính toán theo công thức Abbott. Thí nghiệm được bố trí với 4 loại thuốc và một đối chứng với 5 công thức khác nhau, mỗi công thức được nhắc lại 3 lần, công thức đối chứng phun nước lã. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối nhẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức của 1lần nhắc lại là 30 rệp xơ
trắng tuổi 2 sống trên một đoạn lá mía bánh tẻ dài 20cm. Dùng bình bơm tay phun cho ướt đều mặt lá, sau đó dốc nhẹ lá để tránh hiện tượng đọng nước thuốc trên mặt lá, công thức đối chứng phun bằng nước lã. Đếm số rệp xơ trắng sống ở
các công thức thí nghiệm sau 1, 12, 24 và 48 giờ. Tính độ hữu hiệu (H%) của thuốc theo công thức Abbott.
C – T
H(%) = x 100
C
Trong đó: H là hiệu lực của thuốc tính bằng (%)
C là số rệp sống ở công thức đối chứng sau xử lý. T là số rệp sống ở công thức sau xử lý thuốc.
+ Xác định hiệu lực một số loại thuốc trừloài rệp xơ trắng (C. lanigear) hại mía ngoài đồng
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (Gomez K.W.A and A.A. Gomez 1984), gồm 5 công thức trong đó có 4 công thức thí nghiệm tương ứng với 4 loại thuốc và công thức đối chứng phun nước lã được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Mỗi ô thí nghiệm bố trí với diện tích 75m2, nhắc lại 3 lần và chỉ phun thuốc 1 lần. Điều tra mật độ rệp trước xử lí thuốc một ngày. Mỗi ô thí nghiệm chọn 10 lá, 3 lá non, 4 lá bánh tẻ, 3 lá già.
Điều tra mật độ trước xử lý thuốc, sau xử lý thuốc 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, từđó tính hiệu lực (%) của thuốc. Hiệu lực (H%) của thuốc được tính theo công thức Handerson-Tilton.
- Công thức 1: Phun Elsin 10EC với lượng thuốc 0,5 lit/ ha. - Công thức 2: Phun Oshin 20WP với lượng thuốc 130g/ha. - Công thức 3: Phun lá xoan với lượng thuốc 28kg/ha. - Công thức 4: Phun hạt củđậu với lượng thuốc 15kg/ha. - Công thức đối chứng: Phun nước lã.
(Ta x Cb)
H(%) = 1- x 100
Ca x Tb
Trong đó : Ta là số rệp xơ trắng sống ở công thức phun thuốc sau khi xử lý Tb là số rệp xơ trắng sống ở công thức phun thuốc trước khi xử lý Ca là số rệp xơ trắng sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý Cb là số rệp xơ trắng sống ở công thức đối chứng trước khi xử lý. Tất cả số liệu thu thập được xử lý trong Excel và IRRISTAT.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH THÁI CỦA RỆP XƠ TRẮNG (C. LANIGERA) RỆP XƠ TRẮNG (C. LANIGERA)
4.1.1. Một số đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và gây hại của rệp xơ
trắng (C. lanigera)
* Đặc điểm hình thái
Rệp trưởng thành không cánh, ranh giới giữa ba phần đầu, ngực, bụng không rõ ràng, phía trước đầu có hai bướu nhỏ lồi ra, râu ngắn có 5 đốt, đốt chân râu có mấu lồi ra. Mặt lưng được phủ kín bằng lớp sáp dạng sợi bông. Thân có màu vàng hay vàng xanh, bụng phình to gồm 8 đốt, đốt bụng thứ 3 phình to nhất,
ở phần lưng đốt bụng thứ 8 không có ống bụng, có một cặp tuyến sáp tiết ra xơ
trắng, mảnh mông chia làm 2 phiến.
Rệp non không cánh có màu vàng nhạt sau chuyển thành màu xanh lục nhạt. Đến tuổi bốn mặt lưng phần ngực và phần bụng phủ kín 1 lớp lông trắng như bông, râu đầu có 4 đốt, ngoại hình giống như rệp trưởng thành.
Hình 4.2. Hình thái rệp xơ trắng (C. lanigera) tuổi 2
Hình 4.3. Hình thái rệp xơ trắng (C. lanigera) tuổi 3
Hình 4.5. Hình thái rệp xơ trắng (C. lanigera) tuổi 5
Hình 4.6. Vị trí sống và triệu chứng gây hại của rệp xơ trắng (C. lanigera) trên cây mía tại Mai Sơn, Sơn La năm 2015
Nguồn chụp: Nguyễn Thị Vân (2015)
* Tập tính sinh sống:
Rệp xơ trắng thuộc loài côn trùng biến thái không hoàn toàn, vòng đời qua 2 pha là rệp non (4 tuổi) và rệp trưởng thành. Rệp xơ trắng sau khi hóa trưởng