Một số đặc điểm hình thái, tập tính sinh sống và gây hại của rệp xơ trắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp xơ trắng (ceratovacuna lanigera zehntner) hại mía và biện pháp phòng trừ tại mai sơn, sơn la năm 2015 (Trang 38 - 41)

trắng (C. lanigera)

* Đặc điểm hình thái

Rệp trưởng thành không cánh, ranh giới giữa ba phần đầu, ngực, bụng không rõ ràng, phía trước đầu có hai bướu nhỏ lồi ra, râu ngắn có 5 đốt, đốt chân râu có mấu lồi ra. Mặt lưng được phủ kín bằng lớp sáp dạng sợi bông. Thân có màu vàng hay vàng xanh, bụng phình to gồm 8 đốt, đốt bụng thứ 3 phình to nhất,

ở phần lưng đốt bụng thứ 8 không có ống bụng, có một cặp tuyến sáp tiết ra xơ

trắng, mảnh mông chia làm 2 phiến.

Rệp non không cánh có màu vàng nhạt sau chuyển thành màu xanh lục nhạt. Đến tuổi bốn mặt lưng phần ngực và phần bụng phủ kín 1 lớp lông trắng như bông, râu đầu có 4 đốt, ngoại hình giống như rệp trưởng thành.

Hình 4.2. Hình thái rệp xơ trắng (C. lanigera) tuổi 2

Hình 4.3. Hình thái rệp xơ trắng (C. lanigera) tuổi 3

Hình 4.5. Hình thái rệp xơ trắng (C. lanigera) tuổi 5

Hình 4.6. Vị trí sống và triệu chứng gây hại của rệp xơ trắng (C. lanigera) trên cây mía tại Mai Sơn, Sơn La năm 2015

Nguồn chụp: Nguyễn Thị Vân (2015)

* Tập tính sinh sống:

Rệp xơ trắng thuộc loài côn trùng biến thái không hoàn toàn, vòng đời qua 2 pha là rệp non (4 tuổi) và rệp trưởng thành. Rệp xơ trắng sau khi hóa trưởng thành khoảng 2 đến 3 ngày thì bắt đầu đẻ, rệp đẻ con. Rệp trưởng thành rất ít di chuyển, một con rệp mẹđẻ từ 9- 36 con (trung bình 26,04 ± 5,73 con), bình quân

mỗi ngày đẻ xấp xỉ 2 con. Rệp con đẻ ra sống xung quanh rệp mẹ, chích hút chất dịch cây, có 1 số ít cá thể phát triển đến rệp trưởng thành ở tại chỗ và đẻ con ở đó. Rệp non 4 tuổi lột xác 3 lần. Rệp non sinh trưởng phát dục thành rệp trưởng thành từ 17 đến 22 ngày trung bình 19,10 ± 1,85 ngày . Diễn biến mật độ của rệp xơ trắng có thể có quan hệ với hàm lượng nước trong cây, thức ăn, thời tiết. Thông thường mưa dầm, độ ẩm cao số lượng rệp tăng chậm và thường bị nấm gây bệnh. Mưa ảnh hưởng đến nồng độ dịch tế bào lá mía nên ảnh hưởng gián tiếp đến sinh trưởng và phát dục bình thường của rệp xơ trắng.

* Triệu chứng gây hại

Rệp tập trung ở mặt dưới lá, dọc theo gân lá, sống thành từng ổđể hút dịch, mía bị rệp xơ trắng hại nồng độđường giảm cây cằn cỗi, lá bị vàng sớm sau đó nấm muội đen xuất hiện phát triển trên dịch tiết ra của rệp, phủ kín mặt lá làm giảm quang hợp của cây. Mía bị rệp hại nặng, nhìn cây vừa có màu trắng vừa có màu đen.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp xơ trắng (ceratovacuna lanigera zehntner) hại mía và biện pháp phòng trừ tại mai sơn, sơn la năm 2015 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)