Ảnh hưởng của sự gây hại của loài rệp xơ trắng (C.lanigera) đến độ Br

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp xơ trắng (ceratovacuna lanigera zehntner) hại mía và biện pháp phòng trừ tại mai sơn, sơn la năm 2015 (Trang 52)

Brix trong cây mía

Hiện nay, tại Mai sơn, Sơn La thì rệp xơ trắng (C. lanigera)được xác định là loài dịch hại chủ yếu đối với cây mía. Đánh giá tác hại của rệp xơ trắng đến độ Bx, dùng phương pháp đo độ Bx.

Thời gian đo độ Bx trước thu hoạch 7 ngày, chọn 10 cây trên mỗi điểm.

Độ Bx được đo là độ Bx của nước mía, độ Bx được đo là đánh giá độ chín của mía và tác hại của rệp xơ trắng, tiến hành điều tra độ Bx của mía ở 3 đoạn (trên thân gốc, giữa và ngọn), sau đó tính ra độ Bx bình quân.

Qua bảng 4.12 cho thấy khi mía bị rệp xơ trắng gây hại càng nặng thì năng suất và chất lượng mía càng giảm, đặc biệt là độ brix, năng suất và chất lượng mía là hai yếu tố thể hiện rõ nhất (khi mía bị rệp hại cấp 4 thì độ brix giảm khoảng 2,36 lần so với mía không bị rệp xơ trắng gây hại). Ngoài ra, khi cây mía bị rệp xơ trắng gây hại, ngoài thiệt hại về năng suất mía nguyên liệu, trữ lượng

đường trong cây mía bị giảm đáng kể. Độ lắng đọng, khả năng kết tinh đường cũng bị giảm, tạp chất và keo tăng cao. Ngọn mía bị mất khả năng nảy mầm, gốc mía không còn khả năng tái sinh.

Bảng 4.12. Mức độ hại của rệp xơ trắng (C. lanigera) ảnh hưởng đến độ

Brix trên giống mía ROC 22 tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La.

Mức độ hại của rệp xơ trắng Độ Brix

Đối chứng (không bị hại) 21,948 ± 0,68 Mía bị hại ở cấp 1 18,998 ± 0,58 Mía bị hại ở cấp 2 16,818 ± 0,54 Mía bị hại ở cấp 3 13,951 ± 0,62 Mía bị hại ở cấp 4 9,292 ± 0,60 4.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP XƠ TRẮNG (C. LANIGERA) HẠI MÍA TẠI CÒ NÒI, MAI SƠN, SƠN LA NĂM 2015

4.3.1. Diến biến mật độ rệp xơ trắng (C. lanigera) và các loài thiên địch trên giống ROC22 tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La năm 2015 giống ROC22 tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La năm 2015

Để tìm hiểu biến động số lượng của thiên địch rệp xơ trắng chúng tôi tiến hành điều tra và thu hai loài thiên địch phổ biến trên ruộng mía tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La. Thời gian thu thập mẫu thiên địch được thực hiện cùng với thu thập mẫu rệp xơ trắng hại trong các lần điều tra.

Kết quả theo dõi diễn biến mật độ rệp và các loài thiên địch trên giống ROC22 tại Cò Nòi-Mai Sơn-Sơn La được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.13.

Qua kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.13 cho thấy, ở giai đoạn cây con thì mật độ của rệp xơ trắng (C. lanigera)còn ít trung bình là 1,3 con/lá, tuy nhiên ngay ở giai đoạn cây con thì các loài thiên địch đã xuất hiện như bọ rùa và bọ đuôi kìm, kết quả điều tra cho thấy, mật độ của bọ rùa ở giai đoạn này trung bình là 0,13 con và bọđuôi kìm là 0,10 con.

Bảng 4.13. Diến biến mật độ rệp xơ trắng (C. lanigera) và các loài thiên địch trên giống ROC22 tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La năm 2015

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ rệp (con/lá) Mật độ bọ rùa tổng số (con/cây) Mật độ bọ đuôi kìm (con/cây) 18/5 Cây con 0 0 0 25/5 0,51 0,05 0,01 1/6 0,53 0,08 0,09 8/6 1,46 0,14 0,13 15/6 2,28 0,27 0,18 22/6 2,87 0,25 0,2 29/6 Làm lóng 4,56 0,36 0,31 6/7 5,17 0,55 0,53 13/7 9,9 0,5 0,62 20/7 20,21 0,98 0,99 27/7 6,69 0,29 0,27 3/8 3,22 0,14 0,15 10/8 4,29 0,18 0,16 17/8 11,73 0,09 0,2 24/8 17,25 0,18 0,43 31/8 21,36 0,19 0,45 7/9 25,76 0,2 0,5 14/9 28,09 0,28 0,56 21/9 43,54 0,3 0,65 28/9 117,48 0,65 1,11 Tổng 326,9 5,68 7,54 TB 16,35 0,284 0,377

Ở giai đoạn cây làm lóng, mật độ rệp xơ trắng tăng lên, đạt cao nhất lúc cây chuẩn bị thu hoạch (117,48 con/lá), mật độ trung bình của rệp giai đoạn này là 22,80 con/lá. Mật độ các loài thiên địch ở giai đoạn này cũng tăng lên, mật độ

của bọ rùa trung bình đạt 0,35 con/cây, mật độ của bọ đuôi kìm là 0,50 con/cây. Qua kết quảđiều tra cho thấy, khi mật độ rệp tăng thì mật độ các loài thiên địch ngoài tự nhiên cũng tăng, tuy nhiên, do tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học nên làm giảm mật độ của các loài thiên địch do dễ bị tác động của thuốc, còn rệp xơ trắng do có lớp xơ ngoài bảo vệ nên đã hạn chế sự tác động của thuốc.

Hình 4.9. Bọ rùa và ấu trùng của bọ rùa ăn rệp xơ trắng (C. lanigera) 4.3.2. Phòng trừ rệp xơ trắng (C. lanigera) hại mía bằng thuốc hóa học và thuốc thảo mộc tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La năm 2015

4.3.2.1. Hiu lc ca mt s loi thucBVTV tr rp xơ trng (C. lanigera) trên ging mía ROC 22 trong phòng thí nghim

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm hiệu lực của 4 loại thuốc (Oshin 20Wp, Elsin 10EC, lá xoan, hạt củ đậu). Các loại thuốc này được sử dụng để trị các đối tượng chích hút như rầy, rệp và một số loại sâu khác, thuốc được phun theo nồng

độ khuyến cáo của nhà sản xuất. Kết quả nghiên cứu hiệu lực trừ rệp xơ trắng của một số loại thuốc trên giống mía ROC 22 trong phòng thí nghiệm được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.14 và hình 4.11.

Bảng 4.14 Hiệu lực trừ rệp xơ trắng (C. Lanigera) của một số loại thuốc trên giống mía ROC 22 trong phòng thí nghiệm

Tên thuốc Lượng sử dụng

Hiệu lực phòng trừ (%) sau phun 6 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ

Elsin 10EC 0,5 (lít/ha) 65.56 75.56 82.22 100.00 Oshin 20WP 130 (g/ha) 77.78 84.44 92.22 100.00 Lá xoan 28 (kg/ha) 10.00 22.22 34.44 45.56 Củđậu 15 (kg/ha) 13.33 24.44 34.44 48.89 LSD0.05% 2,5 2,9 2,2 2,9 CV% 3,0 2,8 1,8 2,0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 H i u l c ph òn g tr (% ) 6 GSP 12 GSP 24 GSP 48 GSP

Ngày sau phun

Elsin 10EC Oshin 20WP Lá Xoan Hạt củđậu

Hình 4.11. Hiệu lực trừ rệp xơ trắng (C. lanigera) của một số loại thuốc trên giống mía ROC 22 trong phòng thí nghiệm

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.14 và hình 4.12 cho thấy, sau 12 giờ

phun thì thuốc Oshin 20WP cho hiệu lực phòng trừ là cao nhất đạt 84,44%; thấp nhất là lá xoan chỉ đạt 22,22%, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Ở các giờ tiếp theo thì hiệu lực của các thuốc đều tăng, sau 24 giờ phun thuốc, hiệu lực của các thuốc đã tăng lên trên 30%, trong đó thuốc Oshin 20WP vẫn cho hiệu quả cao nhất 92,22%, tiếp sau là thuốc Elsin 10EC với 82.22% và các loại lá xoan và củđậu đều cho hiệu lực thấp nhất (chỉđạt 34,44%).

Sau 48 giờ phun thuốc thì hiệu lực phòng trừ của các thuốc Oshin 20WP và Elsin 10EC đạt cao nhất (đạt 100%), các thuốc còn lại đều đạt trên 40%, trong

đó thấp nhất là Lá xoan chỉđạt 45.56%; sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ởđộ

tin cậy 95%. Như vậy, các thuốc hóa học có hiệu lực phòng trừ rất cao (đạt 100% sau 48 giờ sau phun), các loại thuốc thảo mộc thì hiệu lực thấp hơn (dưới 50%).

4.3.2.2. Hiu lc ca mt s loi thuc BVTV đến mt độ rp xơ trng (C. lanigera) trên ging mía ROC 22 ti Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La năm 2015

Bên cạnh thử nghiệm các loại thuốc trong phòng, chúng tôi tiến hành thử

nghiệm hiệu lực thuốc trên điều kiện đồng ruộng nhằm đánh giá hiệu quả của các thuốc trong điều kiện sản xuất, kết quảđược thể hiện ở bảng 4.15 và hình 4.13

Bảng 4.15. Hiệu lực trừ rệp xơ trắng (C. lanigera) của một số loại thuốc trên giống mía ROC 22 tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La năm 2015

Tên thuốc Lượng sử dụng Hiệu lực phòng trừ (%) sau phun 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày Elsin 10EC 0,5 (lít/ha) 50,21 64,19 78,48 94,66 Oshin 20WP 130 (g/ha) 48,69 58,89 73,06 88,76 Lá Xoan 28 (kg/ha) 9,89 27,76 41,40 53,19 Hạt củđậu 15 (kg/ha) 17,90 32,54 44,53 55,71

LSD0.05% 3,2 5,8 4,7 3,5

CV% 5,0 6,4 4,0 2,4

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.15 và hình 4.12 cho thấy, trong điều kiện ngoài đồng ruộng, các loại thuốc thử nghiệm đều chỉ cho hiệu quả phòng trừ

khá cao đối với rệp xơ trắng hại mía. Sau 1 ngày phun thuốc, hiệu lực của các thuốc đạt từ 9,89% đến 50,21%; cao nhất là thuốc Elsin 10EC (đạt 50,21%), thấp nhất là sử dụng lá xoan (chỉ đạt 9,89%). Sau 3 ngày phun thuốc, hiệu lực của các thuốc thí nghiệm đều tăng lên, dao động từ 27,76 - 64,19%.

Sau 7 ngày phun thì hiệu lực của các thuốc phòng trừ rệp xơ trắng hại mía

đạt cao nhất, dao động từ 53,19 - 94,66%, cao nhất là thuốc Elsin 10EC (đạt 94,66%), thấp nhất là sử dụng lá xoan (chỉđạt 53,19 %).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 H i u l c ph òn g tr ( % ) 1 NSP 3 NSP 5 NSP 7 NSP

Ngày sau phun

Elsin 10EC Oshin 20WP Lá Xoan Hạt củđậu

Hình 4.12. Hiệu lực trừ rệp xơ trắng của một số loại thuốc trên giống mía ROC 22 tạiCò Nòi, Mai Sơn, Sơn La năm 2015

Như vậy, hiệu lực của thuốc hoá học phòng trừ rệp xơ trắng hại mía trên

đồng ruộng đều cao, còn hiệu lực của các loại thuốc thảo mộc ngoài đồng ruộng cho hiệu quả phòng trừ cao hơn trong phòng thí nghiệm nhưng vẫn thấp hơn so với thuốc hóa học.

4.4. THẢO LUẬN

Qua quá trình nuôi sinh học cho thấy thời gian phát dục của rệp non loại hình không cánh là từ 14 đến 18 ngày, vòng đời từ 16 đến 21 ngày, trung bình 19,10 ± 1,85 ngày. Một đời của loại hình không cánh từ 20 đến 29 ngày, trung bình là 25,58 ± 2,31 ngày. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoan (2001), So với kết quả nghiên cứu của Kulkami et al. (2006) vòng đời của rệp xơ trắng kéo dài từ 1 – 1,5 tháng.

Số rệp con được sinh ra từ một rệp mẹ là từ 9 đến 36 con, trung bình là 26,04 ± 5,73 con. Vậy sức sinh sản của rệp xơ trắng là khá cao và với đăc điểm rệp có thời gian hoàn thành vòng đời ngắn, nếu gặp điều kiện khí hậu thuận lợi cho rệp xơ trắng phát triển thì rệp rất dễ phát sinh thành dịch.

Với lượng mưa ngày 30/8/2015 là 62mm, chúng tôi thấy số lượng rệp trên lá mía sau khi mưa to giảm đi rõ rệt. Sau mưa mật độ rệp non giảm 34,25% và

rệp trưởng thành sau khi mưa mật độ giảm 59,92%. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Hoan (2001) thì với lượng mưa 71,8mm, sau khi mưa mật độ rệp non chỉ đạt 32,4%, rệp trưởng thành mật độ chỉ còn 37,5%. Vậy lượng mưa lớn

đã làm giảm đáng kể mật độ rệp xơ trắng, cụ thể nó làm giảm mật độ rệp và điều này đã hạn chế một phần khả năng gây hại của chúng. Tuy nhiên sau đó nếu gặp

điều kiện thời tiết phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của rệp thì rệp xơ trắng vẫn có thể phát sinh gây hại thành dịch nếu không có biện pháp phòng trừ cụ thể.

Rệp chủ yếu sống tập trung trên lá bánh tẻ, mật độ rệp trung bình là 61,38% trên lá bánh tẻ, 22,57% trên lá già và 16,05% trên lá non. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn văn Ninh (2009). “trên cùng một cây mía, ở

tầng lá giữa của tán lá mía là lá bánh tẻ thì rệp xơ trắng hại mía sinh trưởng phát triển mạnh do rệp xơ trắng không ưa ánh sáng trực xạ nên thường ít xuất hiện trên tầng lá trên (tầng ngọn), các lá non hàm lượng hydracabon trong lá thấp nên rệp xơ

trắng phát sinh với mật độ thấp. Các lá già hàm lượng hydracabon cao nhưng hàm lượng silic ở vách tế bào cao làm cho rệp xơ trắng khó xâm nhiễm và gây hại. Sự

phân bố của rệp xơ trắng hại mía có sự khác nhau rõ rệt, rệp xuất hiện chủ yếu trên các lá bánh tẻ, từ lá thứ 3 đến lá thứ 5 tính từđỉnh sinh trưởng xuống, không có cá thể rệp xơ trắng nào xuất hiện trên lá thứ nhất (lá nõn). Trung bình trên cây mía có 3 lá có rệp xơ trắng, chúng thường tập trung nhiều nhất ở mặt dưới của các lá 3,4 và 5,

đó là các lá bánh tẻ”.

Trên giống mía ROC22, rệp xơ trắng gây hại liên tục từ thời kì cây con

đến thời kì mía làm lóng. Tùy theo thời kì sinh trưởng của cây mía mà mức độ

gây hại của rệp xơ trắng thay đổi khác nhau. Ở thời kì cây con mật độ rệp là 1,275con/lá , thời kì mía làm lóng mật độ rệp tăng (mức cao nhất đạt 117,48 con/lá). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Sỏi (1980), đánh giá rệp xơ trắng là đối tượng gây hại lớn nhất đối với cây mía ở các tỉnh trồng mía thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam, rệp thường xuất hiện nhiều vào mùa hè (tháng 4-5), phá hại mạnh nhất vào cuối thu, đầu mùa đông (tháng 8-10) và có thể kéo dài đến khi thu hoạch mía. Các lô mía bị rệp xơ trắng hại nặng có khả năng làm giảm năng suất 20-30%. Hàm lượng đường trong mía nguyên liệu giảm đến mức mía không thểđưa vào chế biến đường được, vì độ đường chỉ còn 6-70CCS. Tạp chất và keo quá nhiều khó lắng đọng và khó kết tinh thành đường, ngọn mía thì mất khả năng nẩy mầm, gốc mía không còn khả năng tái sinh.

kì cây con rệp xơ trắng gây hại ở mức độ thấp, sau đó tăng dần đến thời kì làm lóng.

Điều này giúp chúng ta xây dựng chương trình phòng trừ rệp xơ trắng một cách có hiệu quả, đúng thời điểm . Đặc biệt làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo.

Với hai giống mía ROC22 và MY55-14 thấy có mức độ nhiễm rệp xơ

trắng khác nhau. Trên giống ROC22 mức độ nhiễm rệp xơ trắng cao nhất vào thời kì làm lóng là 117,48 con/lá. Giống MY55-14 mức độ nhiễm rệp xơ trắng cao nhất là 123,32 con/lá sự sai khác cũng có thể do đặc điểm của giống MY55- 14 bản lá to hơn, mềm hơn nên dễ nhiễm rệp xơ trắng nặng hơn giống ROC22.

Rệp xơ trắng gây hại nặng hơn trên cây mía trồng ở chân đất thấp, ẩm độ

cao (mật độ cao nhất là 117,48 con/lá), chân đất cao (mật độ cao nhất là 92,26 con/lá). Có thể chân đất thấp do có điều kiện ngoại cảnh như: Ẩm độ đất và ẩm

độ không khí thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây mía, khi đó nồng độ

dịch bào trong lá mía cũng tăng lên, là môi trường thuận lợi cho mật độ rệp xơ

trắng tăng nhanh. Chính vì vậy ở những chân đất thấp cần được chú ý phòng trừ

rệp xơ trắng sớm tránh hiện tượng rệp phát sinh thành dịch.

Lá mía là nơi sống của rệp xơ trắng, rệp thích sống ở nơi rậm rạp lá, ít ánh sáng vì vậy bóc lá mía sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của rệp. trên cùng một giống mía ở cùng thời kì sinh trưởng với 2 chế độ bóc lá và không bóc lá, sự

phân bố của rệp xơ trắng là khác nhau rất rõ rệt. Cụ thể là ở ruộng không bóc lá mật độ rệp trung bình (117,48 con/lá), ở ruộng bóc lá mật độ rệp thấp hơn, trung bình (66,12 con/lá). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Shankar et al (2004). Độ thông thoáng trong lô mía có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh, phát triển của rệp xơ trắng, cùng trên một giống mía nếu được bóc lá già khô thì sẽ

hạn chếđược sự phá hại của rệp xơ trắng, ngoài ra còn tạo sự thông thoáng, dễđi lại trong quá trình chăm sóc và thu hoạch. Qua đây cho thấy trong quá trình sản xuất mía, biện pháp bóc lá mía có tác dụng rõ rệt trong việc hạn chế sự phát sinh gây hại của rệp xơ trắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp xơ trắng (ceratovacuna lanigera zehntner) hại mía và biện pháp phòng trừ tại mai sơn, sơn la năm 2015 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)