Nguồn: Phạm Hoàng Hộ (1999)
Theo Võ Minh Phương và Lê Thị Hoàng Huy (2013), cây Bìm bìm hoa trắng là lồi dây leo lớn, có nhựa mủ trắng. Lá hình tim to 15-20 cm, tồn thân và lá bao phủ một lớp lông mịn màu trắng bạc, phát triển tốt ở độ cao dưới 300 m so với mực nước biển, hoa hình chng màu trắng. Với tốc độ phát triển nhanh, mỗi ngày ngọn cây vươn dài 7 cm. Sinh khối lớn 25 tấn/ha, cùng với khả năng tái sinh rất tốt kể cả thân, cành, rễ, chồi và hạt.
2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm, mức độ xâm lấn và tác hại của cây Bìm bìm hoa trắng hoa trắng
Trước những năm 90 của thế kỷ trước, loài cây này chưa gây hại nghiêm trọng nên chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về chúng và chưa có cơng trình nào quan tâm nghiên cứu sâu về sinh học, sinh thái cũng như đánh giá tầm quan trọng kinh tế và biện pháp phòng trừ cây Bìm bìm ở Việt Nam. Mặt khác, do chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của cây Bìm bìm nên cây này đã
được trồng trên các sườn núi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh - Trường Sơn để phòng chống sụt lở đất.
Tại Resort Hòn ngọc Phương Nam, Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, lồi Bìm bơi hoa tím đã được đưa vào trồng làm cảnh và hiện đang rất xanh tốt. Trên trang web của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng đã cảnh báo lồi Bìm bơi hoa tím đã phát triển xanh tốt tại khu du lịch Hịn ngọc Việt Nha Trang. Bìm bơi hoa tím tại hai khu du lịch này được đưa về trồng làm cảnh mà không ý thức được sự nguy hiểm của chúng. Rõ ràng nhận thức về các loài thực vật nguy hiểm trong cộng đồng còn rất bất cập.
Từ đầu những năm 1990, cây Bìm bìm xuất hiện tại bán đảo Sơn Trà. Từ năm 1999, loài cây này bắt đầu gây hại mạnh ở rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Từ các khe suối, bìa rừng, lồi cây này đã phát triển, che phủ cánh rừng thông, rừng keo lá tràm và lan toả "tấn công" rừng Bà Nà (các vùng rừng liền kề) với tốc độ nhanh.
Theo Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, hiện có khoảng 15.000 ha/55.000 ha rừng ở đây đã bị loại dây leo này che phủ, trong đó rừng Sơn Trà 5.000 ha và rừng Hải Vân 10.000 ha. Đó là chưa kể các khu rừng ở Hồ Phú, Hoà Ninh, Hoà Bắc (huyện Hồ Vang) cũng đã phát hiện sự có mặt của cây này. Ngồi ra, cây Lang rừng đã thấy xuất hiện ở Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vườn quốc gia Bạch Mã, Nam Đơng (Thừa Thiên- Huế)…
Tồn bộ khu vực Chân Mây, đèo Hải Vân bìm bơi đã bao phủ trên tất cả những tán cây của trạng rừng thứ sinh, đang phục hồi, đây là vấn nạn nghiệm trọng đối với công tác phục hồi vì chúng làm chết những cây tiên phong. Đây là loại cây dây leo, sống rất khỏe, phát triển nhanh bằng hạt, nhánh, rễ nên rất khó tiêu diệt.
Lồi Bìm bìm hoa trắng cũng đã xuất hiện lan tràn khu Bảo tồn Sinh quyển Cù lao Chàm (Quảng Nam). Chúng đã tiến gần đến đỉnh ngọn núi cao nhất xứ Cù lao và đã lấn chiếm diện tích gần 20% hòn đảo lớn nhất. Người Cù lao Chàm, kể cả khơng ít cán bộ nhân viên của Khu Dự trữ Sinh quyển có biết lồi dây leo này là “cây lá bạc” – một tên khác của Bìm bìm – nhưng khơng hề biết sự nguy hại của nó và trên thực tế khu Dự trữ Sinh quyển cũng chưa có động thái ngăn chặn tích cực lồi dây leo nguy hiểm này.
Các diện tích Bìm bìm thường lây lan khi tán rừng bị phá vỡ do quá trình làm đường, xây dựng cơng trình, cháy các thảm thực vật... để lộ ra diện tích đất trống.
Khi Bìm bìm lây lan chúng sẽ che kín mặt tiếp xúc của cây rừng với ánh sáng mặt trời, từ đó tiêu diệt cây rừng, đồng thời lây lan với khuynh hướng mạnh.
2.3.4. Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ
Sự phát triển của dây lang Bìm bìm tại Bán đảo Sơn Trà nói riêng và Đà Nẵng nói chung được coi là mối nguy hại nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố. Bằng nguồn ngân sách thành phố, từ năm 2005 trở lại đây thành phố Đà Nẵng đã tiến hành xử lý 870,35 ha dây lang Bìm bìm xâm hại rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu Bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân, cụ thể năm 2005: 33 ha, năm 2006: 50 ha, năm 2008: 40 ha, năm 2009: 70 ha, năm 2010: 178,25 ha, năm 2011: 499,1 ha. Tuy nhiên, quá trình xử lý dây lang Bìm bìm chưa được đồng bộ và tận gốc do nguồn kinh phí có hạn nên chỉ xử lý tại các vùng dây lang Bìm Bìm phân bố dày đặc mà chưa thể diệt các diện tích nhỏ lẻ phân bố rải rác trên diện tích lớn.
Hết kinh phí, ngành kiểm lâm và các hộ nơng dân trồng rừng đành khoanh tay nhìn sự tái lấn chiếm của "dây lan rừng" và sự chết dần của những cánh rừng trồng. Do cây Bìm bìm có khả năng tái sinh mạnh nên biện pháp này có hiệu quả khơng cao, vì vậy diện tích rừng bị cây lang rừng xâm lấn vẫn gia tăng, từ 500ha năm 2008 đến năm 2010 đã lên đến 1.000 ha.
Cũng trong năm 2011, theo thỏa thuận giữa UBND TP Đà Nẵng và Đại học Queensland (Úc) về chương trình hợp tác xử lý dây Bìm bìm xâm hại tại Đà Nẵng, Đại học Queensland đã cử đoàn chuyên gia đến làm việc tại TP. Đà Nẵng từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4/2011. Đoàn đã đi thực địa tại các khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Bà Nà, Núi Chúa và rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Đây là những nơi dây lang Bìm bìm đang xâm hại nhiều nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng này. Kết quả ghi nhận bước đầu là ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và rừng đặc dụng Nam Hải Vân, lồi Bìm bìm xâm lấn chủ yếu là bìm hoa trắng (Merremia eberhardtii) với diện tích bị xâm hại khoảng 1.000 ha mỗi nơi. Trong khi đó, ở khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà-Núi Chúa, lồi Bìm bìm xâm lấn chủ yếu là Bìm bìm hoa vàng (Merremia boisiana) với mức độ xâm hại khoảng vài trăm ha. Đoàn đã đưa ra một số biện pháp xử lý, đối các loài thực vật xâm lấn này bằng biện pháp thủ công được ghi nhận là biện pháp phù hợp nhất hiện nay. Phương pháp này vẫn nên tiếp tục được duy trì cho đến khi có những kết quả nghiên cứu cụ thể để đề xuất những biện pháp khác có hiệu quả hơn nhằm kiểm sốt các lồi thực vật xâm lấn này. Để tiến
hành xử lý các loài dây leo nguy hiểm này, cần thực hiện nghiên cứu, khảo sát biện pháp xử lý sử dụng hoá chất và biện pháp sinh học để tìm biện pháp xử lý hiệu quả và triệt để.
Năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã kiểm tra tình hình sau xử lý và UBND thành phố đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố xử lý các diện tích dây lang Bìm bìm từ Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn ra nhánh khu biệt thự Suối Đá; chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm xử lý dây lang Bìm bìm tái sinh trước văn phòng hạt kiểm lâm trong tháng 7/2012.
Như vậy, có thể thấy biện pháp thủ cơng khó mang lại hiệu quả triệt để và có chi phí cao, khó áp dụng để giải quyết triệt để cây Bìm bìm ở hiện trạng xâm lấn hiện nay.
Theo B.T. Le et al. (2012), sử dụng biện pháp thủ công được áp dụng nhằm ngăn chặn sự phát triển của cây bìm bơi nhưng đây được xem là biện pháp khơng hiệu quả khi áp dụng ở quy mô lớn. Biện pháp kiểm soát kết hợp giữa biện pháp thủ cơng và biện pháp hố học (phun thuốc diệt trừ), đi kèm với các biện pháp khôi phục đất sau xử lý được xem là biện pháp lâu dài hơn trong việc kiểm sốt lồi thực vật này tại các khu vực bảo tồn. Biện pháp thủ công (phạt, chặt,..) cần được áp dụng cho đến khi các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm sốt lồi thực vật xâm lấn dây leo gỗ này được hoàn thành. Với biện pháp thủ công, thân của cây dây leo gỗ sẽ được thu gom, đưa tới khu vực khác, phơi khô và đốt. Đây là bước cần thiết bởi vì những phần cây phân huỷ trên bề mặt đất có thể sinh ra các hợp chất độc ngăn cản sự nảy mầm của các loại cây tự nhiên. Đối với lồi M. eberhardtii thì rất khó để kiểm sốt bởi vì sự phát triển của bộ rễ dưới mặt đất và hệ thống thân rễ sẽ làm việc phá bỏ hay xử lý bằng biện pháp hoá học gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cũng có thể kiểm sốt được lồi này bằng cách áp dụng các biện pháp xử lý liên tục và thường xuyên trong vài năm, và nếu loài này khơng cịn nguồn hạt dự trữ thì sẽ khơng có khả năng lan tràn. Mật độ cây bìm bơi có thể giảm tới 95% nếu áp dụng các biện pháp kiểm sốt liên tục trong vịng 3 năm, với bộ rễ và hệ thân rễ sau 5 năm áp dụng biện pháp kiểm sốt giảm xuống chỉ cịn hơn 1% so với mật độ trước khi xử lý. Ngoài ra, khi các cây dây leo thân gỗ này đã được loại bỏ và kiểm sốt tốt thì hệ thực vật tự nhiên có thể phát triển tương đối nhanh. Để biện pháp kiểm sốt có thể duy trì hiệu quả trong thời gian dài đòi hỏi những nỗ lực lớn bằng cách kết hợp các biện pháp thủ cơng và hố học, đồng thời cần xây dựng biện pháp kiểm soát dài hạn và phù hợp.
Cần tiến hành các nghiên cứu nhằm thúc đẩy q trình kiểm sốt lồi thực vật xâm lấn này. Nghiên cứu cần thực hiện theo 2 giai đoạn, trước khi áp dụng các biện pháp kiểm soát lâu dài.
- Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu ngắn hạn là (1): sử dụng thử nghiệm 2 loại thuốc diệt cỏ trên một khu vực diện tích nhỏ có cây bìm bơi xâm lấn. Ưu tiên cho những phương pháp tác động cả vào hệ rễ và thân cây. (2) xây dựng các khu thử nghiệm loại bỏ cây bìm bơi và các loại cỏ dại thứ sinh khác nhằm theo dõi sự khôi phục và những thay đổi kế tiếp của quần thể thực vật. Cần thực hiện các nghiên cứu xác định nguồn hạt lưu trữ trong đất để xem xem đâu là hạt của cây cỏ dại và đâu là hạt của cây bản địa để khôi phục hệ thực vật ban đầu và (3) thực hiện nghiên cứu về các loài thực vật bản địa để lựa chọn loại thực vật để nhân giống sau khi đã loại bỏ cây xâm hại.
- Nghiên cứu dài hạn thì cần đánh giá tính bền vững của các biện pháp kiểm sốt cây bìm bơi trong thời gian lâu dài. Để thực hiện việc này, cần tiến hành những công việc sau: (1) tiến hành một cuộc điều tra toàn diện tại Đà Nẵng và Huế để đưa ra những dẫn liệu bổ sung thêm kiến thức về lồi thực vật xâm thực này để chính quyền địa phương có thể xây dựng những chiến dịch kiểm sốt trên quy mơ rộng hơn. (2) Nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng các biện pháp sinh học để kiểm soát loại thực vật dây leo này. Nghiên cứu nhằm mục đích đưa vào các lồi thiên địch của khu vực nơi loài dây leo này là cây bản địa sau khi đã thử nghiệm. (3) Nghiên cứu các đặc tính sinh học, sinh thái của lồi xâm lấn này để tìm ra các yếu tố quyết định làm cho các loài này trở thành loài xâm lấn mạnh trong khu vực, và xác định được những điểm yếu trong chu trình phát triển của chúng mà có thể khai thác nhằm thu được kết quả kiểm soát cao hơn. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp có tính lâu dài và hiệu quả.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Các thí nghiệm được tiến hành tại Bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian tiến hành đề tài: Từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Bìm bìm hoa trắng (Merremia eberhardtii) tại Bán đảo Sơn Trà - Đà nẵng.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây Bìm bìm hoa trắng
- Đặc điểm hình thái thực vật cây Bìm bìm hoa trắng.
- Đặc điểm sinh thực và hạt cây Bìm bìm hoa trắng tồn lưu trong đất. - Khả năng tái sinh cây Bìm bìm hoa trắng.
- Khả năng nảy mầm từ hạt Bìm bìm hoa trắng (sinh sản hữu tính).
3.4.2 Nghiên cứu một số biện pháp phịng trừ cây Bìm bìm hoa trắng
- Hiệu quả và khả năng ứng dụng biện pháp cắt gốc cây Bìm bìm hoa trắng trưởng thành.
- Hiệu quả và khả năng ứng dụng biện pháp nhổ cây Bìm bìm hoa trắng mới mọc từ hạt.
- Hiệu quả và khả năng sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt cây con Bìm bìm hoa trắng mới mọc từ hạt.
- Hiệu quả và khả năng sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt cây Bìm bìm hoa trắng trưởng thành bằng hình thức phun lên lá.
- Hiệu quả và khả năng sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt cây Bìm bìm hoa trắng trưởng thành bằng biện pháp tiêm thuốc trừ cỏ vào thân cây.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học 3.5.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học
3.5.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật của Bìm bìm hoa trắng
Phương pháp nghiên cứu được dựa theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), giới thiệu trong “Các phương pháp nghiên cứu thực vật”.
- Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa các nguồn tài liệu, các kết quả của các nghiên cứu đã cơng bố, các hình ảnh, hình vẽ liên quan đến các lồi Bìm bìm hoa trắng có ở Việt Nam đang được lưu giữ tại các thư viện, phòng tiêu bản, phòng bảo tàng thực vật, website trong và ngoài nước.
- Phương pháp thu mẫu: Mỗi cây thu 3-10 mẫu. Mỗi mẫu phải có đầy đủ
các bộ phận, nhất là cành, lá và hoa Cùng một cây thu mẫu ở cả cành non và cành già để thấy được sự biến đổi theo di truyền, cùng một loài thu ở nhiều địa điểm khác nhau để thấy được sự biến đổi theo sinh thái. Mẫu được đeo etiket, các mẫu trên cùng cây phải đánh cùng 1 số hiệu mẫu.
- Phương pháp mô tả phân tích đặc điểm hình thái thực vật: sử dụng phương pháp hình thái so sánh. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho đến nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi mơi trường. Đặc điểm thực vật của mẫu cây được quan sát bằng mắt thường, kính lúp soi nổi và mơ tả phân tích.
3.5.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thực và hạt cây Bìm bìm hoa trắng tồn lưu trong đất
- Nghiên cứu điều tra thực địa:
Phương pháp nghiên cứu được dựa theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật”.
- Điều kiện lập tuyến:
+ Không lập tuyến điều tra hạt tồn lưu trong đất ở các lơ khơng có Bìm bìm hoa trắng phát triển và trên các lô rừng trồng sản xuất;
+ Tuyến điều tra phải thẳng, có địa hình mấp mơ (ven đường, ven suối), được bố trí tại khu vực gần đường giao thơng (để thuận tiện cho việc nghiên cứu, hạt thường thường theo nước mưa trôi về dọc đường giao thông), mỗi khu vực vạch 01 tuyến chính để từ đó lập 04 tuyến điều tra theo hướng phụ;