Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh ninh bình và thử nghiệm biện pháp điều trị (Trang 33)

Hiện nay, trên thế giới ngành chăn nuôi đang rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Để cải tạo chất lượng đàn giống thì vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm tử cung. Do đó, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm tử cung và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Theo A.I.Sobko and N.I.GaDenko. (1978), nguyên nhân của bệnh viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, do hiện tượng sát nhau. Bệnh phát triển là do nuôi dưỡng không đủ chất, do đưa vào đường sinh dục những chất kích thích đẻ, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa chất nhày ở bộ máy sinh dục.

Theo F.Madec and C.Neva (1995), hiện viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lần động dục tiếp theo có thể giải thích nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản. Ông cũng cho biết, khi tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn nái ở xứ Brơ-ta-nhơ (Pháp) năm 1991 thì phát hiện thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung. Viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt ở một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vào ngày hôm sau và bệnh thường kéo dài 48 đến 72 giờ.

Theo nguồn tin từ trang web www.Sciencedirect.com, Công ty Bayer nghiên cứu 828 lợn nái đẻ được chia thành 4 nhóm gồm:

Nhóm 1: Không được điều trị.

Nhóm 2: Điều trị bằng 25g hỗn hợp theo tỷ lệ 1,25g Furazolidone + 5g Sulphadimidine sodiumsulfat.

Nhóm 3: Điều trị bằng 2,5mg/kg P Enrofloxacin Nhóm 4: Điều trị bằng 5mg/ kg P Enrofloxacin

Kết quả cho thấy khi dùng Enrofloxacin làm giảm tỷ lệ tử vong ở lợn con, giảm tỷ lệ sốt và hiện tượng pH sữa mẹ tăng cao.

Ở Cuba các bác sỹ thú y sử dụng dung dịch Lugol 5% điều trị đạt kết quả cao và dùng thuốc Neometrina đặt trong tử cung đạt kết quả điều trị cao.

Theo Popkov (Liên Xô) đã sử dụng phương pháp tiêm các kháng sinh sau vào màng treo tử cung của lợn nái bị viêm tử cung đạt kết quả điều trị cao:

Streptomycin 0,25g Penicilline 500.000 UI

Dung dịch MgSO4 1% 40 ml + VTMC. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh mẽ, số lượng đầu lợn tăng lên không ngừng, song song với nó tình hình dịch bệnh cũng tăng, đặc biệt là bệnh sinh sản. Trong khi đó người chăn nuôi chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết nên năng suất chăn nuôi chưa cao. Mặt khác, các công trình nghiên cứu về bệnh sinh sản, đặc biệt là bệnh viêm tử cung còn rất ít, do đó tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đang ngày càng gia tăng.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2003), tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa, khi thử nghiệm điều trị tác giả nhận thấy dùng PGF2α liều 25mg tiêm dưới da kết hợp với dung dịch Lugol 0,1% thụt cho kết quả điều trị cao.

Theo Lê Xuân Cương (1986), lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lí sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung.

Theo Phạm Chí Thành (1997), sử dụng Rivanol 1%, dung dịch Lugol 0,5%, kháng sinh để điều trị viêm tử cung cho kết quả cao. Theo Trần Tiến Dũng (2004), bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 – 50%, trong đó viêm cơ quan ngoài ít chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đàn lợn nái ngoại đang trong giai đoạn sinh sản nuôi tại một số trang trại thuộc tỉnh Ninh Bình.

- Đàn lợn con được sinh ra từ những lợn nái mẹ bình thường và lợn nái mẹ mắc bệnh viêm tử cung đang ở trong giai đoạn bú sữa.

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu

- Các trang trại chăn nuôi lợn nái tại tỉnh Ninh Bình.

- Bộ môn Ngoại sản, khoa Thú y, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. 3.1.4. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái sinh sản tại tỉnh Ninh Bình Ninh Bình

3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Ninh Bình cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Ninh Bình

- Ảnh hưởng của lứa đẻ - Ảnh hưởng của mùa vụ

- Ảnh hưởng của hiện tượng thai chết lưu - Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay - Ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ

- Ảnh hưởng của thời gian đẻ

- Ảnh hưởng của thời gian thích nghi

3.2.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh viêm tử cung lợn mẹ đến bệnh tiêu chảy ở lợn con chảy ở lợn con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4. Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch viêm tử cung

- Thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái bình thường và mắc bệnh viêm tử cung

- Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của một số loại vi khuẩn hiếu khí (E.coli Spp, Salmonella Spp, Staphylococcus Spp, Streptococcus.Spp, Pseudomonas) phân lập được từ dịch viêm tử cung.

- Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung

3.2.5. Thử nghiệm biện pháp điều trị

- Thử nghiệm biện pháp điều trị bằng các phác đồ khác nhau và theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian khỏi và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Xác định tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi, thăm khám trực tiếp vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi, thăm khám trực tiếp 3.3.2. Xác định mối quan hệ giữa bệnh viêm tử cung lợn mẹ đến bệnh tiêu chảy của lợn con

Theo dõi các đàn lợn con sinh ra từ lợn mẹ bình thường và lợn mẹ mắc bệnh viêm tử cung. Ghi nhận và tổng hợp về số con bị tiêu chảy ở từng ổ

3.3.3. Xác định sự biến đổi vi khuẩn

Việc phân lập xác định vi khuẩn hiếu khí được thực hiện theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO - 17025 (Phòng thí nghiệm chỉ định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

3.3.4. Thử kháng sinh đồ

Việc thử tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh được đánh giá theo “Các tiêu chuẩn lâm sàng trong phòng thí nghiệm của Hội đồng Quốc gia Mỹ” (The United State National Committee for Clinical Laboratory Standards guidelines - NCCLS, 1997).

3.3.5. Xác định phác đồ điều trị hữu hiệu

Bằng phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian điều trị và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi được điều trị lành bệnh.

3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được lưu trữ trong file Excel (Microsoft Excel, phiên bản 7.0) và được kiểm tra đối chứng với số liệu gốc 3 lần để tránh sai sót trước khi được xử lý. Lứa đẻ của lợn được chia thành 3 nhóm đó là lứa 1, lứa 2-5 và nhóm >5. Thời gian

đẻ của lợn được chia thành 2 nhóm, đó là nhóm <4h và nhóm ≥4h. Số lợn con sinh ra trên ổ được chia thành 2 nhóm, đó là <12 con và ≥12 con/lứa. Thời gian thích nghi của lợn nái là quãng thời gian từ khi lợn được chuyển từ chuồng bầu về chuồng đẻ đến khi đẻ được chia thành 2 nhóm, đó là nhóm <10 ngày và nhóm ≥10 ngày. Sự ảnh hưởng của các yếu tố lứa đẻ, thời gian đẻ, can thiệp tay, số con sinh ra/ổ, thời gian thích nghi, thai chết lưu đối với tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn được kiểm định bằng phương pháp khi bình phương. Tương tự sự ảnh hưởng của viêm tử cung trên lợn mẹ đến tỉ lệ mắc bệnh ở lợn con, ảnh hưởng của phác đồ đối với tỉ lệ khỏi bệnh viêm tử cung được kiểm định bằng phương pháp khi bình phương. Thời gian điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ ở các phác đồ khác nhau được so sánh bằng phương pháp One Way ANOVA. Các phép so sánh được thực hiện trong phần mềm SPSS, phiên bản 22.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI TẠI TỈNH NINH BÌNH

Với mục đích tìm hiểu tình hình bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại đang trong giai đoạn sinh sản nuôi tại tỉnh Ninh Bình, chúng tôi lựa chọn 5 trại nuôi lợn nái ngoại đại diện cho các khu vực chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh và tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi tại 5 trại khảo sát. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1 và biểu diễn trên hình 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc tỉnh Ninh Bình (n= 504)

Địa điểm nghiên cứu Số lợn nái theo dõi (con)

Số lợn nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc VTC (%)

Trại Trần Đức Chính 105 23 21,90b

Trại Trịnh Duy Tân 95 18 18,95b

Trại Nguyễn Văn Quân 100 33 33,00a

Trại Đỗ Văn Ước 88 15 17,05b

Trại Phạm Văn Miễn 116 36 31,03a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số 504 82 26,27

Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Ninh bình là khá cao trung bình 26,27% dao động từ 17,05 đến 33,00%. Tỷ lệ mắc bệnh ở các trại chăn nuôi khác nhau là khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại ở trại Nguyễn Văn Quân cao nhất (33,00%), sau đó đến trại Phạm Văn Miễn (31,03%), trại Trần Đức Chính (21,9%), trại Trịnh Duy Tân (18,95%) và thấp nhất ở trại Đỗ Văn Ước (17,05%). Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại giữa trại Nguyễn Văn Quân so với trại Phạm Văn Miễn; giữa trại Trần Đức Chính so với trại Trịnh Duy Tân và Đỗ Văn Ước là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Sự sai khác này giữa trại Nguyễn Văn Quân và trại Phạm Văn Miễn so với 3 trại còn lại là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Ninh Bình được thể hiện rõ hơn tại hình 4.1.

Hình 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc tỉnh Ninh Bình

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát chúng tôi nhận thấy lợn nái ở trang trại Nguyễn Văn Quân và Phạm Văn Miễn bị mắc viêm tử cung cao như vậy là do: cơ cấu đàn giống chưa hợp lý, trong trang trại số lượng nái đã sinh sản đến lứa thứ 5, thứ 6 còn cao. Phẩm chất con giống không tốt, rất nhiều lợn nái được chọn lọc từ những đàn lợn con thương phẩm của chính trang trại mình. Bên cạnh đó thì công tác vệ sinh cũng chưa tốt, chuồng trại còn ẩm thấp. Đa số công nhân làm việc tại các trang trại là những người nông dân lao động, không qua đào tạo cơ bản nên kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn không đảm bảo, kinh nghiệm trong công tác chăm sóc lợn nái sinh sản, kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn còn hạn chế. Đối với trang trại lợn Đỗ Văn Ước được đầu tư bài bản hơn, có quy mô lớn hơn, phẩm chất giống tốt và có đội ngũ kỹ thuật công nhân lành nghề.

Kết quả khảo sát đàn lợn nái ngoại thuộc một số địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003) cho biết: tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 23,65%, Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) công bố tại Tiên Du, Bắc Ninh tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái lên tới 39,54%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Một số công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Kirwood R. N. (1999) đã công bố tỉ lệ viêm tử cung

của lợn nái tại Anh được cho là biến động từ 11 - 37,2%. Theo Ivashkevich O. P. et al. (2011), tỉ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%. Như vậy, kết quả nghiên cứu này nằm trong phạm vi kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI

4.2.1. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo lứa đẻ Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo lứa đẻ (đẻ lứa 1, đẻ từ 2 – 5 lứa và đã đẻ trên 5 lứa). Qua khảo sát trực tiếp 504 con lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Ninh Bình, chúng tôi thấy có sự khác nhau về tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2 và biểu diễn tại hình 4.2

Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ (n= 504)

Lứa đẻ Số con theo dõi (con) Số con mắc VTC (con) Tỉ lệ mắc VTC (%) Lứa 1 77 24 31,2a Lứa 2-5 376 39 10,4b Lứa >5 51 19 37,3a

Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: ở các lứa đẻ khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau. Ở lứa đẻ 1 có 77 con theo dõi, có 24 con mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao (31,2%). Đặc biệt từ lứa thứ 5 6 trở đi, có 51 con theo dõi thì có đến 19 con mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ cao nhất (37,3%) và cao hơn hẳn các lứa khác. Tuy nhiên, ở các lứa đẻ 2 -5, với tổng số 376 con theo dõi, có 39 con mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ thấp nhất 10,4%. Sự sai khác về tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung ở lứa đẻ 1 và các lứa đẻ trên 5 lứa là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), tuy nhiên sự sai khác này giữa các lứa đẻ này so với lứa đẻ 2 – 5 là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hình 4.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại

Theo nhận định của chúng tôi ở những đàn nái đẻ lứa đầu, khớp bán động háng mới mở lần đầu, lợn khó đẻ. Công nhân dùng tay can thiệp dẫn đến sây sát niêm mạc và gây viêm tử cung. Đối với đàn nái đẻ nhiều lứa do trương lực cơ tử cung giảm, dẫn tới co bóp yếu, không đủ cường độ để đẩy các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài, do sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Còn ở các lứa đẻ 2 – 4, lúc này cơ thể lợn mẹ đã phát triển thành thục hoàn toàn, tử cung vẫn có sự đàn hồi tốt nên lệ lợn nái mắc viêm tử cung thấp hơn. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007), Ngô Thi Giang (2013), Phạm Huy Hân (2014). Theo các tác giả này lợn nái ở lứa đầu ở lợn nái đã đẻ nhiều lứa có tỉ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa khác. Tác giả cho rằng, ở lứa 1 do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh ninh bình và thử nghiệm biện pháp điều trị (Trang 33)