Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng vịt biển 15 đại xuyên (Trang 38)

Từ tháng 07/2016 đến tháng 03/2017. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

* Các chỉ tiêu chất lượng trứng vịt Biển 15- Đại Xuyên. * Ảnh hưởng của tỷ lệ đẻ đến kết quả ấp nở.

* Theo dõi quá trình giảm khối lượng của trứng. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp phân lô so sánh đảm bảo độ đồng đều chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm. Các đàn vịt nuôi lấy trứng thí nghiệm thì có cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh. Mỗi thí nghiệm được lặp lại ít nhất 3 lần. Trước khi đưa vào ấp được bảo quản theo chế độ: Bảo quản từ 1 – 4 ngày trong điều kiện 18 – 24oC, bảo quản 5 – 7 ngày trong điều kiện 15 – 17oC, ẩm độ 70 – 80%. Mỗi ngày đảo trứng 1 lần và chuyển ra điều kiện trên 25oC. Trứng bảo quản và ấp đều được xếp hướng đầu to lên trên.

Chế độ ấp được thực hiện như sau:

Chế độ ấp đa kỳ: 1 – 24 ngày ấp nhiệt độ 37,4 – 37,5oC; ẩm độ 55%.

: 25 – 28 ngày ấp nhiệt độ 37,2 – 37,4oC, ẩm độ ngày 25 là 52%; 26 – 28 ngày ấp là: 68 – 72%.

3.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm khác về ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên ngoài nhiệt độ và ẩm độ được bố trí như sau:

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giảm khối lượng trứng đến kết quả ấp nở. Cân trứng trong giai đoạn ấp từ 1 – 24 ngày: cân trứng trước khi ấp, cân ở ngày thứ 7, 14, 21, 24.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ đẻ đến kết quả ấp nở

Lô TN Lô 1 Lô 2 Lô 3

Tỷ lệ đẻ 10 – 30% 31 – 70% >70%

Lặp lại (lần) 3 3 3

Số trứng/lần (quả) 300 300 300

Thí nghiệm được thực hiện với n= 3 lần, mỗi lô thí nghiệm 300 quả

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.2.1. Chỉ tiêu về chất lượng trứng

Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được khảo sát và đánh giá trên hệ thống kiểm tra chất lượng trứng tại Trung tâmNghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

- Khối lượng trứng: được xác định bằng cách cân từng quả trên cân điện tử của Nhật có độ chính xác ± 0,1g.

- Chỉ số hình dạng trứng: được xác định bằng cách đo đường kính lớn (D), đường kính nhỏ (d) trứng bằng thước kẹp có độ chính xác ± 0,01mm và được tính bằng công thức:

CSHD = D/d

Trong đó: D là đường kính lớn (mm); d là đường kính nhỏ (mm). - Xác định chất lượng vỏ trứng:

+ Độ chịu lực của vỏ: được xác định bằng dụng cụ đo lực của Nhật Bản, đơn vị tính kg/cm2.

+ Độ dày vỏ: xác định bằng micromet có độ chính xác ± 0,01mm đo ở 3 vị trí vùng đầu tù, vùng giữa và vùng đầu nhọn trứng.

- Xác định các chỉ tiêu chất lượng trứng theo phương pháp của Orlov (1963); Xergeev (1977) (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994):

+ Dùng thước 3 chân đo chiều cao của lòng trắng đặc, chiều cao lòng đỏ. + Dùng thước kẹp có độ chính xác ± 0,01mm đo đường kính lòng đỏ (đo 2 lần lấy giá trị trung bình) và đo đường kính của lòng trắng đặc (đo chiều dài và chiều rộng lấy giá trị trung bình) và tính toán theo phương pháp sau:

Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100

Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) x 100 Khối lượng trứng (g) Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) x 100 Khối lượng trứng (g) Chỉ số lòng đỏ = Chiều cao lòng đỏ (mm) Đường kính lòng đỏ (mm) Chỉ số lòng trắng = Chiều cao lòng trắng đặc (mm) Đường kính lòng trắng đặc (mm)

Đơn vị Haugh là một chỉ số của mối liên hệ giữa chiều cao của lòng trắng đặc và khối lượng trứng. Được đo theo thiết bị của Trung tâm NC Vịt Đại Xuyên.

Chất lượng trứng được đánh giá theo từng mức đơn vị Haugh như sau:

Chất lượng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Đơn vị Haugh 80 – 100 79 - 65 64 – 55 < 55

Xác định giảm khối lượng trứng trong giai đoạn ấp: Cân trứng trước khi vào ấp có đánh số thứ tự, cân trứng vào ngày ấp thứ 0, 7, 14, 21 và 25 ngày ấp; bằng cân điện tử của Nhật có độ chính xác ± 0,1 g.

3.4.2.2. Các chỉ tiêu ấp nở

Soi kiểm tra trứng sau 7 ngày ấp; xác định tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở theo các công thức sau:

Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100

Số trứng đưa vào ấp (quả) Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = Số trứng chết phôi (quả) x100

Số trứng có phôi (quả)

Tỷ lệ trứng tắc (%) = Số trứng tắc (quả) x100

Tỷ lệ nở/trứng có phôi (%) = Số vịt nở ra còn sống (con) x100 Số trứng có phôi (quả)

Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) = Số vịt nở ra còn sống (con) x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

Tỷ lệ vịt loại 1/số vịt nở ra còn sống (%) = Số vịt loại 1 (con) x 100 Số vịt nở ra còn sống (con) 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Minitab phiên bản 16.0 và Excel 2010.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG

Chất lượng trứng gia cầm là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ đến kết quả ấp nở và khối lượng vịt con nở ra. Chúng tôi tiến hành khảo sát trứng giống lúc 40 tuần tuổi, khi các chỉ tiêu về trứng tương đối ổn định, thể hiện đúng chất lượng của giống. Trứng lấy khảo sát là những trứng được đẻ ra không quá 24h, có đủ tiêu chuẩn của trứng giống. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên

n=35 Chỉ tiêu Đvt X ± SE

Khối lượng trứng gam 83,29 ± 0,820 Chỉ số hình dạng 1,435 ± 0,021 Chỉ số lòng đỏ 0,460 ± 0,021 Tỷ lệ lòng đỏ % 30,57 ± 0,480 Chỉ số lòng trắng 0,109 ± 0,002 Tỷ lệ vỏ % 11,89 ± 0,520 Độ dày vỏ mm 0,41 ± 0,004 Đơn vị Haugh 89,68 ± 0,720

Qua khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên có khối lượng lúc tương đối lớn, đạt 83,29g. Kết quả này cho thấy khối lượng trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên tương đương khối lượng trứng vịt PT 83,99g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2008), đồng thời thấp hơn so với vịt SM (90,67g) của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) và vịt SM3SH là 88,59g (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2008). Như vậy, trứng của vịt Biển 15 - Đại Xuyên có khối lượng tương đương so với trứng của vịt kiêm dụng PT, thấp hơn vịt chuyên thịt (SM và SM3SH).

Bên cạnh khối lượng, hình dạng trứng cũng là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng trứng giống. Hình dạng trứng của các loài, giống gia cầm khác nhau thì khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, cấu tạo, đặc điểm co bóp của ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng. Bình thường trứng vịt có chỉ số hình dạng dao động từ 1,20 - 1,58 (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Kết quả nghiên cứu về chỉ số hình dạng của vịt Biển 15 - Đại Xuyên là 1,435. Như vậy kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả trên. Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), chỉ số hình dạng của trứng vịt SM3SH bố mẹ là 1,41; của vịt Star 76 là 1,41. Kết

quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Dồng và cs. (1985) trên trứng Anh Đào và trứng vịt Cỏ: 1,40 – 1,42. Như vậy kết quả trên trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên cao hơn không nhiều.

Chỉ số lòng đỏ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng đỏ. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011), trứng gia cầm tươi chỉ số lòng đỏ từ 0,4 - 0,5; chỉ số này càng cao càng tốt, chỉ số lòng trắng lớn hơn 0,08; chỉ số này càng thấp chất lượng trứng càng kém. Kết quả cho thấy chỉ số lòng trắng của trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên đạt 0,109; chỉ số lòng đỏ đạt 0,46. Như vậy trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên đảm bảo đạt tiêu chuẩn trứng giống.

Trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên có tỷ lệ lòng đỏ thấp (30,08%), chỉ số này thấp hơn so với trứng vịt PT là 31,4% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011b); Bầu Bến là 35,3% và trứng vịt Đốm là 34,7% của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007).

Độ dày vỏ là chỉ tiêu mang cả ý nghĩa kỹ thuật và kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ dập vỡ trong quá trình đóng gói, ấp trứng, vận chuyển, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tỷ lệ nở và chất lượng vịt con. Độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là hàm lượng canxi, photpho và vitamin D trong khẩu phần cũng như mùa vụ nuôi trong năm. Kết quả khảo sát cho thấy độ dày vỏ trứng của trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên đạt 0,41 mm. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011), độ dày của vỏ trứng gia cầm lớn hơn 0,32 là trứng tốt, Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấyđộ dày vỏ trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên là tốt.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), độ dày vỏ của vịt SM3SH bố mẹ là 0,37 mm, của vịt Star 76 là 0,39 - 0,40 mm. Độ dày của vỏ trứng vịt PT (0,44mm) và vịt Đốm (0,34mm) của Đặng Vũ Hòa (2014). Như vậy kết quả trên vịt Biển 15 - Đại Xuyên cao hơn vịt SM3SH nhưng thấp hơn vịt PT.

Trong các chỉ tiêu chất lượng trứng, đơn vị Haugh là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng. Theo Lê Hồng Mận và cs. (1993); trứng được coi là mới và đảm bảo chất lượng phải có đơn vị Haugh từ 80 trở lên. Kết quả chúng tôi đạt là 89,68; chứng tỏ trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên đảm bảo chất lượng trứng giống.

Ngoài việc đánh giá chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ, đơn vị Haugh, tỷ lệ các thành phần của trứng là một chỉ tiêu quan trọng cần xác định.

Tỷ lệ giữa các thành phần cấu tạo trứng là yếu tố quan trọng khi phân tích chất lượng trứng đồng thời là cơ sở quyết định đến tỷ lệ nở cao hay thấp. Ở trứng

vịt Biển 15 - Đại Xuyên tỷ lệ các thành phần của trứng là: lòng đỏ chiếm 30,57%; lòng trắng chiếm 57,54% và vỏ chiếm 11,89%.

Như vậy, vấn đề cần quan tâm đến đặc điểm hình thái của trứng và cấu tạo các thành phần đối với trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên là: trứng có khối lượng tương đối lớn so với các loại trứng vịt nội. Và đặc biệt trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên có độ dày vỏ trứng tới 0,41mm. Trong khi trứng các laoij vịt khác chỉ khoảng 0,38 – 0,40mm. Cho nên cần nghiên cứu một quy trình ấp riêng cho loại trứng này.

Khi kích thước của trứng lớn như vậy thì sự lắng lòng trắng sẽ lớn. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, kích thước các chiều đo, độ dày vỏ trứng, chúng tôi đã tiến hành cải tiến để có một quy trình ấp phù hợp với trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên. Quy trình đó được tóm tắt như sau:

Chế độ ấp đa kỳ nhiệt độ trong máy đạt 37,4 – 37,5oC, ẩm độ 55%.

Đảo trứng bằng tay: ngoài việc máy ấp đảo trứng mỗi giờ một lần thì chuyển trứng ra ngoài máy, đảo tay lật lại từng quả kết hợp với làm mát. Thời gian làm mát tăng theo ngày ấp. Từ ngày 1 – 24 trứng trong máy ấp, 25 – 26 ngày chuyển trứng sang máy nở.

Khi áp dụng quy trình đó tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên chúng tôi đã đạt được tỷ lệ nở cao đạt 90,22% trên phôi và 86,11% trên tổng trứng vào ấp.

4.2. SỰ GIẢM KHỐI LƯỢNG TRỨNG Ở CÁC LÔ ẤP KHÁC NHAU Trong quá trình ấp luôn diễn ra quá trình bay hơi nước từ trứng, đây là Trong quá trình ấp luôn diễn ra quá trình bay hơi nước từ trứng, đây là một đặc điểm quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của phôi. Sự bay hơi nước trong giai đoạn đầu phụ thuộc vào độ ẩm môi trường rất lớn, nước bị bay hơi từ lòng trắng trứng. Ở giai đoạn sau sự bay hơi nước là do quá trình trao đổi chất được thực hiện trong trứng. Nước không chỉ bay hơi từ trứng do ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài, mà trong quá trình phôi phát triển cường độ trao đổi chất cũng có một ảnh hưởng lớn tới độ bay hơi nước từ trứng , nhất là ở nửa sau của quá trình ấp.

Để đánh giá đúng mức độ giảm khối lượng chúng tôi đã cân trứng trước khi bắt đầu cho vào ấp, đánh số thứ tự, sau đó tiến hành cân ở các ngày ấp: trước khi đưa trứng vào ấp, ngày thứ 7, 14, 21, 24.

Bảng 4.2. Tỷ lệ giảm khối lượng trong quá trình ấp trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên

n = 2500 quả

Thời gian ấp X (g) P giảm

(g)

(%) so với P vào ấp

Tỷ lệ giảm bình quân/ngày (%)

Trước khi vào ấp 85,21 0 0 0 7 ngày ấp 80,59 4,62 5,42 0,77 14 ngày ấp 78,01 7,2 8,45 0,43 21 ngày ấp 74,17 11,04 12,96 0,64 24 ngày ấp 72,67 12,54 14,72 0,59

Tỷ lệ giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp của trứng vịt Biển 15- Đại Xuyên qua các giai đoạn ấp có sự khác nhau rõ rệt.

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ giảm khối lượng trứng tăng lên theo thời gian ấp. Sau 7 ngày ấp tỷ lệ giảm khối lượng là 4,62% trung bình giảm 0,77%/ngày. Sau đó tỷ lệ giảm khối lượng trứng tăng lên ở các giai đoạn 14, 21 và 24 ngày ấp. Sau 24 ngày ấp giảm 12,54% trung bình giảm 0,59%/ ngày, đến ngày ấp thứ 24 thì khối lượng trứng ấp giảm 14,72%; phù hợp với kết quả nghiên cứu của tài liệu nước ngoài về trứng vịt.

Theo dõi sự giảm khối lượng trứng vịt CV Super M trong quá trình ấp, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), cho biết sau 24 ngày ấp tỷ lệ giảm khối lượng trứng là 13,4%, bình quân giảm 0,56%/ngày. Như vậy thí nghiệm của chúng tôi kết quả về giảm khối lượng trứng cũng đạt tương đương.

Bạch Thị Thanh Dân (1995) cho biết tỷ lệ giảm khối lượng trứng ngan ở 30 ngày là 13,39% thấp hơn với kết quả của chúng tôi trên trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên ở 24 ngày ấp. Selbul (1993), thông báo rằng trứng ngan sau 30 ngày ấp giảm khối lượng 12,29% có kết quả nở cao hơn nhiều so với trứng có tỷ lệ giảm 10,37 và 9,7%.

Khi nghiên cứu về giảm khối lượng của trứng gia cầm tác giả Schuberth and Ruhland (1978) cho biết: sự bốc hơi nước của trứng không những phụ thuộc vào độ ẩm môi trường không khí trong máy ấp mà còn phụ thuộc vào kích thước của trứng và độ dày của vỏ trứng. Độ dày vỏ và màng vỏ cũng đóng vai trò không nhỏ đến sự bốc hơi nước từ trứng.

Đồ thị 4.1. Tỷ lệ giảm khối lượng trong quá trình ấp trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên

Trứng có phôi tỷ lệ bay hơi nước về cuối quá trình ấp tăng lên. Khi bắt đầu ấp nước bay hơi từ trứng chỉ đơn thuần theo tính chất lý học tức là phụ thuộc nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió trong máy ấp. Khi phôi đã lớn hơn và các màng phôi bắt đầu hoạt động thì càng ngày sự bay hơi nước càng mang tính chất sinh lý nghĩa là phụ thuộc vào thể trạng và cường độ trao đổi chất của phôi. Trong từng giai đoạn ấp thể hiện mức độ trao đổi chất và sự phát triển của phôi. Nếu trứng bị mất nhiều nước vì bay hơi trong khi ấp thì tỷ lệ nở sẽ kém vì phôi khó phát triển. Các trứng mất ít nước trước khi ấp sẽ cho tỷ lệ nở cao hơn rất nhiều. Đặc biệt trong khi ấp cần theo dõi và kiểm soát được độ bay hơi nước từ trứng. Tuy nhiên không thể chỉ chú trọng tới độ giảm khối lượng chung của cả quá trình ấp bởi vì độ giảm khối lượng trứng trong từng giai đoạn mang ý nghĩa rất khác nhau . Khi mới bắt đầu ấp nước bay hơi đi từ lòng trắng nơi tập trung dự trữ nước cho phôi sử dụng. Vì vậy, phải giữ tới mức tối đa để trứng khỏi bị bay hơi mất nước nhiều, tăng lượng nước mang các chất dinh dưỡng từ lòng trắng và lòng đỏ đưa vào cho phôi. Làm giảm độ bay hơi nước từ trứng trong những ngày đầu tiên cũng là làm giảm nhiệt mà trứng bị mất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng vịt biển 15 đại xuyên (Trang 38)