Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng vịt biển 15 đại xuyên (Trang 32)

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Lê Xuân Đồng (1994), cho rằng tỷ lệ ấp nở của trứng vịt có hệ số di truyền thấp (0,14 - 0,17). Như vậy tỷ lệ ấp nở của trứng vịt chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện môi trường tức là chế độ ấp nở, chăm sóc nuôi dưỡng, sức khỏe đàn vịt sinh sản.

Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), nghiên cứu trên trứng vịt CV SuperM cho biết tỷ lệ lòng đỏ trứng là 34,64%, lòng trắng là 52,66%, vỏ trứng là 13% là phù hợp để ấp nở. Cũng theo các tác giả này, chế độ ấp đơn kỳ như sau: giai đoạn 1 - 7 ngày nhiệt độ 37,6 - 37,8oC, 8 - 24 ngày nhiệt độ 37,3 - 37,5oC, 25 - 28 ngày nhiệt độ 37,2 - 37,40C. Về ẩm độ, giai đoạn 1 - 7 ngày ẩm độ 56 - 58%, 8 - 24 ngày ẩm độ 54 - 56%, 25 ngày ấp ẩm độ 52%, 26 - 28 ngày ấp ẩm độ 68 - 72%. Chế độ ấp đa kỳ: 1 - 24 ngày ấp nhiệt độ 37,4 - 37,50C, ẩm độ 55% và 25 - 28 ngày ấp nhiệt độ và ẩm độ giống như trong chế độ ấp đơn kỳ. Cũng theo nhóm tác giả này cho biết việc đảo trứng có ảnh hưởng đến trao đổi khí, sự phát triển của tuần hoàn chống sự dính phôi, dính niệu nang với lòng đỏ. Trứng vịt CV Super M thì ngoài việc đảo trứng bằng máy thì phải đảo trứng bằng tay. Thí nghiệm được thực hiện trên sáu lô trứng ấp như sau:

Lô 1: 3 - 13 ngày ấp đảo 1 lần/ ngày, 14 - 24 ngày đảo 2 lần/ ngày. Lô 2: 3 - 24 ngày đảo 1 lần/ ngày.

Lô 3: 9 - 13 ngày ấp đảo 1 lần/ ngày, 14 - 24 ngày đảo 2 lần/ ngày. Lô 4: 9 - 24 ngày đảo 1 lần/ ngày.

Lô 5: 14 - 24 ngày đảo 1 lần/ ngày. Lô 6: Không đảo trứng ngoài máy.

Kết quả cho biết tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ cùi dừa cạnh, tỷ lệ trứng tắc của lô 1 thấp nhất, lô 2,3,4,5 không có sự khác nhau còn của lô 6 là cao nhất. Tỷ lệ nở/phôi lô 1 là cao nhất cao hơn lô 2,3,4,5, cao hơn rất nhiều so với lô 6 (17,44%).

Trần Phùng và cs. (1995), nghiên cứu quy trình ấp nở trứng vịt Khaki Campbel cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ ấp khác nhau đến sự phát triển của phôi, thời gian và tỷ lệ nở của trứng vịt. Thí nghiệm với 3 mức nhiệt độ: lô 1 (37,8; 37,5 và 37,3oC); lô 2 (37,5; 37,3 và 37oC); lô 3 (37,3; 37,1 và 36,8oC). Kết quả cho thấy tỷ lệ giảm khối lượng trứng sau 24 ngày ấp lô 1 (12,84%); lô 2 (12,01%) và lô 3 (10,02%). Tỷ lệ chết phôi lô 1 (24%); lô 2 (11,66%) và lô 3 (13,42%). Thời gian ấp nở sớm nhất ở lô 1 (668,66 ± 20,95 giờ), lô 3 nở muộn nhất (712 ± 18,00 giờ). Tuy nhiên thời gian nở lô 1 ngắn nhất 29,66 giờ, lô 3 dài nhất 51 3,67 giờ. Tỷ lệ nở/trứng có phôi lô 1 (73,7%); lô 2 (88,14%); lô 3 (86,67), tỷ lệ nở vịt con loại 1 lô 1 (91,84%); lô 2 (96,49%) và lô 3 (96,1%).

Phùng Đức Tiến và Bạch Thị Thanh Dân (2004) cho biết, chế độ nhiệt trong quy trình ấp trứng ngan như sau: 1 - 11 ngày ấp nhiệt độ 38 - 38,30C, 11 - 20 ngày ấp nhiệt độ 37,7 - 380C, 20 - 26 ngày ấp nhiệt độ 37,4 - 37,60C, 26 - 31 ngày ấp nhiệt độ 37,7 - 37,80C, 31 - 35 ngày ấp nhiệt độ 37,4 - 37,50C.

Trong chương trình 100 nghề cho nhà nông, Bạch Thị Thanh Dân và cs. (2008) giới thiệu quy trình ấp trứng vịt với 2 chế độ đơn và đa kỳ:

Bảng 2.1. Chế độ ấp đơn kỳ Ngày ấp Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) 1 - 7 37,6 - 37,8 56 - 58 8 - 24 37,3 - 37,5 54 - 56 25 37,3 - 37,5 52 26 - 28 37,1 - 37,3 75 – 80

Chế độ ấp đa kỳ nhiệt độ: giai đoạn ấp 1 - 24 ngày 37,4 - 37,50C; giai đoạn nở 25 - 28 ngày 37,1 - 37,30C; Độ ẩm: giai đoạn ấp 1 - 24 ngày 55 - 57%; giai đoạn nở 75 - 80%. Nhiệt độ và độ ẩm giai đoạn nở của trứng vịt có thay đổi so với giai đoạn ấp.

Về độ ẩm: ở giai đoạn đầu và cuối, yêu cầu độ ẩm phải cao hơn so với giai đoạn giữa, giai đoạn 1 từ ngày ấp 1 đến ngày 7, độ ẩm 70 - 75%. Giai đoạn 2 từ ngày thứ 8 đến ngày 21, độ ẩm 50 - 55%, giai đoạn 3 (từ ngày 22 - 28), độ ẩm 65 - 70%.

Độ ẩm giai đoạn ấp có tác dụng điều hoà sự bay hơi nước và tỏa nhiệt của trứng. Quá trình bay hơi nước làm giảm khối lượng trứng. Độ ẩm càng cao thì quá trình bay hơi nước càng chậm và ngược lại. Trong 25 ngày ấp đầu tiên bình quân 1 ngày trứng bị giảm 0,55 - 0,57% so với khối lượng ban đầu.

Giai đoạn đầu của quá trình ấp trứng cần mức độ ẩm cao hơn giai đoạn giữa một chút nhằm hạn chế sự bay hơi nước và qua đó giảm sự mất nhiệt của trứng. Giai đoạn nở cần có ẩm độ cao hơn giai đoạn ấp để vịt con dễ nở.

Theo Nguyễn Quý Khiêm (2003), chế độ ấp trứng gà Tam Hoàng, ấp đa kỳnhư sau: Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp trong giai đoạn ấp (1 - 18 ngày) là 37,5 - 37,6oC và 55 - 60%, giai đoạn nở (19 - 21 ngày) là 37 - 37,2oC và 70 - 75%. Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp và nở/trứng có phôi tương ứng 90,95% và 94,93%. Ấp đơn kỳ: To 37,8; 37,6; 37,4 và 37,0oC, Ao 60; 55; 50 và 75% ứng với các thời kỳ 1 - 5; 6 - 11; 12 - 18 và 19 - 21 ngày có kết quả ấp nở cao nhất, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp và nở/trứng có phôi tương ứng 90,96% và 95,93%.

Phạm Thị Kim Thanh (2006), đã nghiên cứu chế độ ấp trứng gà Sao. Trong máy ấp đơn kỳ: Giai đoạn ấp từ 1 - 7; 8 - 15; 16 - 23 ngày ứng với mức nhiệt độ 38,1; 37,7; 37,5oC và mức độ ẩm 60 - 65; 55 - 60; 50 - 55% có khối lượng trứng giảm trung bình ở 23 ngày ấp là 10,80%. Giai đoạn nở: từ 24 - 24,5; 24,5 - 25; 25 - 26 ngày ứng với mức nhiệt độ 37,5; 37,3; 37,0oC và mức độ ẩm 85 - 90% đạt 90,07% tỷ lệ nở/trứng có phôi.

Trong máy ấp đa kỳ: Giai đoạn ấp từ 1 - 23 ngày ứng với mức nhiệt độ 37,7oC, mức độ ẩm 55 - 60% có khối lượng trứng giảm trung bình ở 23 ngày ấp là 10,54%. Giai đoạn nở: từ 24 - 26 ngày ứng với mức nhiệt độ 37,5 - 37,0oC, mức độ ẩm 85 - 90% tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 89,36%.

Phạm Thị Huệ (2012), đã nghiên cứu trên trứng gà tây, cho biết nhiệt độ trong chế độ ấp đơn kỳ như sau:

8 ngày ấp: Lô 1: 37,9 - 38,10C; Lô 2: 37,7 - 37,90C; Lô 3: 37,5 - 37,70C. 9 - 16 ngày ấp: Lô 1: 37,7 - 37,90C; Lô 2: 37,5 - 37,70C; Lô 3: 37,3 - 37,50C 17 - 25 ngày ấp: Lô 1: 37,5 - 37,70C; Lô 2: 37,3 - 37,50C; Lô 3: 37,1 - 37,30C.

Với chế độ nhiệt độ ấp như trên tác giả cho biết kết quả ấp như sau: Tỷ lệ nở/ trứng có phôi lô 1 đạt 86,54%, lô 2 đạt 91,71%, lô 3 đạt 88,79%. Tỷ lệ nở/ tổng trứng lô 1 đạt 81,15%, lô 2 đạt 86,65%, lô 3 đạt 83,89%.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Singh (1981), đã chỉ ra rằng chất lượng trứng ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả ấp nở. Trứng cỡ trung bình của giống tỷ lệ nở 87%, trứng nhỏ hoặc quá nhỏ 80%, trứng đặc biệt to chỉ đạt 71%, trứng mỏng vỏ, rạn nứt 53%, trứng méo mó 49%, trứng có vỏ sần sùi tỷ lệ nở chỉ đạt 47%.

Rogue and Soares (1994) cho biết, ảnh hưởng của chất lượng vỏ trứng và tuổi đẻ khác nhau đến trọng lượng của trứng trong quá trình ấp như sau: Nhóm vỏ mỏng làm tăng khối lượng phôi nhanh nhưng giảm khối lượng trứng lớn hơn, dẫn đến tỷ lệ chết phôi giai đoạn giữa và cuối cao. Với nhóm trứng có vỏ dày >1,080 mm, chết phôi ở giai đoạn giữa và cuối thấp hơn, tỷ lệ nở cao, khả năng sống lớn hơn, chết phôi ở giai đoạn giữa và cuối thấp hơn. Chất lượng vỏ và tuổi đẻ của gia cầm mái tỷ lệ nghịch với nhau, tuổi đẻ càng cao vỏ trứng càng mỏng và khối lượng tăng theo.

William (2008) cho rằng, khi ấp trứng vịt cần để mức nhiệt là 37,50C (99,50F) và độ ẩm là 55%. Nhiệt độ giai đoạn nở giữ ở mức 37,20C và độ ẩm 65%.

Tullett (1990) cho biết, nhiệt độ trong máy ấp trứng vịt là 37,5 - 37,80C, độ ẩm 60 - 65% cho đến ngày ấp thứ 24 cần giảm bớt nhiệt độ, tăng độ ẩm đến khi nở.

Swann and Brake (1990) thí nghiệm 2 chế độ ấp:

Chế độ 1: nhiệt độ 37,20C, ẩm độ 53% (28,30C nhiệt kế ướt) và chế độ 2: (nhiệt độ 37,50C, ẩm độ 60%) gia cầm nở sớm và tỷ lệ nở cao hơn chế độ ấp 1 (nhiệt độ 37,20C, ẩm độ 53%).

Cherry Valey (1991) cho biết, nhiệt độ của máy ấp trứng vịt là 37,360C (99,250F), nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn sẽ ảnh hưởng đến thời gian ấp. Độ ẩm ở mức 58% (30 - 30,50C nhiệt kế ướt) ở giai đoạn đầu và điều chỉnh theo mức giảm khối lượng của trứng.

Swann and Brake (1990), cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ theo nhiệt kế khô cao hơn và nhiệt kế ướt thấp hơn sẽ cho gia cầm nở sớm hơn so với nhiệt kế khô thấp hơn và nhiệt kế ướt cao hơn.

Khi nhiệt độ ở các vị trí khác nhau trong máy ấp có sự chênh lệch so với nhiệt độ chung của máy, với điều kiện này cần thiết phải có những thao tác đảo

vị trí của khay trứng sao cho phù hợp thì tỷ lệ ấp nở mới đạt yêu cầu (Mauldin and Jeffrey Buhr, 1995).

Trong quy trình ấp nếu cho rằng nhiệt độ đóng vai trò quan trọng có tính quyết định đến kết quả ấp nở thì độ ẩm cũng ở vị trí tương đương. Quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ nở của các loài gia cầm, đến tính trạng sức sống của gia cầm non và còn ảnh hưởng đến cả giai đoạn sinh sản của gia cầm.

Trong thông tin của Duckeggs.com/hatching eggs nêu rõ điều kiện chung để ấp trứng vịt: thời kỳ ấp 1 đến 25 ngày nhiệt độ 99,50F và độ ẩm 860F (56%); thời kỳ nở 26 - 28 ngày 98,50F và độ ẩm 940F (78%).

Theo Buzne.com cho biết trong máy ấp trứng vịt nhiệt độ giữ ở mức 99,50F (37,50C) và độ ẩm là 55%.

Wan et al. (1985) làm thí nghiệm 4 lứa trứng vịt với nhiệt độ ấp 36,7 - 37,20C và độ ẩm 78 - 80%, trứng được đưa ra làm mát 1 lần vào lúc 14 giờ hàng ngày, bắt đầu từ ngày ấp thứ 10. Nhiệt độ của nước phun lên trứng 40 - 420C,với số trứng ấp 864 quả có 83% phôi sống,kết quả tỷ lệ nở đạt 81,4%/trứng có phôi.

Cacvin and Crut (1985) cho rằng, điều kiện để ấp trứng vịt với nhiệt độ 37,4 - 37,50C; ẩm độ 65% giai đoạn nở nhiệt độ 37,4 - 37,50C, ẩm độ 86 - 92%, cho kết quả ấp nở cao.

Khi tham khảo quy trình ấp trứng vịt tại Hubpages.com/hatching duck eggs cũng cho biết những điều kiện chung để ấp trứng vịt:

Bảng 2.2. Điều kiện chung để ấp trứng vịt

Chi độ ấp Thời kỳ ấp (1 - 25 ngày) Thời kỳ nở (26 - 28 ngày) Nhiệt độ 99,50F (37,50C) 98,50F (36,950C) Độ ẩm 860F (56%) 940F (78%)

Nhiệt độ, độ ẩm, đảo trứng liên quan đến sự luân chuyển năng lượng trao đổi khí trong hô hấp và năng lượng tạo ra từ những trứng đang phát triển (Tullett, 1990).

Meltrer (1988), làm thí nghiệm trên trứng ngan với 5 mức độ ẩm 50; 55; 60; 65 và 70% trong điều kiện nhiệt độ 37,5oC tỷ lệ nở tương ứng 74,8; 77,6; 79,7; 82,2; 77,9%. Tỷ lệ giảm khối lượng 10,5%. Tương quan giữa nước mất đi (WL%) và độ ẩm tương đối (RH%) trong máy ấp được xác định bằng phương

trình hồi quy tuyến tính và WL% = 25,08 ± 0,027 RH (%); r2 = 0,927. Thí nghiệm lại với chế độ ẩm ở mức 60%; 63% và 65% cải thiện được 7% tỷ lệ nở.

Theo Orlov (1974), trứng có khối lượng lớn, việc đảo trứng 1 - 2 lần trong thời gian bảo quản là cần thiết (với góc đảo là 180o, điều này đó giúp cho tế bào phôi không dính vào vỏ).

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Thí nghiệm được tiến hành với trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên, nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

- Phương tiện sử dụng trong thí nghiệm: hệ thống máy ấp, máy nở Thanh Đảo Trung Quốc công suất 12.960 quả/máy.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 07/2016 đến tháng 03/2017. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

* Các chỉ tiêu chất lượng trứng vịt Biển 15- Đại Xuyên. * Ảnh hưởng của tỷ lệ đẻ đến kết quả ấp nở.

* Theo dõi quá trình giảm khối lượng của trứng. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp phân lô so sánh đảm bảo độ đồng đều chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm. Các đàn vịt nuôi lấy trứng thí nghiệm thì có cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh. Mỗi thí nghiệm được lặp lại ít nhất 3 lần. Trước khi đưa vào ấp được bảo quản theo chế độ: Bảo quản từ 1 – 4 ngày trong điều kiện 18 – 24oC, bảo quản 5 – 7 ngày trong điều kiện 15 – 17oC, ẩm độ 70 – 80%. Mỗi ngày đảo trứng 1 lần và chuyển ra điều kiện trên 25oC. Trứng bảo quản và ấp đều được xếp hướng đầu to lên trên.

Chế độ ấp được thực hiện như sau:

Chế độ ấp đa kỳ: 1 – 24 ngày ấp nhiệt độ 37,4 – 37,5oC; ẩm độ 55%.

: 25 – 28 ngày ấp nhiệt độ 37,2 – 37,4oC, ẩm độ ngày 25 là 52%; 26 – 28 ngày ấp là: 68 – 72%.

3.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm khác về ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên ngoài nhiệt độ và ẩm độ được bố trí như sau:

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giảm khối lượng trứng đến kết quả ấp nở. Cân trứng trong giai đoạn ấp từ 1 – 24 ngày: cân trứng trước khi ấp, cân ở ngày thứ 7, 14, 21, 24.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ đẻ đến kết quả ấp nở

Lô TN Lô 1 Lô 2 Lô 3

Tỷ lệ đẻ 10 – 30% 31 – 70% >70%

Lặp lại (lần) 3 3 3

Số trứng/lần (quả) 300 300 300

Thí nghiệm được thực hiện với n= 3 lần, mỗi lô thí nghiệm 300 quả

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.2.1. Chỉ tiêu về chất lượng trứng

Các chỉ tiêu về chất lượng trứng được khảo sát và đánh giá trên hệ thống kiểm tra chất lượng trứng tại Trung tâmNghiên cứu Vịt Đại Xuyên.

- Khối lượng trứng: được xác định bằng cách cân từng quả trên cân điện tử của Nhật có độ chính xác ± 0,1g.

- Chỉ số hình dạng trứng: được xác định bằng cách đo đường kính lớn (D), đường kính nhỏ (d) trứng bằng thước kẹp có độ chính xác ± 0,01mm và được tính bằng công thức:

CSHD = D/d

Trong đó: D là đường kính lớn (mm); d là đường kính nhỏ (mm). - Xác định chất lượng vỏ trứng:

+ Độ chịu lực của vỏ: được xác định bằng dụng cụ đo lực của Nhật Bản, đơn vị tính kg/cm2.

+ Độ dày vỏ: xác định bằng micromet có độ chính xác ± 0,01mm đo ở 3 vị trí vùng đầu tù, vùng giữa và vùng đầu nhọn trứng.

- Xác định các chỉ tiêu chất lượng trứng theo phương pháp của Orlov (1963); Xergeev (1977) (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994):

+ Dùng thước 3 chân đo chiều cao của lòng trắng đặc, chiều cao lòng đỏ. + Dùng thước kẹp có độ chính xác ± 0,01mm đo đường kính lòng đỏ (đo 2 lần lấy giá trị trung bình) và đo đường kính của lòng trắng đặc (đo chiều dài và chiều rộng lấy giá trị trung bình) và tính toán theo phương pháp sau:

Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng vịt biển 15 đại xuyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)