Sự giảm khối lượng trứng ở các lô ấp khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng vịt biển 15 đại xuyên (Trang 44 - 47)

Trong quá trình ấp luôn diễn ra quá trình bay hơi nước từ trứng, đây là một đặc điểm quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của phôi. Sự bay hơi nước trong giai đoạn đầu phụ thuộc vào độ ẩm môi trường rất lớn, nước bị bay hơi từ lòng trắng trứng. Ở giai đoạn sau sự bay hơi nước là do quá trình trao đổi chất được thực hiện trong trứng. Nước không chỉ bay hơi từ trứng do ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài, mà trong quá trình phôi phát triển cường độ trao đổi chất cũng có một ảnh hưởng lớn tới độ bay hơi nước từ trứng , nhất là ở nửa sau của quá trình ấp.

Để đánh giá đúng mức độ giảm khối lượng chúng tôi đã cân trứng trước khi bắt đầu cho vào ấp, đánh số thứ tự, sau đó tiến hành cân ở các ngày ấp: trước khi đưa trứng vào ấp, ngày thứ 7, 14, 21, 24.

Bảng 4.2. Tỷ lệ giảm khối lượng trong quá trình ấp trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên

n = 2500 quả

Thời gian ấp X (g) P giảm

(g)

(%) so với P vào ấp

Tỷ lệ giảm bình quân/ngày (%)

Trước khi vào ấp 85,21 0 0 0 7 ngày ấp 80,59 4,62 5,42 0,77 14 ngày ấp 78,01 7,2 8,45 0,43 21 ngày ấp 74,17 11,04 12,96 0,64 24 ngày ấp 72,67 12,54 14,72 0,59

Tỷ lệ giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp của trứng vịt Biển 15- Đại Xuyên qua các giai đoạn ấp có sự khác nhau rõ rệt.

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ giảm khối lượng trứng tăng lên theo thời gian ấp. Sau 7 ngày ấp tỷ lệ giảm khối lượng là 4,62% trung bình giảm 0,77%/ngày. Sau đó tỷ lệ giảm khối lượng trứng tăng lên ở các giai đoạn 14, 21 và 24 ngày ấp. Sau 24 ngày ấp giảm 12,54% trung bình giảm 0,59%/ ngày, đến ngày ấp thứ 24 thì khối lượng trứng ấp giảm 14,72%; phù hợp với kết quả nghiên cứu của tài liệu nước ngoài về trứng vịt.

Theo dõi sự giảm khối lượng trứng vịt CV Super M trong quá trình ấp, Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), cho biết sau 24 ngày ấp tỷ lệ giảm khối lượng trứng là 13,4%, bình quân giảm 0,56%/ngày. Như vậy thí nghiệm của chúng tôi kết quả về giảm khối lượng trứng cũng đạt tương đương.

Bạch Thị Thanh Dân (1995) cho biết tỷ lệ giảm khối lượng trứng ngan ở 30 ngày là 13,39% thấp hơn với kết quả của chúng tôi trên trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên ở 24 ngày ấp. Selbul (1993), thông báo rằng trứng ngan sau 30 ngày ấp giảm khối lượng 12,29% có kết quả nở cao hơn nhiều so với trứng có tỷ lệ giảm 10,37 và 9,7%.

Khi nghiên cứu về giảm khối lượng của trứng gia cầm tác giả Schuberth and Ruhland (1978) cho biết: sự bốc hơi nước của trứng không những phụ thuộc vào độ ẩm môi trường không khí trong máy ấp mà còn phụ thuộc vào kích thước của trứng và độ dày của vỏ trứng. Độ dày vỏ và màng vỏ cũng đóng vai trò không nhỏ đến sự bốc hơi nước từ trứng.

Đồ thị 4.1. Tỷ lệ giảm khối lượng trong quá trình ấp trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên

Trứng có phôi tỷ lệ bay hơi nước về cuối quá trình ấp tăng lên. Khi bắt đầu ấp nước bay hơi từ trứng chỉ đơn thuần theo tính chất lý học tức là phụ thuộc nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió trong máy ấp. Khi phôi đã lớn hơn và các màng phôi bắt đầu hoạt động thì càng ngày sự bay hơi nước càng mang tính chất sinh lý nghĩa là phụ thuộc vào thể trạng và cường độ trao đổi chất của phôi. Trong từng giai đoạn ấp thể hiện mức độ trao đổi chất và sự phát triển của phôi. Nếu trứng bị mất nhiều nước vì bay hơi trong khi ấp thì tỷ lệ nở sẽ kém vì phôi khó phát triển. Các trứng mất ít nước trước khi ấp sẽ cho tỷ lệ nở cao hơn rất nhiều. Đặc biệt trong khi ấp cần theo dõi và kiểm soát được độ bay hơi nước từ trứng. Tuy nhiên không thể chỉ chú trọng tới độ giảm khối lượng chung của cả quá trình ấp bởi vì độ giảm khối lượng trứng trong từng giai đoạn mang ý nghĩa rất khác nhau . Khi mới bắt đầu ấp nước bay hơi đi từ lòng trắng nơi tập trung dự trữ nước cho phôi sử dụng. Vì vậy, phải giữ tới mức tối đa để trứng khỏi bị bay hơi mất nước nhiều, tăng lượng nước mang các chất dinh dưỡng từ lòng trắng và lòng đỏ đưa vào cho phôi. Làm giảm độ bay hơi nước từ trứng trong những ngày đầu tiên cũng là làm giảm nhiệt mà trứng bị mất.

Như vậy, trong quá trình ấp trứng bị giảm khối lượng do quá trình trao đổi chất, nước, cacbonic được thải ra ngoài, oxy theo các lỗ khí thẩm thấu vào trong. Tỷ lệ giảm khối lượng trứng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng một mẻ ấp. Mức giảm khối lượng hợp lý sẽ cho kết quả ấp nở cao, chất lượng con

64 68 72 76 80 84 88 0 7 14 21 24 Ngày ấp Khối lượng

giống tốt. Do vậy trong quá trình ấp phải thường xuyên kiểm tra tỷ lệ giảm khối lượng để điều chỉnh chế độ ấp cho hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng vịt biển 15 đại xuyên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)