Độ hút nước được tính theo công thức:
100%u k u k p k m m H m (2.2) Trong đó: mu: khối lượng mẫu ướt (g)
mk: khối lượng mẫu khô (g)
2.3.4. Phương pháp xác định độ trương nở của vật liệu
a. Dụng cụ và thiết bị
- Tủ sấy
- Bình chống ẩm
- Cân phân tích có độ chính xác đến 0,01g - Âu thủy tinh ngâm mẫu có kích thước phù hợp - Đồng hồ đo thời gian
b. Trình tự thí nghiệm
Độ trương nở của vật liệu là đại lượng dùng để đánh giá khả năng chịu nước của những vật liệu như tre, gỗ tự nhiện hay gỗ nhân tạo. Chúng tôi tiến hành xác định độ trương nở trong nước của mẫu tre trước và sau khi xử lý ở điều kiện tối ưu đã khảo sát là nhiệt độ là 1700C, thời gian là 40 phút đối với phương pháp xử lý nhiệt bằng dầu thực vật và dầu DO.
Các mẫu tre chuẩn bị được sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 1050
C - 1100C. Sau đó được đo chính xác kích thước rồi đưa đi ngâm trong nước cất trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau đó, lấy ra lau khô và đo lại chính xác kích thước sau khi ngâm.
c. Tính toán kết quả
Độ trương nở của các mẫu tre được tính theo công thức:
%100 100 1 1 2 x x x RN
Trong đó:
RN: Độ trương nở của vật liệu theo kích thước N (%) (N: kích thước bề dày mẫu ) x1: Kích thước ban đầu của mẫu (mm)
x2 : Kích thước mẫu sau khi ngâm nước (mm)
2.3.5. Phương pháp xác định cường độ chịu nén dọc thớ mẫu [3]
a. Dụng cụ và thiết bị
- Máy nén với độ đo lực chính xác đến 1N - Thước kẹp chính xác đến 0,01mm
- Dụng cụ để xác định độ ẩm như TCVN 360-1970 - Thiết bị chuyên dùng cho từng dạng thử
b. Trình tự thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu:
20m m
15m m
15m m
Hình 2.2: Mẫu thí nghiệm xác định cường độ chịu nén - Tiến hành thử mẫu:
+ Đo mẫu: Đo kính thước a và b của mặt cắt ngang mẫu, chính xác đến 0,01mm. Vị trí đo ở giữa chiều cao của mẫu.
+ Thử mẫu: Lực nén phải hướng theo phương dọc thớ, để phương truyền lực được chính xác nên dùng bộ phận gá.
* Cho máy ép chạy: Tốc độ tăng lực trung bình là 5-10N/phút.
* Tăng tải trọng cho đến khi mẫu bị phá hoại: Khi kim chủ động của máy dừng và quay ngược lại thì ngừng ép. Ghi lại tải trọng phá hoại Pmax chính xác đến 1N.
c. Tính toán kết quả
Giới hạn bền khi nén dọc thớ σw ở độ ẩm W lúc thử tính bằng N/mm2
, chính xác đến 50N theo công thức:
b a P W . max (2.3)
Trong đó: Pmax : tải trọng cực đại (N)
a = b = 15mm: kích thước mặt cắt ngang của mẫu (mm)
Hình 2.3: Máy xác định cường độ chịu nén Hình 2.4: Thước kẹp ban-me
2.3.6. Phương pháp xác định cường độ chịu uốn tĩnh [3]