Nấm đùi gà (nấm sò vua) Pleurotuseryngii

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể nuôi trồng tới năng suất và chất lượng của một số loại nấm ăn (Trang 26)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu

2.3.3.Nấm đùi gà (nấm sò vua) Pleurotuseryngii

2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

2.3.3.Nấm đùi gà (nấm sò vua) Pleurotuseryngii

2.3.3.1. Ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng của nấm đùi gà

Cùng với việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nấm muốn sinh trưởng tốt phải được nuôi trong điều kiện, nhiệt độ, đổ ẩm, pH, ánh sáng phù hợp nhất. Sinh trưởng của nấm Sò vua bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng

sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng hình thành quả thể nấm. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng hình thành các sợi nấm phân nhánh dạng sợi gọi là hệ sợi nấm. Sau khi hệ sợi nấm trưởng thành, gặp các điều kiện thuận lợi kích thích sự hình thành mầm quả thể, đó là giai đoạn hình thành cơ quan sinh bào tử. Sự hình thành mầm quả thể có được kích hoạt bởi những cú sốc môi trường như tiếp xúc với ánh sáng, tăng nồng độ oxy và sốc nhiệt độ (Chang, 2008).

Nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng của hệ sợi nấm sò vua khoảng 25oC – 30oC. Tuy nhiên với sự hình thahf quả thể của các chủng khác nhau cần khoảng nhiệt độ khác nhau. Nấm sò vua cần nhiệt độ lạnh khoảng 10oC – 15oC trong một số ngày để kích thích sự hình thành quả thể, khi đã hình thành mầm, nhiệt độ để quả thể sinh trưởng tăng lên 13 – 15oC (Wang, 2006).

Phần lớn nấm yêu cầu độ ẩm cao, độ ẩm nguyên liệu từ độ ẩm giá thể khoảng 65 – 70% là điều kiện tối ưu cho nấm sinh trưởng, phát triển (Trịnh Tam Kiệt, 2012).Giai đoạn ni sợi nấm sị vua chi địi hỏi độ ẩm khơng khó 70-75%. Để hình thành nấm quả thể nấm cần độ ẩm cao từ 95 – 100% nhưng khi nấm đã gần trưởng thành thì độ ẩm lại thấp hơn khoảng 85 – 90% (Wang, 2006).

Theo Wang (2006) đã chứng minh pH thích hợp nhất cho sợi nấm sò vua là 6,5 – 7.

Wang (2006) đã chứng minh gai đoạn ni sợi nấm Sị vua cần ni trong điều kiện tối hoàn toàn, trong khi giai đoạn hình thành mầm quả thể và giai đoạn quả thể sinh trưởng nấm yêu cầu cường độ ánh trong khoảng 500 – 1000 lux.

Nấm là sinh vật hiêu khí, sử dụng oxi, nhả khí cacbonic. Hệ sợi nấm Sị vua có thể sinh trưởng trong điều kiện nồng độ cacbonic 5000 – 20.000 ppm, cịn trong q trình hình thành và phát triển quả thể, nồng độ cacbonic cần thấp hơn từ 500 -1000ppm (Wang, 2006). Do đó khi nấm Sị vua hình thành mầm quả và phát triển thành quả thể thành thục, phịng cần thơng thống, tạo điều kiện cho quả thể nấm đạt chất lượng tốt, quả thể không dị dạng.

2.3.3.2. Ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của nấm đùi gà

Trong quá sinh trưởng, phát triển, nấm Sò vua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các tác nhân ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các tác nhân ảnh hưởng đến sụ hình thành quả thể của nấm có thể chia làm 3 loại: Các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH, nồng độ CO2 và tốc độ gió cũng như vai trò

của vi sinh vật khác cùng chung sống trong hệ sinh thái; các chất dinh dưỡng cần thiết; vai trò điều khiển các hoocmon, sự hiện diện và hoạt động đóng mở của các gen thơng qua hệ thống thông tin chuyên hóa cũng như các chất trao đổi trong quá trình trao đổi chất của nấm (Trịnh Tam Kiệt, 2012).

Theo wang (2006) nấm sị vua có thể ni trồng tốt trên mùn cưa, vỏ hạt bơng, lõi ngơ, ngồi ra cịn rơm lúa gạo và rơm lúa mì. Các chất bổ sung trong q trình ni trồng gồm bột đậu tương, cám gạo và bột ngơ, Ca(OH)2, CaCO3 .

Ngun liệu lúa mì rơm, rơm rạ, mùn cưa, dăm gỗ,bã mía, vỏ hạt bơng, thân lõi ngơ, cám gạo, cám lúa mì… có chưa nhiều lignocellulose được sử dụng nhiều nhất cho việc sản xuất các loại nấm ăn nấm dược liệu (Kirbag et al., 2008; Rodriguez et al., 2008; Saber et al., 2010).

Khoảng một nửa trọng lượng khô tế bào nấm được tạo thành từ carbon.Nấm đòi hỏi một lượng lớn caron, nhiều hơn bất kỳ nguyên tố nào khác. Nấm có sự phân biệt khác nhau rất lớn trong khả năng sử dụng các nguồn carbon khác nhau (Trịnh Tam Kiệt, 2012).

Nguồn carbon thường là muối carbonat, muối của các acid hữu cơ, cellulose, pectin, ligin của rơm rạ ngũ cốc, bông sợi, mùn cưa. Glucoser là carbon tốt nhất để kích thích tăng trưởng của hệ sợi (Hassan et al., 2012).

Đạm là yêu cầu cơ bản trong nuôi sợi nấm thường là các loại bột cám ngô, cám gạo cám mỳ…. Đối với các loại cám này thường ở mức 5% là đạt hiệu quả cho phát triển sợi tốt nhất (Nguyễn Lân Dũng, 2010).

Trong mơi trường ni cấy sợi các ngun tố khống là khổng thể thiếu được. Những muối khoáng quan trọng nhất bao gồm: Phốt pho, canxi, lưu huỳnh, kali, magie, silic… các nguyên tố này nhìn chung được hấp thụ dưới dạng vô cơ (Trịnh Tam Kiệt, 2012).

Đối với nấm đùi gà vitamin cần cho sự sinh trưởng và hình thành quả thể của nấm là vitamin B1, B2, B6, B12, vitamin K( Trịnh Tam Kiệt, 2012).

2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG GIÁ THỂ TRỒNG 2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trồng nấm trên thế giới

Trong những năm gần đây, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan là những nước có ngành cơng nghiệp sản xuất nấm ăn rất phát triển, đặc biệt có những bước tiến đáng kể trong nghiên cứu sử dụng các loại cơ chất có sẵn rẻ tiền

mà đem lại năng suất và chất lượng cao cho nấm:

Nấm sị vua ni trồng thành cơng trên nhiều chất thải nông nghiệp và công nghiệp khác nhau bao gồm rơm rạ,mùn cưa, rơm lúa mì, bơng phế thải, vỏ lạc, bã mía, lúa mì, cám gạo, kê và đậu tương (ohga et al., 2004; Okano et al., 2007).

Biswas (2011) đã thử nghiệm nuôi cấy 2 chủng nấm sò vua trên 3 công thức phối trộn khác nhau : 100% bã hạt bia; 75 bã hạt bia + 25% cám mì; 50% bã hạt bia + 50% cám mì, 3 cơng thức được bổ sung hàm lượng nước khác nhau theo tỷ lệ 1:20, 1:10 và 1:15. Kết quả nghiên cứu cho biết đường kính sợi của cả 2 chủng nấm sinh trưởng nhanh nhất trên cơng thức 50% bã hạt bia + 50% cám mì với tỷ lệ nước 1: 20, cũng công thức phối trộn này tỷ lệ nước 1:5 cho độ dày sợi đạt cao nhất.

Sự tăng trưởng sợi nấm và năng suất của nấm Sò vua bị ảnh hứn rất nhiều bởi các chất bổ sung và tỷ lệ các chất phối trộn trong môi trường. Một số tác giả cho rằng hiệu suất sinh học cao nhất đạt 73% khi bổ sung 20% hạt bia khô, trong khi bổ sung bia khô vào môi trường rơm lúa mì thì khó thấy đậu quả. Việc này được giải thích rằng do nấm Sò vua phát triển tốt trên nguyên liệu phụ của ngành sản xuất bia không chỉ do sản phẩm này có hàm lượng protein cao mà còn do độ ẩm cao và tính chất vật lý khác như kích thước hạt, độ xốp, khả năng giữ nước.

Wang (2006) đã nghiên cứu nuôi trồng nấm Sò vua trên nhiều loại nguyên liệu phối trộn khác nhau và rút ra kết luận công thức phối trộn gồm 40% vỏ hạt bông, 40% mùn cưa, 18% cám mì hoặc cám gạo, 1% CaSO4, 1% Ca(OH)2 cho năng suất cao nhất khi trồng tại miền Bắc Trung Quốc.

Theo Peng (2010), nấm Sị vua ni trồng chủ yếu trên mùn cưa có bổ sung dinh dưỡng, ngồi ra cịn trồng trên bơng phế thải, rơm rạ. Tuy nhiên cần bổ sung dinh dưỡng để đạt năng suất cao

Một số công đoạn tiền xử ly như bổ sung các chất dinh dưỡng vào nguyên liệu là cần thiết. Năng suất của nấm Sị tím (P.ostreatus) thu được thấp hơn nhiều khi trồng trên mùn cưa ươi so với trên mùn cưa đã ủ có bổ sung cám hỗn hợp (Obodai et al., 2003).

Theo Wang (2006), nguyên liệu mùn cưa nên làm ẩm trước khi nuôi trồng 30 ngày để nước được thẩm thấu vỏ hạt bông nên được làm ướt trước 5 ngày theo tỷ lệ nguyên liệu/nước là 1:3.

Cũng như cơ chất thì thành phần và tỉ lệ chất phụ gia trong giá thể trồng nấm là vô cùng quan trọng. Đây được chứng minh là một nguồn cacbon hữu cơ quan trọng bổ sung cho nấm trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của chất phụ gia:

Torng et al. (2000) chứng minh hiệu quả sinh học và hiệu quả sản xuất

của nấm Sò vua tăng dần đáng kể khi bổ sung cám gạo vào nguyên liệu nuôi trồng đến ngưỡng cho phép. Năng suất của nấm Sò vua cao nhất khi bổ sung cám gạo ở mức 38,08% song năng suất lại bị giảm đáng kể khi bổ sung mức cám gạo tăng lên 47,95%

Trồng nấm Sò vua trên hỗn hợp rơm lúa mỳ, bông và rơm kê bổ sung 15% cám gạo cho năng suất cao nhất 73% (Akyuz et al., 2007). Nghiên cứu của

Kribag and Akyuz (2008) cho thấy năng suất nấm sò vua cao nhất 23,2g/100g nguyên liệu đủ ẩm và hiệu quả sinh học đạt 77,2% khi phối trộn rơm lúa mỳ và bông với 20% cám gạo, trong khi giảm lượng bổ sung cám gạo xuống 10% thu được năng suất thấp hơn rất nhiều.

Theo Wang (2006) ngoài cơ chất và vỏ hạt bông và mùn cưa, cần bổ sung cám mì hoặc cám gạo, CaSO4, Ca(OH)2 ở tỉ lệ thích hợp sẽ cho nắng suất đạt tôi đa.

Nấm Sị vua ni trồng chủ yếu trên mùn cưa có bổ sung dinh dưỡng, ngồi ra cịn trồng trên bơng phế thải, rơm rạ… cám gạo và cám mỳ là nguồn dinh dưỡng cần thiết phải bổ sung trong quá trình nuồi trồng loại nấm này (Peng, 2010).

Rodriguez and Royse (2007) ghi nhận nấm Sò vua cho năng suất quả thể cao hơn đáng kể khi trồng trong nguyên liệu có chứa một lượng nhỏ mangan.

Hệ sợi nấm Ngọc châm sinh trưởng mạnh trong mơi trường có chứa bột ngô, cám gạo,pepton, KH2PO4. Các nguyên liệu bổ sung trong nuôi trồng nấm Ngọc châm thường là bột ngô, cám gạo, cám mạch, đậu tương… (Lomberth et

al., 2000).

2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trồng nấm tại Việt Nam

Một số công thức phối trộn phổ biến ở ngước ngoài cho năng suất và chất lượng nấm ngọc châm cao (Nguyễn Lân Dũng, 2010).

Công thức NL (%) 1 2 3 4 5 6 7 Mùn cưa 22 28 65 20 Bông hạt 85 78 60 30 Lõi ngô 20 35 Bột ngô 6 3 4 4 Cám gạo 3 3 8 10 10 Đường 10 20 CaCO3 0,5 1 2 2 1 1 1 Bã mía 1,5 1 95 Bã rượu 70

Một số cơng thức phối trộn phổ biến ở nước ngồi cho năng suất và chất lượng nấm kim châm (Nguyễn Lân Dũng, 2010):

Công thức NL (%) 1 2 3 4 5 6 7 Mùn cưa 63 70 43 Bông hạt 78 Lõi ngô 10 Bột ngô 10 5 3 3 3 Thân lá đậu đỗ 78 Cám gạo 20 10 20 25 25 25 25 Đường 1 2 1 1 1 1 1 CaCO3 1 1 1 1 1 1 1 Nước 60 60 60 60 Bã mía 70 Rơm rạ 70 Trấu 78

Theo Lưu Minh Loan (2016) đăng trên tạp chí khoa học của ĐHQGHN, cơ chất lõi ngơ nghiền trước khi ủ có tỉ lệ C/N 116,43 sau khi trồng nấm tỷ lệ này còn 44,79.

Nguyễn Thị Bích Thùy (2016) đăng trên tạp chí KH Nơng Nghiệp Việt Nam cho thây nấm đùi gà có thể trồng trên nguồn nguyên liệu khác nhau: rơm rạ, mùn cưa, lõi ngô nghiền, cám gạo, công thức 40% rơm rạ + 20% lõi ngô +19% mùn cưa +20% cám gạo + 1% CaCO3 cho sinh trưởng và hiệu quả sinh học cao 59,4%.

Võ Hồng Thi (2017) ngun liệu bã mía sau khi ủ có hàm lượng C/N 38,08. Một số công thức phối trộn đang được áp dụng tại một số công ty sản xuất nấm:

Công ty Kinoko Thanh Cao: sử dụng cơ chất mùn cưa + lõi ngô + cám ngô + đường cho năng suất nấm kim châm rất cao 0,5 kg/lọ. Kỹ thuật chăm sóc và cơng thức phối trộn giá thể trồng được chuyển giao từ chuyên gia Nhật Bản.

Công ty nấm Phùng Gia – Thị Trấn Phương Canh –Huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc: sử dụng cơ chất mùn cưa + lõi ngô bổ sung cám ngô và cám gạo cho năng suất nấm đùi gà cao 0,5kg/lọ, công thức phối trộn học tại Hàn Quốc.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: giá thể trồng ba loại nấm kim châm, nấm ngọc châm, nấm đùi gà.

Vật liệu nghiên cứu:

 Giống Nấm kim châm: Flammulina velutipes (Fr.) Sing giống cấp 3 dạng

dung dịch, do Viện Di Truyền cung cấp;

 Giống Nấm đùi gà: Pleurotus eryngii giống cấp 3 trên cơ chất hạt, do Viện Di Truyền cung cấp;

 Giống Nấm ngọc châm: Hypsizygus marmoreus giống cấp 3 trên cơ chất

hạt, do Viện Di Truyền cung cấp;

 Cơ chất trồng: mùn cưa, lõi ngô, đã qua xử lý đảo ủ theo quy chuẩn của

Viện Di Truyền;

 Phụ gia gồm: cám gạo, cám mỳ, cám ngô, đường, bột nhẹ (CaCO3);

 Điều kiện trồng: nhà lạnh điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2 trong khơng khí tại Trạm Thực Nghiệm Nấm Văn Giang.

 Nấm kim châm trắng (nhiệt độ - độ ẩm): giai đoạn nuôi sợi: 20oC – 65%, giai đoạn kích ra quả thể: 11oC –85%, giai đoạn nuôi quả thể 13oC – 90%

 Nấm đùi gà: giai đoạn nuôi sợi: 25oC – 60%, giai đoạn kích ra quả thể: 11oC – 95%, giai đoạn nuôi quả thể: 13oC – 90%

 Nấm ngọc châm: giai đoạn nuôi sợi: 21oC – 65%, giai đoạn kích ra quả thể: 13oC – 85%, giai đoạn nuôi quả thể 15oC – 85%.

3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thời gian thí nghiệm: từ tháng 11/2017 - tháng 8 / 2018;

Địa điểm thực hiện: Trạm Thực Nghiệm Nấm Văn Giang – Xã Liên Nghĩa – Văn Giang.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất, phụ gia đến năng suất chất lượng nấm kim châm trắng Flammulina velutipes (Fr.) Sing.

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất, phụ gia đến năng suất chất lượng nấm đùi gà (nấm sò vua) Pleurotus eryngii.

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất, phụ gia đến năng suất chất lượng nấm ngọc châm (nấm hải sản) Hypsizygus marmoreus.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Bố trí thí nghiệm 3.4.1. Bố trí thí nghiệm

Cả 6 thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu RCD (ngẫu nhiên hoàn toàn) với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 30 bịch.

3.4.2. Cơng thức và sơ đồ bố trí thí nghiệm

Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn giá thể đến năng suất chất lượng nấm kim châm trắng Flammulina velutipes (Fr.) Sing.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất đến năng suất chất lượng nấm kim châm trắng.

Tỉ lệ phối trộn cơ chất mùn cưa, lõi ngô (%): CC1: 50% mùn cưa – 40% lõi ngô (ĐC); CC2: 60% mùn cưa – 30% lõi ngô; CC3: 45% mùn cưa – 45% lõi ngô; CC4: 30 % mùn cưa – 60 % lõi ngô.

Ghi chú: nền chất phụ gia (10%) bao gồm: 4,5% cám ngô, 1,5% cám mỳ, 3% cám gạo, 0,5 % đường, 0,5% bột nhẹ.

NL 1 CC 2 CC 1 CC 3 CC 4

NL2 CC 1 CC 4 CC 2 CC 3

NL3 CC 3 CC 2 CC 4 CC 1

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ phụ gia đến năng suất chất lượng nấm kim châm trắng

Phụ gia

Công thức Cám ngô (%) Cám mỳ (%) Cám gạo (%) Đường (%) Bột Nhẹ (%)

PG1(ĐC) 1,5 3 4,5 0,5 0,5 PG2 1,5 3 4,5 0 0,5 PG3 3 3 3 0,5 0,5 PG4 3 3 3 0 0,5 PG5 4,5 1,5 3 0,5 0,5 PG6 4,5 1,5 3 0 0,5

NL1 PG 1 PG 2 PG 3 PG 4 PG 5 PG 6

NL2 PG 2 PG 3 PG 5 PG 6 PG 1 PG 4

NL3 PG 4 PG 5 PG 1 PG 2 PG 3 PG 6

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn giá thể đến năng suất chất lượng nấm đùi gà (nấm sị vua) Pleurotus eryngii

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất đến năng suất chất lượng nấm đùi gà

Tỉ lệ phối trộn cơ chất mùn cưa, lõi ngơ, bã mía (%):

CC1: 35% mùn cưa – 35% lõi ngơ – 25% bã mía (ĐC); CC2: 25% mùn cưa – 55% lõi ngơ – 15% bã mía; CC3: 55% mùn cưa – 30% lõi ngơ - 10% bã mía; CC4: 70% mùn cưa – 20% lõi ngơ – 15% bã mía.

Ghi chú: nền phụ gia (5%) bao gồm: 0,8% cám ngô – 1,6% cám mỳ - 2,4% cám gạo – 0% đường – 0,2% bột nhẹ

NL1 CC 3 CC 1 CC 4 CC 2

NL2 CC 2 CC 4 CC 3 CC 1

NL3 CC 1 CC 3 CC 2 CC 4

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ phụ gia đến năng suất chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể nuôi trồng tới năng suất và chất lượng của một số loại nấm ăn (Trang 26)