Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn giá thể trồng đến thời gian sinh trưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể nuôi trồng tới năng suất và chất lượng của một số loại nấm ăn (Trang 39 - 41)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.1.Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn giá thể trồng đến thời gian sinh trưởng của

4.1. Kết quả nghiên cứu tỉ lệ phối trộn giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển,

4.1.1.Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn giá thể trồng đến thời gian sinh trưởng của

của hệ sợi và quả thể nấm kim châm trắng

Thời gian sinh trưởng của nấm kim châm được tính từ khi cấy giống đến khi quả thể nấm hương thành thục. Trong khoảng thời gian ươm sợi chúng ta chia làm hai giai đoạn giai đoạn là sợi nấm bắt đầu sinh trưởng, giai đoạn sợi nấm dần phủ kín bịch. Giai đoạn này rất quan trọng nó quyết định đến thời gian nuôi trồng dài hay ngắn, giai đoạn này chúng ta cũng đánh giá được mật độ hệ sợi nấm, quyết định đến chỉ tiêu năng suất sau này cho nấm kim châm.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn giá thể trồng đến thời gian sinh trưởng của hệ sợi và quả thể nấm kim châm trắng

ĐVT: ngày Thí nghiệm CTTN Từ khi cấy đến Mật độ hệ sợi nấm Sợi nấm bắt đầu sinh trưởn g Sợi nấm phủ kín bịch Xuất hiện quả thể Quả thể trưởn g thành Tỉ lệ cơ chất CC1 (50+40) 3 39 46 53 ++++ CC2 (60+30) 5 44 53 60 + CT3 (45+45) 3 38 44 51 +++++ CC4 (30+60) 2 34 39 45 +++++ Tỉ lệ chất phụ gia PG1 (1,5+3+4,5+0,5+0,5) 5 42 51 59 +++ PG2 (1,5+3+4,5+0+0,5) 6 45 53 62 + PG3 (3+3+3+0,5+0,5) 5 41 49 56 +++ PG4 (3+3+3+0+0,5) 5 42 50 58 ++++ PG5 (4,5+1,5+3+0,5+0,5) 4 39 45 52 +++++ PG6 (4,5+1,5+3+0+0,5) 4 40 47 54 +++++

Công thức PG: % cám ngô + % cám mỳ + % cám gạo + % đường + % bột nhẹ. * Thí nghiệm tỉ lệ cơ chất:

Nhìn vào bảng 1 ta thấy CC4 thời gian sợi nấm bắt đầu sinh trưởngthể trồng là sớm nhất 02 ngày sau cấy, cũng với công thức này sợi thời gian để hệ sợi nấm phủ kín bịch là ngắn nhất 34 ngày, điều này là hoàn toàn hợp lý khi ta thấy rằng mật độ hệ sợi của CC4 là rất dày, có thể đánh giá hệ sợi nấm công thức này phát triển mạnh. Chỉ 39 ngày sau cấy CC4 đã cho xuất hiện quả thể và chỉ 45 ngày sau cấy quả thể nấm đã thành thục cho thu lần thứ 01. Đây là công thức tốt nhất tiềm năng nhất cho hệ sợi nấm kim châm trắng phát triển.

CC2 thời gian sợi nấm bắt đầu sinh trưởngthể trồng dài nhất 05 ngày và cũng cho thời gian hệ sợi ăn kín bịch giá thể trồng là dài nhất 44 ngày, mật độ hệ sợi của công thức này cũng rất mỏng, nhận xét với tỉ lệ như CC2 hệ sợi nấm phát triển yếu. Ngoài ra thời gian để quả thể xuất hiện rất dài 53 ngày sau cấy và phải mất 7 ngày( từ khi quả thể xuất hiện) quả thể mới thành thục. Đây là cơng thức khơng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của nấm kim châm trắng.

CC1 và CC3 cho thời gian sợi nấm bắt đầu sinh trưởng là tương đồng nhau, thời gian để hệ sợi nấm ăn kín bịch giá thể trồng là gần như tương đương, từ khi cấy đến khi quả thể thành thục lần lượt là 53 và 51, mật độ hệ sợi CC3 có tốt hơn mật độ hệ sợi nấm của CC1. Nhận xét với CC1 và CC3 cho thời gian sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm và quả thể nấm kim châm trắng khơng có sự chênh lệch nhiều.

Nhận xét: Nhận thấy với CC4 tỉ lệ cơ chất mùn cưa thấp, tỉ lệ cơ chất lõi ngô nhiều rất thích hợp cho nấm kim châm trắng phát triển hệ sợi. Điều này có thể được lý giải rằng hệ sợi nấm kim châm trắng ưa cơ chất thơng thống giàu hàm lượng dinh dưỡng cao và cơ chất lõi ngô đáp ứng rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi của nấm kim châm trắng. Tuy nhiên cịn phải xem xét các khía cạnh khác để đưa ra được nhận định chính xác nhất.

* Thí nghiệm tỉ lệ phụ gia

PG 5 và PG 6 cho thời gian hệ sợi nấm kim châm trắng ăn vào bịch là nhanh nhất 4 ngày. Nhưng PG 5 và PG 6 thể hiện sự chênh lệch nhau về thời gian hệ sợi nấm kim châm trắng phủ kín bịch, PG 5 cho thời gian hệ sợi phủ kín bích nhanh nhất 39 ngày và cho thời gian xuất hiện quả thể là sớm nhất 45 ngày và cho thời gian từ khi cấy đến khi quả thể thành thục sớm nhất 53 ngày,

mật độ hệ sợi của cơng thức này rất dày. CT6 có kém hơn thời gian từ khi cấy đến khi quả thể xuất hiện là 47 ngày, thời gian từ khi cấy đến khi quả thể thành thục là 54 ngày ( chậm hơn 2 ngày so với CT5), mật độ hệ sợi của công thức này cũng rất dày.

PG2 cho thời gian hệ sợi nấm kim châm trắng ăn vào bịch lâu nhất 6 ngày và thời gian khi cấy đến khi hệ sợi nấm phủ kín bịch giá thể ni trồng là dài nhất 45 ngày vì vậy thời gian từ khi cấy đến khi quả thể nấm xuất hiện cũng là dài nhất 53 ngày và phải tốn thêm 7 ngày sau khi quả thể xuất hiện ta mới thu được lứa nấm đầu tiên.

PG3 và PG4 cho thời gian từ khi cấy đến khi sợi nấm bắt đầu sinh trưởng giống nhau 5 ngày, thời gian từ khi cấy đến khi hệ sợi ăn kín bịch không chênh lệch nhiều lần lượt là 41 và 42 ngày. Thời gian từ khi cấy đến khi xuất hiện quả thể nấm cũng chênh lệch nhau 01 ngày lần lượt là 49 và 50 ngày. Tuy nhiên giai đoạn quả thể thành thục PG3 chỉ mất 7 ngày để quả thể thành thục từ khi quả thể xuất hiện, PG4 phải mất 8 ngày. Mật độ hệ sợi hai công thức này đánh giá là tương đương nhau.

PG1 không đem lại sự sai khác nhiều tương tự như PG3, PG4. Thời gian từ khi cấy đến khi quả thể thành thục là 59 ngày cao hơn PG3, PG4.

Nhận xét: với tỉ lệ phụ gia cám ngô là 4,5% thích hợp cho hệ sợi và quả thể nấm kim châm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên công thức PG5 phát triển mạnh hơn công thức PG6 là do công thức PG5 được bổ sung một lượng đường 0,5% vào giá thể trồng nấm, nó đã thể hiện được sự khác biệt khá rõ ràng qua số liệu thu thập được ở trên. Việc bổ sung đường vào giá thể trồng nấm kim châm là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm kim châm trắng phù hợp với một số báo cáo trước đây đã được nhắc tới trong mục tổng quan tài liệu .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể nuôi trồng tới năng suất và chất lượng của một số loại nấm ăn (Trang 39 - 41)