Kết quả xét nghiệm kháng thể của lợn sau khi tiêm Vacxin vô hoạt nhũ kép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu diễn biến lâm sàng và đáp ứng miễn dịch của lợn rừng nuôi được tiêm vacxin tai xanh vô hoạt nhũ kép chủng PRRS hua 01 (Trang 59)

VACXIN VÔ HOẠT NHŨ KÉP CHỦNG PRRS HUA 01

Sau khi tiêm vacxin vô hoạt PRRS cho lợn thí nghiệm chúng tôi tiến hành lấy máu để chắt lấy huyết thanh xét nghiệm hàm lượng kháng thể có trong cơ thể lợn thí nghiệm vào ngày 3, ngày 7, ngày 14, ngày 21, ngày 28 và ngày 35 sau khi tiêm vacxin. Kết quả được biểu diễn ở bảng sau:

Bảng 4.9. Kết quả xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm vacxin vô hoạt kháng PRRS bằng phương pháp ELISA

Lợn Sau 3 ngày Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày Sau 28 ngày Sau 35 ngày S/P KQ S/P KQ S/P KQ S/P KQ S/P KQ S/P KQ TN1 0,25 - 0,49 + 0,94 + 1,05 + 1,08 + 0,69 + TN2 0,41 + 0,64 + 1,01 + 1,29 + 1,18 + 0,87 + TN3 0,42 + 0,51 + 0,61 + 1,20 + 1,02 + 0,84 + TN4 0,41 + 0,42 + 0,55 + 1,14 + 1,04 + 0,77 + TN5 0,34 -/+ 0,55 + 0,58 + 1,08 + 1,09 + 0,88 + TBTN 0.37 0.52 0.74 1,15 1,08 0.81 ĐC1 0,13 - 0,25 - 0,27 - 0,23 - 0,23 - 0,26 - ĐC2 0,26 - 0,29 - 0,18 - 0,26 - 0,27 - 0,26 - ĐC3 0,14 - 0,14 - 0,28 - 0,23 - 0,25 - 0,28 - ĐC4 0,27 - 0,27 - 0,27 - 0,28 - 0,23 - 0,19 - ĐC5 0,17 - 0,16 - 0,18 - 0,29 - 0,18 - 0,26 - TBĐC 0.19 0.22 0.24 0.26 0.23 0.13

Ghi chú: + Dương tính; - Âm tính; -/+ Nghi ngờ

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, cả 5 con đối chứng có tỷ số S/P < 0,4 chứng tỏ cả 5 lợn đối chứng không có kháng thể trong cơ thể. Mặt khác, các con thí nghiệm đều có chỉ số S/P cao hơn con đối chứng và > 0,4. Từ đây chứng tỏ vacxin vô hoạt PRRS khi tiêm vào lợn thí nghiệm đã sinh ra kháng thể giúp cơ thể chống lại PRRSV khi PRRSV có cơ hội xâm nhập.

3 ngày sau khi tiêm vacxin đã có sự khác nhau giữa hàm lượng kháng thể của lợn thí nghiệm và lợn đối chứng nhưng không đáng kể.

lợn thí nghiệm và lợn đối chứng. Cụ thể là hàm lượng kháng thể của lợn thí nghiệm tăng lên so với hàm lượng kháng thể của lợn đối chứng. Trong số các con lợn được tiêm vacxin thì con TN2 có tỷ số S/P cao nhất, sau 21 ngày là 1,29; chứng tỏ lợn TN2 đã sinh ra một lượng kháng thể nhiều hơn so với các con khác và khả năng mắc bệnh PRRS là thấp hơn. Từ đây chứng tỏ vacxin vô hoạt nhũ kép PRRS chủng HUA 01, khi tiêm vào lợn thí nghiệm đã sinh ra kháng thể giúp cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập. Điều này khẳng định vacxin đã có tác dụng kích thích sinh kháng thể tính đến thời điểm 35 ngày sau khi tiêm.

Vezina và cs (1996), Yoon và cs (1995), đã nghiên cứu về quá trình đáp ứng miễn dịch của lợn khi cơ thể lợn nhiễm PRRSV. Các tác giả đã khẳng định kháng thể IgM xuất hiện vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14 IgG xuất hiện sau khi nhiễm PRRSV. Kháng thể trung hoà xuất hiện vào 4- 5 tuần sau nhiễm PRRSV. Kết quả của tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Kết quả hàm lượng kháng thể của lợn sau khi tiêm vacxin PRRS vô hoạt nhũ kép cũng được thể hiện ở đồ thị 4.4. S/P 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 3 7 14 21 28 35 TBTN TBĐC

Hình 4.4. Biểu thị hàm lượng kháng thể của lợn sau khi tiêm

vacxin PRRS vô hoạt

Dựa vào hình 4.4 ta thấy:

Sau 3 ngày lợn lô thí nghiệm đã sinh ra kháng thể. Hàm lượng kháng thể của lợn lô thí nghiệm tăng lên theo từng ngày của đợt thí nghiệm và đều đạt giá

trị dương tính (tức là ≥ 0,4).

Lợn lô đối chứng, hàm lượng kháng thể không thay đổi trong suốt quá trình theo dõi, luôn dưới mức bảo hộ (tức<0,4).

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Thân nhiệt của lợn tiêm vacxin có tăng nhẹ nhưng không đáng kể.

2. Tần số hô hấp và tần số tim của lợn sau khi được tiêm vacxin cũng biến đổi theo chiều hướng tăng dần khi nhiêt độ cơ thể lợn tăng. Đến khi thân nhiệt lợn giảm thì tần số hô hấp và tần số tim cũng dần trở lại bình thường. Cụ thể, tần số hô hấp tăng từ 22 lần/phút – 32 lần/phút. Tần số tim tăng từ 89 nhịp/phút – 113 nhịp/phút.

3. Số lượng hồng cầu tăng từ 5,82 lên đến 6,78 triệu/µl Hàm lượng Hb tăng 103,80 (g/l) lên 125,12 (g/l)

4. Có sự tăng về số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu: trong đó bạch cầu đa nhân trung tính và tế bào lympho tăng cao hơn so với lợn đối chứng trong khi bạch cầu ái toan, ái kiềm và bạch cầu đơn nhân lớn có thay đổi nhưng không nhiều.

5 5. Hàm lượng kháng thể của lợn thí nghiệm bắt đầu được đạt mức dương tính (S/P = 0,41) vào ngày thứ 3; sau đó lượng kháng tăng từ ngày 3 đến ngày 28 và hàm lượng đạt mức cao vào ngày thứ 21 (S/P = 1,29) sau khi tiêm vacxin PRRS vô hoạt nhũ kép chủng HUA 01. Điều đó, cho thấy rằng hàm lượng kháng thể đạt mức bảo hộ và tạo miễn dịch chống lại PRRSV cho lợn thí nghiệm sau khi tiêm vacxin PRRS vô hoạt nhũ kép chủng HUA 01ngay từ ngày thứ 3.

5.2. KIẾN NGHỊ

Bệnh tai xanh là một bệnh đã và đang gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho người chăn nuôi. Hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa trị mang lại hiệu quả bên cạnh đó cũng chưa có nhiều chủng vacxin có thể phòng bệnh hoàn toàn cho lợn mọi lứa tuổi vì vậy đề tài chúng tôi đang theo dõi ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ nghiên cứu được vacxin PRRS vô hoạt nhũ kép chủng HUA 01 trên lợn 9 tuần tuổi mặc dù bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau trên lợn. Để nghiên cứu hoàn thiện hơn chúng tôi đưa ra kiến nghị:

1. Tiếp tục nghiên cứu thêm về các biểu hiện lâm sàng, các chỉ tiêu huyết học và hàm lượng kháng thể của lợn các lứa tuổi: lợn thịt, nái hậu bị, nái chửa, lợn đực giống… đặc biệt là lợn rừng được tiêm thử nghiệm vacxin PRRS vô hoạt

nhũ kép chủng HUA 01 tiến tới đề nghị cơ quan chức năng cấp phép sử dụng vacxin PRRS vô hoạt nhũ kép chủng Hua 01 để tiêm phòng cho lợn.

2. Các cơ quan quản lý tạo điều kiện tốt nhất để các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu tiếp tục thực hiện nghiên cứu sâu hơn về các loại vacxin PRRS được chế từ các chủng virus được phân lập tại Việt Nam để có thể sớm khống chế bệnh PRRS có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Bùi Quang Anh và Nguyễn Văn Long (2007). Một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (lợn tai xanh) và tình hình tại Việt Nam. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Bùi Quang Anh, Hoàng Văn Năm, Văn Đăng Kỳ, Nguyễn Văn Long và Nguyễn Ngọc Tiến (2008). Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 7-21.

3. Chu Đức Thắng, Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch (2008). Chẩn đoán bệnh thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 124 – 159.

4. Đàm Văn Phải (2008). Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn – PRRS. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp – ĐHNNI.

5. Đỗ Đức Việt, Hoàng Minh Sơn và Trần Thị Đức Tám (2005). Tổ chức – Phôi thai học. Giáo trình giảng dạy, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

6. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch (1996). Giáo trình chẩn đoán lâm sàng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch (1996). Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Lê Văn Lãnh và cs. (2007). Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp – (Porcine Reproductive and Respiratory Syndome). Hội thảo Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp và bệnh liên cầu gây ra ở lợn (10/2007). trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Lê Văn Năm (2007). Kết quả khảo sát bước đầu các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể bệnh PRRS tại một số địa phương thuộc đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, ngày 11/10/2007, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

10. Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2007). Một số hiểu biết về virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn. Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn. ngày 11/10/2007. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. tr. 01 – 10.

sản. Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, ngày 11/10/2007, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Hải, Trần Thị Bích Liên, Trần Thị Dân và Nguyễn Ngọc Tân (2007). Chẩn đoán virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên đàn heo (PRRS) bằng kỹ thuật RRT-PCR. Khoa học kỹ thuật Thú y. 14 (2). tr. 5 – 12. 13. Nguyễn Trọng Cường (2009). Phân lập giám định virus gây hội chứng rối loạn

sinh sản và hô hấp ở lợn, nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở lợn mắc bệnh”. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp – ĐHNNI – 2009.

14. Nguyễn Văn Thanh (2007). Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS). Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, ngày 11/10/2007, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ (1971). Tổ chức học – Phôi thai học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 222 – 280.

16. Phạm Ngọc Thạch và Đàm Văn Phải (2007). Một số chỉ tiêu lâm sàng chỉ tiêu máu ở lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh) trên một số đàn lợn tại tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Hội thảo Hội chứng rối loạn hô hấp - sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, ngày 11/10/2007. ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.

17. Phạm Sỹ Lăng và Phan Đăng Kỳ (2007). Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp của lợn. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. tháng 8 – 2007.

18. Tô Long Thành và cs (2008). Kết quả chẩn đoán và nghiên cứu gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn Việt Nam từ tháng 3/2007 đến 5/2008. Tạp chí KHKT Thú y. 15 (5). tr 5 - 13.

19. Trần Thị Bích Liên (2008). Bệnh tai xanh trên heo. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2008, tr. 16 – 17, tr. 54 – 56, tr. 62 – 63.

20. William T. Christianson và Han Soo Joo (2001). Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS). Tạp chí KHKT Thú y, (tập VIII) số 2- 2001. tr 74 – 86.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

21. Benfield, D, A; Nelson, E; Collins, J, E; Harris, L; Goyal, S, M,; Robison, D,; Christianson, W, T,; Morison, R, B,; Gorcyca, D,; and Chladek, D (1992), “Characterization of swine infertility and respiratory syndrome (SIRS) virus (isolate ATCC VR- 2332)”, J Vet Diagn Invest 4. pp. 127- 133.

22. Christopher Hennings, J; Nelson, E, A; Nelson, J, K; and Benfield, D, A (1997), “Effects of modified- live virus vaccine against porcine reproductive and respiratory syndrome in boars”, Am J Vet Res 58. pp. 40- 45.

23. Collins J. E., Benfield D. A., Goay S. M., and Shaw D. P. (1990), “Experimental transmission of swine roproductive failure syndrome (mystery swine disease) in gnotobiotic pigs”, Conf Res Workers and Anim Dis Abstr2.

24. Cozelman K., Visser, N., Van Woesel P., and Thiel H. J. (1993), “Molecular chracterization of porcine reproductive and respiratory syndrome virus, a member of the arterivirus group”, Virology 193. pp. 329- 339.

25. Done SH. Paton DJ. White ME (1996). Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – PRRS: a revew with emphasis on pathological virological and diagnostic aspects. Br Vet J 152. pp. 153 - 174.

26. G Nodelijk. M Nielen. M.C.N De Jong. J.H.M Verheijden (2003). A review of Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome virus in Dutch breeding herd; population dynamics and clinical relevance. Preventive Veterinary Medicine. Vol 60. Issue 1. pp. 37 – 52.

27. Hennings.J.. Collins. J.E (1996) “Chronological immunochemical detection and localization of Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome virus in gnotobiotic pigs” Vet. Pathol.33. pp. 551-556.

28. Jun Han, Yue Wang, Kay S, Faaberg (2006), “Complete genome alalysis of RELP 184 isolated of porcine reproductive and respiratory syndrome viruses”, University of Minnesota.

29. K.D. Rossow. J.E. Collins. S.M. Goval. E.A. Nelson. J. Christopher-Henning and D.A. Benfield (Jul1.1995). “Pathogenesis of porcine reproductive and respiratory syndrome virus infection in gnotobiotic pigs” Vet. Pathol 32. pp. 361-373.

30. Kegong Tian. Xiuling Yu. Youjun Feng. Zhen Cao (2007). Emergence ofFatal PRRSV Variants: Unparalleled outbreaks of Atypical PRRS in China and

molecular dissection of the unique hallmark”.

31. Nelsen CJ. GenBank.et al. (1998). “Porcine reproductive and respiratory syndrome virus Resp PRRS MLV” complete genome. May 15.

32. Neumann EJ. Kliebenstein JB. Johnson CD. Mabry JW. Seilzinger AH. Green AL. Zimmerman JJ (2005) ±±Assessmment of the economic impact of porcine reproductive and respiratory syndrome swine production in the United States”. J.Am.Vet.Med. Assoss. 227. pp. 385- 392.

33. Yufeng Li. Xinglong Wang.et al (2007). “Emergence of a highly pathogenic Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome virus in the Mid-Eastern region of China”. Vet Journal. Vol 74. Issue 74. pp. 577 – 584.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

Ảnh 1: Lợn được nuôi trong quá trình thí nghiệm

Ảnh 3: Máu được lấy ở tĩnh mạch cổ của lợn sau khi tiêm vacxin vô hoạt nhũ kép chủng PRRS HUA 01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu diễn biến lâm sàng và đáp ứng miễn dịch của lợn rừng nuôi được tiêm vacxin tai xanh vô hoạt nhũ kép chủng PRRS hua 01 (Trang 59)