Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 88 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Những kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tư vào các

4.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Về tiến độ thi công cơ sở hạ tầng của các công ty xây dựng: bản thân các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng chưa linh hoạt, định ra chương trình kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn cũng như chưa lựa chọn và điều chỉnh phương thức kinh doanh cho phù hợp không những thế nhiều công ty thiếu kinh nghiệm trong việc kinh doanh cơ sở hạ tầng. Vì thế đã làm giảm tiến độ thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.

công nghiệp: trong thời gian qua công tác quy hoạch và xây dựng đường giao thông phục vụ phát triển công nghiệp chưa được quan tâm đầy đủ. Những hạn chế của công tác quy hoạch đã tác động đến việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung và khu công nghiệp nói riêng.

- Công tác vận động và xúc tiến đầu tư: yêu cầu đầu tiên của các nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư của địa phương là được cung cấp nhanh, chính xác thông tin về các khu vực có thể đầu tư, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và giá thuê đất, điều kiện cơ sở hạ tậng, dịch vụ viễn thông… Trên cơ sở các thông tin này họ có thể so sánh đối chiếu quyết định địa bàn đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, khi đến Bắc Giang các nhà đầu tư chưa được cung cấp các thông tin cần thiết do công tác xúc tiến đầu tư ở đây diễn ra còn chậm trễ và chưa đạt hiệu quả. Chỉ mới trong thời gian gần đây tỉnh Bắc Giang mới bắt đầu chú ý đến việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tuy nhiên các cấp lãnh đạo tỉnh mới chỉ đang tập trung vào đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài. Mà đang bỏ quên những nguồn lực quý báu đó là các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh ở trong nước. Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp đánh giá về hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Bắc Giang cho thấy: có 50% doanh nghiệp cho rằng hoạt động này không tốt (hình 4.3).

8% 12% 30% 50% Rất tốt Tốt Tương đối Không tốt

Biểu đồ 4.3. Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang

- Về cạnh tranh trong thu hút đầu tư: trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, nhiều tỉnh đã ý thức rõ được tầm quan trọng của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy để thu hút được những nguồn vốn đầu tư hấp dẫn, các tỉnh thành ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh nhà, để thực hiện được việc thu hút các nhà đầu tư nhiều tỉnh đã sẵn sàng “xé rào” đưa ra

rất nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn. Mặt trái của sự việc này là cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư, các tỉnh cạnh tranh nhau đưa ra các chính sách ưu đãi nhiều khi vượt quá thẩm quyền của địa phương. Bắc Giang là một tỉnh luôn tuân theo những quy định của Nhà nước nên được đánh giá là một tỉnh “kém hấp dẫn” trong việc thu hút đầu tư.

- Về công tác quản lý nhà nước về đầu tư: công tác quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn đôi lúc chưa được thực hiện tốt, nhất là trong giai đoạn khi mới triển khai thực hiện Luật Đầu tư. Việc xem xét, thẩm định năng lực tài chính và nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp thuê đất còn hạn chế, chưa kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm các dự án đã được giao đất, thuê đất nhưng chậm đầu tư hoặc đầu tư cầm chừng.

- Sự phối hợp giữa các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn một số hạn chế. UBND tỉnh về cơ bản đã phân cấp cho UBND các huyện, thành phố, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tuy nhiên một số địa phương chưa chủ động xử lý những vướng mắc phát sinh, giải quyết kiến nghị, khiếu nại của người dân, còn tư tưởng trông chờ vào sự chỉ đạo của UBND tỉnh và các ngành làm cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

- Thời gian đầu do thiếu kinh nghiệm cũng như nóng vội trong thu hút đầu tư nên việc thu hút đầu tư chưa thật sự chú trọng tới ngành nghề, yếu tố công nghệ và môi trường. Các dự án được chấp thuận đầu tư ban đầu chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ, năng lực tài chính và năng lực quản lý của chủ đầu tư có hạn, do vậy đã có một số dự án chậm triển khai và bị thu hồi chứng nhận đầu tư, các dự án lớn chủ yếu làm hàng chế xuất nên đóng góp cho ngân sách không nhiều… làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sử dụng đất tại các khu, cụm công nghiệp.

Nguyên nhân

Công nghiệp địa phương có điểm xuất phát thấp, quy mô nhỏ bé, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có tiềm năng lớn nhưng chậm phát triển, thiết bị công nghệ lạc hậu; chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém.

Các địa phương trong nước có sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, bằng cách đưa ra ngày càng nhiều các ưu đãi đầu tư

riêng của địa phương mình. Bắc Giang là một tỉnh đi sau trong việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp nhưng lại chưa tận dụng được tối đa những kinh nghiệm của các khu công nghiệp trên cả nước.

Các địa phương có các khu công nghiệp chưa có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Ban quản lý các khu công nghiệp và các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, chưa tích cực trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Chưa có sự hỗ trợ của ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN.

Luật đất đai và các chính sách mới về đền bù giải phóng mặt bằng đã làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng trở nên ngày càng phức tạp.

Các địa phương có các khu công nghiệp chưa có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Ban quản lý các khu công nghiệp và các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, chưa tích cực trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Cơ sở hạ tầng của Bắc Giang còn yếu kém. Các công ty hạ tầng chưa năng động trong việc huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, mà trông chờ chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách của tỉnh cấp, hỗ trợ.

Sự thống nhất quan điểm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trong một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa cao. Do đó, chưa có sự phối hợp tích cực của các đơn vị trong việc xử lý các công việc liên quan đến phát triển các khu công nghiệp, như công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư; việc phân bổ ngân sách cho phát triển khu công nghiệp.

Tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban quản lý các khu công nghiệp chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao phó. Vai trò tham mưu của Ban quản lý các khu công nghiệp chưa thật sự được lãnh đạo tỉnh quan tâm đúng mức.

Bắc Giang là một tỉnh nghèo, thu ngân sách chưa đủ chi. Do đó, nguồn vốn chi cho đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp ít và nhỏ giọt. Trong các khu công nghiệp của tỉnh còn thiếu các dự án có tính khả thi cao và các thông tin cơ bản liên quan đến các dự án để cung cấp cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy mà không thu hút được các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đủ mạnh để xây dựng kịp thời, đồng bộ các công trình hạ tầng các khu công nghiệp.

Các doanh nghiệp đã đầu tư vào khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, hoặc đăng ký đầu tư nhưng kéo dài thời gian, không thực hiện đầu tư. Chính những điều này là cho sự hấp dẫn của các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đối với các nhà đầu tư khác bị giảm sút.

Tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp chưa tìm được những giải pháp tối ưu nhất để giải quyết các khó khăn vướng mắc tồn tại từ trước tới nay của khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 88 - 92)