Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 95)

4.4.2.1. Nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng

Tập trung đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng khu công nghiệp

- Tạo điều kiện thuận lợi để các khu công nghiệp đã có quyết định thành lập khẩn trương triển khai giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận dự án, đặc biệt là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ thực tế nhu cầu thuê nhà xưởng của dự án FDI và hiệu quả của việc cho các dự án này thuê nhà xưởng trong thời gian vừa qua, các khu công nghiệp này đầu tư một diện tích nhà xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế để tiếp nhận các dự án vừa và nhỏ, coi đây là một ngành kinh doanh. Nhà đầu tư cơ sở hạ tầng đầu tư nhà xưởng, các chủ đầu tư thuê nhà xưởng để sản xuất kinh doanh, và mở rộng hoạt động kinh doanh, mặt khác chuyên môn hóa kinh doanh cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, người đầu tư sản xuất giảm chi phí đầu tư ban đầu vì không phải đầu tư xây dựng nhà xưởng, vừa có thể đẩy nhanh tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh tranh thủ cơ hội đầu tư.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, tỉnh tập trung ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp như: điện, nước, giao thông... tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, tích cực vận động các nhà đầu tư có đủ năng lực trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng cho những khu công nghiệp chưa có chủ đầu tư.

- Trước mắt giành đất trong quy hoạch cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều lao động tự xây dựng chung cư phục vụ chỗ ở cho người lao động của chính doanh nghiệp này và người lao động của doanh nghiệp khác thuê. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị mới để vừa cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động vừa đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tạo thuận lợi cho người lao động chưa có việc làm ổn định.

- Hiện nay, cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang đang lên kế hoạch đưa ra những ưu đãi riêng của tỉnh đối với các dự án đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, bằng việc cấp lại quyền thuê đất cho chủ đầu tư. Các doanh nghiệp được nhận các chính sách ưu đãi chung của Chính phủ đồng thời được tỉnh hỗ trợ ngân sách cho một phần chi phí đào tạo công nhân là người của địa phương làm việc lâu dài tại các doanh nghiệp. Với những ưu đãi trên đối với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng có thể nói rằng việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng hiện nay là một giải pháp quan trọng đối với tỉnh.

Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu

- Tranh thủ vận động nguồn vốn Trung ương, kết hợp nguồn vốn ngân sách địa phương, đầu tư một số cầu, đường lớn, tạo sự liên thông giữa các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông hiện có, đặc biệt cần cải tạo, nâng cấp một số đường tỉnh và đường huyện quan trọng; sớm hoàn thành các cầu đang xây dựng. Tiếp tục đề nghị Chính phủ sớm triển khai xây dựng làn 2 Quốc lộ 1A đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn, đường sắt tốc độ cao, các cầu vượt tại nút giao thông trên QL-1A mới.

- Bố trí đủ vốn cho bồi thường giải phóng mặt bằng theo tiến độ giao mặt bằng cho các nhà đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Xây dựng quy hoạch các khu tái định cư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để di dân khi cần thiết.

- Quy hoạch và triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp.

4.4.2.2. Nhóm giải pháp về môi trường đầu tư Cải cách thủ tục hành chính

xếp lại cơ quan đăng ký đầu tư theo cơ chế “một đầu mối” đúng với tinh thần của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai và Luật Xây dựng.

- Xây dựng các quy định giải quyết thủ tục đầu tư, thủ tục thuê đất và thủ tục cấp phép xây dựng theo hướng đơn giản và công khai; tăng cường công tác phối hợp đảm bảo sự thống nhất các quy trình, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương tiến tới thành lập cơ chế “một cửa liên thông” trong đầu tư.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện tốt những quy định của Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư, đặc biệt là năng lực thẩm định các dự án đầu tư, đảm bảo thông thoáng, rút ngắn thời gian, tuân thủ đúng luật pháp, tránh dự án làm ảnh hưởng đến môi trường hoặc nhà đầu tư không đủ năng lực.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của các dự án đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án có hiệu quả. Thành lập đường dây nóng tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho nhà đầu tư.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các dự án vi phạm môi trường, các dự án “treo”, để làm lành mạnh môi trường đầu tư. Kiên quyết xử lý các nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật hoặc cố tình vi phạm cam kết về thời gian thực hiện đầu tư.

Thị trường lao động

- Tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là biện pháp quan trọng, lâu dài để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia hội nhập.

- Củng cố, nâng cao chất lượng các trường đào tạo, dạy nghề trong tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trường đại học công nghệ, trường cao đẳng, trung cấp nghề.

- Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nghề, mở rộng hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với một số doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Tận dụng tốt đội ngũ người đi lao động nước ngoài có tay nghề kỹ thuật đã trở về nước.

- Tăng cường các hoạt động hội chợ, dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin cho người lao động. Sớm triển khai việc tuyển dụng, cung ứng lao động cho doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp thông qua hình thức “sàn giao dịch việc làm”. Tập trung ổn định bộ máy tổ chức và triển khai hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh.

- Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỷ luật lao động.

Thị trường vốn

- Tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động; thu hút các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cho thuê tài chính đặt chi nhánh trên địa bàn tỉnh. Tạo nên thị trường vốn phong phú, đảm bảo nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

- Nghiên cứu thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, làm cầu nối cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các ngân hàng thương mại. Đồng thời phát triển mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dân, đảm bảo cho các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có điều kiện tiếp cận nguồn vốn.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tăng quy mô và nâng cao năng lực quản lý, đủ điều kiện tham gia vào thị trường chứng khoán.

Thị trường đất đai khu vực sản xuất kinh doanh

- Từng bước nghiên cứu, hình thành thị trường trao đổi, nhượng quyền cho thuê đất, mua bán trang trại bằng hình thức “sàn giao dịch đất đai”; kịp thời cung cấp thông tin về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bắc Giang; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp kinh doanh, môi giới bất động sản.

Thị trường công nghệ

- Tăng cường mối quan hệ với các viện, trung tâm nghiên cứu, kịp thời nắm bắt các thông tin về công nghệ mới. Có biện pháp cụ thể để tạo cầu nối giữa “cung” và “cầu”, tạo liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất.

- Mở rộng hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, để tư vấn về khoa học công nghệ, cung cấp các thông tin công nghệ của nước ngoài, chọn lựa công nghệ thích hợp để giới thiệu cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trong tỉnh.

- Tăng cường hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp; tư vấn về rào cản kỹ thuật trong thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Chính sách tiêu thụ sản phẩm

- Trên cơ sở bản cam kết gia nhập WTO, nghiên cứu phát triển nhóm sản phẩm có lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường mới.

- Khuyến khích xây dựng các trung tâm thương mại (siêu thị) ở thành phố Bắc Giang, xây dựng các kho vận, cảng nội địa, chợ đầu mối tại địa phận Bắc Giang trên tuyến hành lang Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh (Trung Quốc).

- Thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại để cung cấp các thông tin về thị trường tiêu thụ và khả năng cung cầu về nguyên liệu, sản phẩm phục vụ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong tỉnh, giúp các doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng “sàn giao dịch thương mại điện tử”.

Công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở và nhân dân về nhiệm vụ thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đầu tư. Coi vận động thu hút đầu tư là nhiệm vụ then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Các cấp, các ngành từ người đứng đầu các cơ quan đến cán bộ công chức trực tiếp làm nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư phải có thái độ đúng mức, tạo môi trường hợp tác thân thiện với nhà đầu tư.

4.4.2.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư

Nâng cao năng lực hoạt động xúc tiến đầu tư

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng xúc tiến đầu tư cho cán bộ quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Nâng cao khả năng marketing địa

phương. Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư hoạt động có tính chuyên nghiệp.

- Tổ chức cho các cán bộ chủ chốt làm công tác xúc tiến đầu tư đi thăm quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn. Chú ý học tập kinh nghiệm tại các tỉnh có cách làm mới, có hiệu quả cao và có các tính chất điều kiện gần tương tự với tỉnh Bắc Giang.

- Giúp đỡ các doanh nghiệp trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện để đủ năng lực liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng tài liệu giới thiệu doanh nghiệp, chuẩn bị dự án đầu tư liên doanh, giới thiệu sản phẩm.

- Phát huy vai trò và hiệu quả của Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Xây dựng hình ảnh địa phương

- Trên cơ sở các tài liệu đã có, tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung xây dựng cuốn “Tiềm năng, cơ hội đầu tư tỉnh Bắc Giang” dạng sách mỏng, cung cấp thông tin về: thông điệp của lãnh đạo tỉnh; tiềm năng, cơ hội; môi trường đầu tư; định hướng phát triển; các thủ tục hành chính; chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư. Sách in song ngữ: Việt - Anh, Việt - Hoa, Việt - Nhật, Việt - Hàn. Mỗi năm một lần rà soát sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển.

- Xây dựng phim Video giới thiệu hình ảnh tỉnh Bắc Giang: thông điệp của lãnh đạo tỉnh, tiềm năng cơ hội đầu tư, các kết cấu hạ tầng thiết yếu, các khu cụm công nghiệp... Trình bày dưới dạng đĩa CD-ROM. Hai năm một lần rà soát sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển.

- Thiết kế E-card cho các lãnh đạo UBND tỉnh và giám đốc sở có liên quan để phục vụ cho công tác giao dịch được tiện lợi.

- Xây dựng bản đồ kinh tế; bản đồ quy hoạch xây dựng; bản đồ quy hoạch sử dụng đất; bản đồ khoáng sản (phần mềm kỹ thuật số).

- Tài liệu giới thiệu giá thuê đất tại một số vị trí các nhà đầu tư quan tâm, như: đất đô thị, đất trong các khu công nghiệp; đất trồng rừng; đất nuôi trồng thuỷ sản vv... Giới thiệu giá dịch vụ cơ bản trên địa bàn tỉnh như: điện; nước; thông tin liên lạc; thuê văn phòng; nhân công v.v.. Mỗi năm một lần rà soát sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và Luật Đất đai.

bảo cập nhật các thông tin liên tục và thường xuyên, giúp các nhà đầu tư nắm rõ về tiềm năng, cơ hội, môi trường, các thủ tục đầu tư tại Bắc Giang và các thông tin khác có liên quan. Trang thông tin được xây dựng có giao diện hấp dẫn, thông tin phong phú, bằng 2 thứ tiếng Việt, Anh và được kết nối với các trang thông tin điện tử về đầu tư của các Bộ, cổng thông tin của UBND tỉnh, BQL các khu công nghiệp.

- Trên cơ sở đề xuất của các ngành, tiến hành xây dựng, định kỳ điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư đảm bảo có trọng tâm trọng điểm, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành (có bản danh mục kèm theo).

- Trước mắt lựa chọn 10 dự án để xây dựng dự án tóm tắt (Project Profile). Nội dung của dự án tóm tắt thể hiện rõ hình thức đầu tư, quy mô, công nghệ, địa điểm và diện tích sử dụng đất, các kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có liên quan, ưu đãi đầu tư, sử dụng lao động, hiệu quả kinh tế xã hội v.v..

Xây dựng quan hệ

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ mật thiết với các bộ, ngành TW, đặc biệt là Bộ Kế hoạch & Đầu tư và các cơ quan xúc tiến đầu tư. Thông qua Bộ Ngoại giao xây dựng mối quan hệ với các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài (tại các quốc gia mục tiêu) để quảng bá hình ảnh tỉnh Bắc Giang.

- Tăng cường tiếp xúc, đặt mối quan hệ với một số Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, nhất là các Đại sứ quán các quốc gia mục tiêu như: Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 95)