Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư tại các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 92)

4.4.1. Định hướng, mục tiêu và quan điểm thu hút vốn đầu tư phát triển các KCN tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

4.4.1.1. Định hướng phát triển các KCN tỉnh Bắc Giang

- KCN phải tạo thành động lực cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng CNH - HĐH. KCN giai đoạn đầu phải tạo ra khả năng thu hút lao động ở nông thôn, tạo tiền đề để nông nghiệp phát triển có hiệu quả hơn. Giai đoạn tiếp theo cần tăng cường thu hút vốn đầu tư của các ngành công nghiệp hiện đại có hàm lượng chất xám cao, ít ô nhiễm đảm bảo cho sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Phát triển các KCN phải đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nòng cốt, có vai trò dẫn dắt cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Hình thành hệ thống các KCN, CCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt KT - XH nông thôn.

- Phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả diện tích đất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin, điện tử, công nghệ sinh học; chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến với nguyên liệu trong nước sẵn có, phát triển công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc nội của sản phẩm, hạn chế thua thiệt trong hội nhập thị trường khu vực và quốc tế.

- Phát triển KCN đi đôi với bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN, chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động trong KCN; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN. (Ban quản lý các KCN, 2014).

4.4.1.2. Mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vốn cho tăng trưởng kinh tế đến năm 2020. Trong đó, tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các

doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp; góp phần tăng thu ngân sách của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Một số mục tiêu cụ thể

- Tổng số dự án thu hút đầu tư bao gồm cả trong nước và nước ngoài đạt 135 dự án, vốn đầu tư đăng ký (đã quy đổi) của cả giai đoạn đạt 16.200 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu hút 15 dự án và vốn đầu tư đăng ký bình quân 120 tỷ đồng/dự án.

- Giai đoạn 2016-2020 lấp đầy các KCN hiện có, đồng thời triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Châu Minh - Mai Đình, Tân Thịnh - Quang Thịnh, Bắc Lũng..., phấn đấu đến năm 2020: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 70.000 tỷ đồng (giá hiện hành); thuế phát sinh phải nộp đạt 1.120 tỷ đồng (Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang, 2014).

4.4.1.3. Quan điểm thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Bắc Giang

Về quan điểm, cần xác định nguồn vốn nội lực là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là rất quan trọng. Phải huy động tối đa nguồn lực của địa phương và thu hút vốn trong nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp.

Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, cần khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương đối với các KCN được Chính phủ phê duyệt, tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa bàn khó khăn. Mặt khác vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn, tỉnh cần có một chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN.

Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đều thiếu vốn, rất ít doanh nghiệp có đủ khả năng tự tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất, nếu không có sự trợ giúp của nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng. Do đó, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho phát triển công nghiệp giúp các doanh nghiệp có thể vay vốn trung, dài hạn với lãi suất ưu đãi đầu tư phát triển. Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý vốn để tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng vốn kịp thời. Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, phải đầu tư có trọng điểm, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.

Huy động nhiều nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay nước ngoài trả chậm hoặc thuê tài chính, vốn đầu tư trực tiếp FDI, vốn ODA ... và sử dụng có hiệu quả; xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung, dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Huy động vốn không chỉ trong tỉnh mà còn thu hút vốn trong cả nước, nhất là nguồn vốn trong dân cư hiện đang được đánh giá là khá lớn mà tỉnh chưa khai thác được. Cần phải có chính sách tín dụng hợp lý để đảm bảo phân chia lợi ích hài hòa giữa người có vốn và các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất. Cụ thể:

- Nguồn vốn từ quỹ đất: Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ

tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp.

- Nguồn vốn ngân sách: khai thác nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ưu đãi

của Trung ương, tăng cường nguồn thu từ kinh tế địa phương; tiết kiệm chi cho tiêu dùng đi đôi với xác định và thực hiện cơ cấu chi hợp lý, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển công nghiệp. Đồng thời tập trung nguồn vốn ngân sách vào công tác giải toả đền bù và hỗ trợ phát triển thông qua hoạt động của chương trình khuyến công, đầu tư tập trung, không dàn trải, tránh lãng phí, thất thoát.

- Nguồn vốn tín dụng và vốn góp cổ phần: Áp dụng chính sách hỗ trợ tài

chính, tín dụng thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất và tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, đặc biệt là hướng ưu tiên cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.

Khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp cổ phần, trong đó đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tạo cơ sở cho việc phát triển thị trường chứng khoán nhằm khơi dậy tiềm năng vốn trong nhân dân cho phát triển sản xuất công nghiệp.

- Đối với nguồn vốn nước ngoài: Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

ODA, vốn FDI với hướng ưu tiên phát triển hàng hóa chất lượng cao để xuất khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư nước ngoài, tỉnh cần có cơ chế chính sách hợp lý để thu hút.

Để có thể thu hút được nguồn vốn FDI, Nhà nước cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính ổn định và tính dự đoán trước được của các điều chỉnh pháp luật, chính sách kinh tế - tài chính, để nhà đầu tư an tâm đầu tư do có thể dự đoán

được lợi ích và rủi ro có thể gặp phải theo qui luật kinh tế. Trên cơ sở tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lâu dài lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, cần đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác và thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ động trong việc mời chào, kêu gọi tìm kiếm đối tác. Việc thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) phải hướng mạnh vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu.

Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến nhằm mở đường thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới; đồng thời có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.

4.4.2. Một số giải pháp

4.4.2.1. Nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng

Tập trung đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng khu công nghiệp

- Tạo điều kiện thuận lợi để các khu công nghiệp đã có quyết định thành lập khẩn trương triển khai giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận dự án, đặc biệt là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ thực tế nhu cầu thuê nhà xưởng của dự án FDI và hiệu quả của việc cho các dự án này thuê nhà xưởng trong thời gian vừa qua, các khu công nghiệp này đầu tư một diện tích nhà xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế để tiếp nhận các dự án vừa và nhỏ, coi đây là một ngành kinh doanh. Nhà đầu tư cơ sở hạ tầng đầu tư nhà xưởng, các chủ đầu tư thuê nhà xưởng để sản xuất kinh doanh, và mở rộng hoạt động kinh doanh, mặt khác chuyên môn hóa kinh doanh cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, người đầu tư sản xuất giảm chi phí đầu tư ban đầu vì không phải đầu tư xây dựng nhà xưởng, vừa có thể đẩy nhanh tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh tranh thủ cơ hội đầu tư.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, tỉnh tập trung ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp như: điện, nước, giao thông... tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, tích cực vận động các nhà đầu tư có đủ năng lực trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng cho những khu công nghiệp chưa có chủ đầu tư.

- Trước mắt giành đất trong quy hoạch cho các doanh nghiệp lớn, có nhiều lao động tự xây dựng chung cư phục vụ chỗ ở cho người lao động của chính doanh nghiệp này và người lao động của doanh nghiệp khác thuê. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị mới để vừa cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động vừa đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tạo thuận lợi cho người lao động chưa có việc làm ổn định.

- Hiện nay, cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang đang lên kế hoạch đưa ra những ưu đãi riêng của tỉnh đối với các dự án đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, bằng việc cấp lại quyền thuê đất cho chủ đầu tư. Các doanh nghiệp được nhận các chính sách ưu đãi chung của Chính phủ đồng thời được tỉnh hỗ trợ ngân sách cho một phần chi phí đào tạo công nhân là người của địa phương làm việc lâu dài tại các doanh nghiệp. Với những ưu đãi trên đối với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng có thể nói rằng việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng hiện nay là một giải pháp quan trọng đối với tỉnh.

Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu

- Tranh thủ vận động nguồn vốn Trung ương, kết hợp nguồn vốn ngân sách địa phương, đầu tư một số cầu, đường lớn, tạo sự liên thông giữa các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông hiện có, đặc biệt cần cải tạo, nâng cấp một số đường tỉnh và đường huyện quan trọng; sớm hoàn thành các cầu đang xây dựng. Tiếp tục đề nghị Chính phủ sớm triển khai xây dựng làn 2 Quốc lộ 1A đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn, đường sắt tốc độ cao, các cầu vượt tại nút giao thông trên QL-1A mới.

- Bố trí đủ vốn cho bồi thường giải phóng mặt bằng theo tiến độ giao mặt bằng cho các nhà đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Xây dựng quy hoạch các khu tái định cư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để di dân khi cần thiết.

- Quy hoạch và triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp.

4.4.2.2. Nhóm giải pháp về môi trường đầu tư Cải cách thủ tục hành chính

xếp lại cơ quan đăng ký đầu tư theo cơ chế “một đầu mối” đúng với tinh thần của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai và Luật Xây dựng.

- Xây dựng các quy định giải quyết thủ tục đầu tư, thủ tục thuê đất và thủ tục cấp phép xây dựng theo hướng đơn giản và công khai; tăng cường công tác phối hợp đảm bảo sự thống nhất các quy trình, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương tiến tới thành lập cơ chế “một cửa liên thông” trong đầu tư.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện tốt những quy định của Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư, đặc biệt là năng lực thẩm định các dự án đầu tư, đảm bảo thông thoáng, rút ngắn thời gian, tuân thủ đúng luật pháp, tránh dự án làm ảnh hưởng đến môi trường hoặc nhà đầu tư không đủ năng lực.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của các dự án đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án có hiệu quả. Thành lập đường dây nóng tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn phiền hà cho nhà đầu tư.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các dự án vi phạm môi trường, các dự án “treo”, để làm lành mạnh môi trường đầu tư. Kiên quyết xử lý các nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật hoặc cố tình vi phạm cam kết về thời gian thực hiện đầu tư.

Thị trường lao động

- Tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là biện pháp quan trọng, lâu dài để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia hội nhập.

- Củng cố, nâng cao chất lượng các trường đào tạo, dạy nghề trong tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trường đại học công nghệ, trường cao đẳng, trung cấp nghề.

- Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nghề, mở rộng hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với một số doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Tận dụng tốt đội ngũ người đi lao động nước ngoài có tay nghề kỹ thuật đã trở về nước.

- Tăng cường các hoạt động hội chợ, dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin cho người lao động. Sớm triển khai việc tuyển dụng, cung ứng lao động cho doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp thông qua hình thức “sàn giao dịch việc làm”. Tập trung ổn định bộ máy tổ chức và triển khai hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực tỉnh.

- Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh bắc giang (Trang 92)