Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 42 - 45)

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2016.

Qua tham khảo, điều tra thực tế tại Văn phòng ĐKQSD đất và phòng TNMT thị xã Chí Linh cho thấy, người sử dụng đất chủ yếu thực hiện 5 quyền (Chuyển nhượng; cho thuê; thừa kế; tặng cho; thế chấp) đối với đất ở nhiều nhất; còn lại 3 quyền (Quyền chuyển đổi; cho thuê lại và góp vốn bằng quyền sử dụng đất) không có người sử dụng đất thực hiện hoặc thực hiện ít nhưng không khai báo (như quyền cho thuê lại); vì vậy trong đề tài chúng tôi lựa chọn nghiên cứu 5 quyền, cụ thể như sau:

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở - Cho thuê quyền sử dụng đất ở

- Thừa kế quyền sử dụng đất ở - Tặng, cho quyền sử dụng đất ở - Thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương tỉnh Hải Dương

3.3.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương tỉnh Hải Dương

3.3.3. Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2016 nhân trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2016

+ Về quyền chuyển nhượng QSDĐ ở; + Về quyền cho thuê đất ở;

+ Về quyền thừa kế QSDĐ ở; + Về quyền tặng, cho QSDĐ ở; + Về quyền thế chấp bằng QSDĐ ở;

3.3.4. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Khu vực trung tâm thị xã Chí linh được chia thành vùng lõi, nơi tập chung các loại hình thương mại dịch vụ phát triển, tập trung nhiều các cơ quan nhà nước đóng trên vùng nay, vì vậy chúng tôi chọn 01 phương đại diện; vùng ven trung tâm có tốc độ đô thị hóa nhanh và trên khu vực này có nhiều nhà máy và các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đại diện vùng này chúng tôi chọn 01 phường đại diện; vùng thuần nông bao xung quanh khu vực trung tâm thị xã chuyên sản xuất nông nghiệp chúng tôi chọn 01 xã đại diện. Các xã, phường được lựa chọn điều tra, như sau:

+ Phường Sao Đỏ: là phường trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của thị xã Chí Linh, nơi có nhiều giao dịch, chuyển quyền SDĐ giữa các hộ gia đình, cá nhân và đại diện cho phường có trung tâm thương mại dịch vụ.

+ Phường Cộng Hòa: Đại diện cho phường có các khu, cụm công nghiệp đang xây dựng, tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng mạnh mẽ; đây là phường phát triển kinh tế của thị xã Chí Linh.

+ Xã Đồng Lạc: Đại diện cho khu vực ven thị xã, là một trong các xã thuần nông, đồng bằng, không có đồi núi; tốc độ phát triển chậm, dân cư tương đối ổn định.

3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, chế độ thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...

- Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, tình hình sản xuất của các ngành...

- Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài gồm: tài liệu về bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2010-2015, sổ biến động đất đai, báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020 và các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

Các số liệu tài liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban trong thị xã, các sở ban ngành trong tỉnh.

3.4.3. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

hỏi trong phiếu điều tra nông hộ. Tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu; mỗi xã, phường 50 phiếu điều tra tương đương 50 hộ; các hộ được chọn theo tiêu chí đã thực hiện các quyền của người sử dụng đất, cụ thể: tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu, được chia đều cho 5 quyền nghiên cứu; trong đó quyền chuyển nhượng 30 phiếu; cho thuê 30 phiếu; thừa kế 30 phiếu; thế chấp 30 phiếu; tặng, cho 30 phiếu. Điều tra theo đối tượng: Các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đã tham gia thực hiện quyền tại Văn phòng ĐKQSD đất thị xã. Riêng quyền cho thuê không có số liệu khai báo tại Văn phòng ĐKQSD đất thị xã được điều tra ngẫu nhiên trực tiếp từ các hộ gia đình, cá nhân.

Phiếu điều tra theo quy tắc ngẫu nhiên nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực nghiên cứu được lựa chọn. Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin về đất của hộ, tình hình sử dụng đất của hộ (thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quyền cho thuê đất; quyền thừa kế quyền sử dụng đất; quyền tặng, cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất) và ý kiến của hộ gia đình về việc thực hiện quyền sử dụng đất.

3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê

Trên cơ sở số liệu điều tra hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu sẽ được thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất (tình hình chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế, thế chấp bằng QSDĐ) trên địa bàn nghiên cứu.

Trên cơ sở kết quả thống kê, tổng hợp từ phiếu điều tra của các hộ gia đình, cá nhân tại 3 phường, xã nghiên cứu, đối chiếu với các quy định của pháp luật về các quyền sử dụng đất tương ứng, xây dựng, phân tích các bảng số liệu bằng phần mềm Micrsoft Excel.

3.4.5. Phương pháp phân tích, so sánh

Căn cứ vào số liệu thống kê, tổng hợp điều tra của các hộ gia đình, cá nhân tại 3 phường nghiên cứu, phân tích, so sánh tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập được qua phiếu điều tra để tìm ra các nguyên nhân, giải pháp khắc phục các tồn tại trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 42 - 45)