Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 50 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã chí linh, tỉnh hải dương

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thị xã thời gian qua luôn đạt mức độ cao. Bình quân giai đoạn 2010-2015 tăng trên 10%/năm, tốc độ tăng của ngành nông, lâm, thuỷ sản 5,30%/năm, ngành công nghiệp xây dựng tăng 16,50%/năm, dịch vụ thương mại du lịch tăng 12,20%/năm. Bình quân thu nhập đầu người 7,80 tr/người/năm (giá năm 1994), 11,35tr/ người/năm (giá thực tế).

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp: tỷ trọng nông lâm nghiệp - công nghiệp xây dựng-dịch vụ chuyển dịch từ 21,4%-55,9%-22,7% (năm 2005) sang 16,20%-70,30%-13,50% (năm 2010) sang 14,8%-69,9%-15,3% (năm 2015). Tuy nhiên qua phân tích thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, công nghiệp địa phương chậm phát triển, ngành dịch vụ du lịch những năm gần đây đã có bước phát

triển tương đối khá nhờ công nghiệp trung ương, của tỉnh phát triển mạnh trên địa bàn. Nếu so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương thì Chí Linh ở mức độ thấp hơn.

Bảng 4.1. Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế (phần do địa phương quản lý)

STT Chỉ tiêu 2005 2010 2015

Tổng sản phẩm 854.838,0(trđ) 3.138.592,0(trđ) 3.615.757,0(trđ) Cơ cấu kinh tế 100% 100% 100% 1 Nông, lâm, thuỷ sản 21,40% 16,20% 14,80% 2 Công nghiệp, xây dựng 55,9% 70,30% 69,90% 3 Dịch vụ, du lịch 22,7% 13,50% 15,30%

Nguồn: UBND thị xã Chí Linh (2016)

4.1.2.2. Đặc điểm dân số lao động và việc làm

a. Dân số

Năm 2015 dân số của Chí Linh có tổng số 160180 người, trong đó dân số đô thị là 151362 người chiếm 94,58%; Dân số nông thôn là 8818 người chiếm 5,42% tổng dân số, sở dĩ tỷ lệ dân số đô thị của Chí Linh cao là do thị xã mới được thành lập một số xã được chuyển thành phường dân số nông thôn chuyển thành dân số đô thị. Năm 2015 tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,87% (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Hải Dương là 0,97%). Các dân tộc ở Chí Linh gồm 17 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm phần lớn dân số còn lại 16 dân tộc ít người cùng sinh sống gồm: Mán, Hoa, Khơ me, Tầy, Nùng, Sán rìu và các dân tộc khác. Mật độ dân số là 568 người/km2 nhưng dân cư phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở các phường nội thị xã đặc biệt là phường Sao Đỏ >3.000 người/km2 còn các xã thì mật độ dân số lại thấp, nhất là xã Hoàng Hoa Thám 105 người/km2. Trong các năm qua do làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ sinh giảm đáng kể, từ năm 2011 đến nay tỷ lệ sinh luôn giữ ở mức dưới 1% trên toàn thị xã.

b. Lao động và việc làm

Số lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 55% dân số, tuy nhiên lao động làm việc trong các ngành kinh tế chỉ chiếm có 48%, số còn lại vẫn thiếu việc làm, do tuổi cao, việc đào tạo gặp nhiều khó khăn, mặt khác một số hộ bị nhà nước thu hồi đất không còn đất sản xuất hoặc còn ít đất thiếu việc làm vì vậy trong thời gian tới cần phải quan tâm giải quyết tốt việc này. Tổng số lao động được giải quyết việc làm trong một năm khoảng16.000 lao động, trong đó xuất khẩu gần 3.000 lao động, hầu hết các

lao động này đều được dạy nghề, truyền nghề và đào tạo nghề đáp ứng được cơ bản yêu cầu về mặt lao động trong thời kỳ mới. Số lao động được đào tạo trong năm tăng lên rất nhanh năm 2005 là 520 người, năm 2010 là 731 người, năm 2015 là 5.826 người (Chi tiết thể hiện ở bảng 3.2).

Bảng 4.2. Dân số lao động của Chí Linh qua các năm

Chỉ tiêu 1. Dân số. - Thành thị. - Nông thôn. 2. Số hộ. 3. Tổng số lao động. 4. Tạo việc làm.

- TS lao động có việc làm mới /năm. - TS lao động được đào tạo trong năm.

Đơnvị tính Người. Người. Người. Hộ. Lao động. Người. Người Năm 2005 144.452 37.191 107.261 33.593 61.257 24.000 520 Năm 2010 150.444 38.520 111.924 36.693 72.203 29.720 731 Năm 2015 160.180 94.579 65.601 41.858 90.125 41.700 5.826

Nguồn: UBND thị xã Chí Linh (2016)

c. Thu nhập và mức sống dân cư

Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của thị xã trong những năm qua đã cải thiện đáng kể mức sống dân cư. Bình quân thu nhập đầu người năm 2005 là 7,80 tr.đồng, 2010 là 15,6 tr.đồng; năm 2015 là 22,6 tr.đồng (giá thực tế). Ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giầu.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 14,9% năm 2000 xuống 8,52% năm 2010 và năm 2015 chỉ còn có 4,52%, không có hộ đói. Năm 2015 100% số xã, phường có đủ trường học, nhà trẻ mẫu giáo, được xem truyền hình, được nghe đài tiếng nói VN, có trạm y tế, có bưu điện văn hoá xã, có điện sinh hoạt. Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực, tuy nhiên còn có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn, giữa khu vực trung tâm và vùng sâu vùng xa.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thực hiện nghị quyết số: 09/NQ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Chí Linh, thành lập các phường thuộc thị xã Chí Linh với tổng số là 08 phường, hiện tại phường Sao Đỏ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của toàn thị

xã, phường Phả Lại là trung tâm công nghiệp, phường Bến Tắm, phường Cộng Hoà là trung tâm thương mại du lịch. Tổng diện tích đất đô thị của Chí Linh là 11.077,04 ha, dân số đô thị là 151362 người, bình quân diện tích đất ở đô thị 183 m2/người. Tốc độ đô thị hoá của thị xã tương đối cao, nhất là khu vực Sao Đỏ và Phả Lại, cơ sở hạ tầng đô thị đang từng bước được đầu tư cải tạo hoàn thiện đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giao thông đô thị phát triển khá nhanh, hiện nay đã có tuyến xe buýt Hải Dương - Sao Đỏ - Bắc Giang, Hải Dương- Sao Đỏ - Bắc Ninh, Hải Dương - Sao Đỏ - Uông Bí tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng lân cận.

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Sau khi 08 xã, thị trấn được chuyển thành phường, Chí Linh còn lại là 12 xã với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn là 1.617,98 ha chiếm 5,74% tổng diện tích tự nhiên của thị xã, dân số nông thôn là 8818 người, diện tích đất ở nông thôn là 595,47 ha, bình quân diện tích đất ở nông thôn là 90,77 m2/người. Các điểm dân cư nông thôn phân bố không tập trung mà nằm rải rác theo phong tục của người trung du miền núi. Các năm gần đây thị xã đã đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn chủ yếu bằng bê tông hoặc cấp phối tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sản xuất, sinh hoạt của người dân và trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của hầu hết các khu dân cư nông thôn đều đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, hệ thống giao thông được bê tông hóa, hệ thống điện được nâng cấp đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên việc cấp nước sạch nông thôn còn thiếu, chất lượng chưa cao, các công trình công cộng như trường học, chợ, y tế, sân thể thao ở các xã đã cơ bản được xây dựng đầy đủ đảm bảo sinh hoạt cho nhân dân nhưng chất lượng các công trình trong khu dân cư còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới. Trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a. Hạ tầng kĩ thuật * Giao thông.

- Đường bộ: Hiện tại trên địa bàn thị xã có 43 km đường quốc lộ đã được nhà nước đầu tư nâng cấp hoàn thiện gồm: QL18, QL37; đường tỉnh gồm: đường 389, 389b, 398 đã được trải nhựa 100%; đường huyện có 55,5 km đều được trải nhựa và bê tông, đường xã có gần 400 km đã cứng hoá được khoảng 40%. Giao thông đô thị được đầu tư tương đối tốt, đây là một trong những tiêu chí cơ bản để nâng cấp đô thị và chuyển từ huyện Chí Linh thành thị xã Chí Linh.

- Đường sắt: trên địa bàn thị xã có 40 km đường sắt Kép- Bãi cháy và đường nhánh vào nhà máy nhiệt điện phả lại.

- Đường sông: Thị xã có 3 con sông được khai thác cho giao thông thuỷ (sông Kinh Thầy, sông Thương và sông Đồng Mai). Hiện nay có 11 bến sông chung chuyển hành khách, hàng hoá trong đó có 4 cảng sông là cảng Đại Tân, An Bài, Bến Bình, Gốm. Hầu hết các bến bãi có quy mô nhỏ nên hạn chế phương tiện vận tải, trừ một số bến được xây dựng theo dự án Canađa.

Nhìn chung mật độ giao thông của thị xã tương đối cao nhưng tỷ lệ kết cấu cứng còn chưa nhiều, chất lượng các tuyến đường còn thấp, vì vậy còn ảnh hưởng đến khả năng lưu thông vận chuyển hàng hoá.

* Hệ thống thuỷ lợi và cung cấp nước

+ Hệ thống thuỷ lợi đã được xây dựng đang phát huy tốt do thường xuyên được tu bổ, cải tạo, nâng cấp. Hệ thống kênh mương đang được khai thác có hiệu quả. Vấn đề kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn thị xã đã được chú trọng đầu tư. Một số trạm bơm tiêu được xây dựng mới và nâng cấp, đã cơ bản giải quyết được khâu tiêu úng vụ mùa. Hệ thống tiêu thoát nước trong các khu dân cư đã được hoạch định cùng với việc xây dựng khu dân cư và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

+ Cấp nước sạch cho nhân dân trong toàn thị xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực nội thị xã tỷ lệ dân được dùng nước sạch khoảng 90% nhưng khu vực nông thôn tỷ lệ dân được dùng nước sạch còn thấp chủ yếu sử dụng giếng khoan, vì vậy một số vùng sâu vùng xa chất lượng nước vẫn chưa đạt yêu cầu.

* Hệ thống điện, bưu điện, thông tin liên lạc

- Đến thời điểm hiện nay 100% số đơn vị hành chính của thị xã được cấp điện ổn định. Ngành điện đang nâng cấp các trạm biến áp khu vực Sao Đỏ, Phả Lại và đường dẫn để giảm tổn thất hạ giá thành điện năng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong toàn thị xã.

- Bưu điện, thông tin liên lạc đã được chú ý đầu tư phát triển mạnh trên địa bàn thị xã, đến nay hệ thống truyền thanh, truyền hình đã phủ sóng toàn thị xã, truyền hình cáp được xây dựng và đi vào hoạt động. Cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng các chương trình của đài phát thanh thị xã cũng như cơ sở được nâng cao, mở rộng và phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Mạng lưới viễn thông phát triển mạnh, số người sử dụng điện thoại di động tăng nhanh. Hiện nay trên địa bàn thị xã đã có 15 điểm bưu điện văn hoá khoảng 3.500 thuê bao intenet và trên 19.000 máy điện thoại cố định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 50 - 55)