Quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ sau (2016 2020) tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 31)

Trong những năm qua, tỉnh đã quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, vận dụng vào địa phương một cách hợp lý, tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người sử dụng đất nhằm nhận thức rõ rang hơn về quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền sử dụng đất của mình.v.v.v., nên công tác quản lý đất đai ở tỉnh đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Ngay sau khi lập tỉnh năm 1997, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 1997 - 2010 của tỉnh và tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện đã được triển khai. Tính đến hết năm 2003 công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đã hoàn thành xong ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã với tổng số 10 huyện, thành phố và 227 xã, phường, thị trấn. Có164/227 xã đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã hoàn thành xong, còn lại 63 xã thuộc các huyện miền núi: Sơn Động, Lục Ngạn. Lục Nam, Yên Thế chưa lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .

Tuy nhiên, do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác dự báo quy hoạch chưa lường hết được những phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, đến năm 2007, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 33/2007/NQ-CP ngày 02/7/2007 và các huyện Tân Yên, Lục Nam, Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Lục Ngạn, Sơn Động đã lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các huyện, thành phố còn lại trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được phê duyệt, đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010); quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã tiến hành lập lại theo quy định của Luật Đất đai 2013 được tất cả các huyện trong tỉnh.

Các huyện, thành phố trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được phê duyệt, đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 - 2020); và quy hoạch, kế hoạch sử dụng kỳ đầu 2011-2015 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015, 2016.(http://www.bacgiang.gov.vn)

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Trên toàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện: 6/2015 đến 8/2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang, đi sâu vào đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015).

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang

- Điều kiện tự nhiên; - Điều kiện kinh tế xã hội.

3.4.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang kỳ đầu 2011-2015 so với phương án quy hoạch được tỉnh Bắc Giang kỳ đầu 2011-2015 so với phương án quy hoạch được phê duyệt.

3.4.2.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 huyện Hiệp Hòa

- Nhóm đất nông nghiệp; - Nhóm đất phi nông nghiệp; - Đất chưa sử dụng.

3.4.2.2. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) so với phương án quy hoạch của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đất đai so với phương án quy hoạch phê duyệt;

- Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch;

- Kết quả thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng trong kỳ quy hoạch; - Kết quả thực hiện các công trình, dự án trong kỳ quy hoạch;

- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Hiệp Hòa.

3.4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020

3.4.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, xã hội 3.4.3.2. Giải pháp về quản lý hành chính 3.4.3.3. Giải pháp về kinh tế

3.4.3.4. Giải pháp kỹ thuật

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

Kế thừa, chọn lọc những số liệu, tài liệu đã có sẵn phục vụ đề tài nghiên cứu ở các Sở, Ban ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thu thập thông tin tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, các xã, thị trấn: số liệu thống kê đất đai năm 2015, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2011, năm 2015; phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hiệp Hòa đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm kỳ đầu 2011-2015; Điều tra, thu thập thông tin tại các ban ngành trong huyện về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các ngành, số liệu dân số, lao động, số liệu thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của huyện.

3.5.2. Phương pháp bản đồ

Phương pháp này được sử dụng thể hiện thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ, sử dụng phần mềm Microstation. Qua hình ảnh trực quan được thể hiện trên 2 bản đồ sẽ cho thấy tiến độ thực hiện các công trình dự án, việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được duyệt.

3.5.3. Phương pháp so sánh, đánh giá

Dựa vào những số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc các tài liệu, số liệu phù hợp; sau đó được tổng hợp, xử lý thông qua việc sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel. Thống kê, so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt và kết quả thực hiện năm 2015 từ đó đưa ra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2-15.

3.5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Qua phân tích số liệu và tài liệu thu thập được chỉ ra kết quả đạt được của kỳ quy hoạch, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho kỳ tiếp theo.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách Hà Nội 60 km. Nằm trong tọa độ địa lý: Từ 1050 52' 40" đến 1060 2'20" độ kinh Đông, từ 210 13' 20" đến 210 26' 10" vĩ độ Bắc.

Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên;

- Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang; - Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn - Hà Nội và huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.

Huyện Hiệp Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên theo kết quả thống kê đất đai năm 2015 là 20.599,67 ha (chiếm 5,25 % diện tích toàn tỉnh), có dân số 221.266 khẩu, mật độ dân số 1.090 người/km2.

Vị trí địa lý huyện Hiệp Hòa khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông chính hợp lý (một tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sông Cầu về Bắc Ninh ra thành phố Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, ba tuyến đường tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây và phía Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên…

Trung tâm huyện Hiệp Hòa là thị trấn Thắng, vốn là một thị trấn có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, ngoài ra Hiệp Hòa còn có An toàn khu cách mạng Hoàng Vân ven sông Cầu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông đầy đủ thủy bộ, đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp quốc lộ 1A và quốc lộ 1B Hà Nội đi Lạng Sơn, quốc lộ 37 đi thành phố Thái Nguyên huyện Hiệp Hòa lại càng có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức cho huyện trong việc quản lý, hoạch định các kế hoạch phát triển sao cho phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường, trong đó áp lực về nguồn tài nguyên đất đai và môi trường sẽ rất lớn.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Hiệp Hòa thuộc vùng đồi núi thấp xen kẽ các cánh đồng, bị chia cắt ở mức trung bình và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam hoặc từ Bắc xuống Nam. Nhìn chung địa hình của huyện được phân ra thành 2 loại như sau:

+ Địa hình đồi núi thấp:

Địa hình này có mức độ chia cắt trung bình, lượn sóng, có độ dốc trung bình khoảng 8 – 150 (cấp II), hướng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120 – 150 m, chiếm diện tích khoảng 26,18 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Địa hình bằng: Dạng địa hình này khá bằng phẳng lượn sóng ít và thưa.

Độ dốc 0 – 80, độ cao trung bình khoảng 10 – 20 m so với mực nước biển. Loại đất này chiếm khoảng 73,82 % tổng diện tích tự nhiên.

* Phân theo tiểu khí hậu và địa hình thì Hiệp Hòa được phân thành 3 vùng, bao gồm:

+ Vùng Thượng huyện có 11 xã là Đồng Tân, Thanh Vân, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hoàng An, Thái Sơn, Hòa Sơn, Ngọc Sơn, hùng Sơn, Quang Minh.

+ Vùng Trung huyện, gồm có 8 xã là Thị Trấn Thắng, Đức Thắng, Thường Thắng, Danh Thắng, lương Phong, Đoan Bái, Bắc Lý, Mai Trung.

+ Vùng Hạ huyện, gồm 7 xã là Đông Lỗ, Châu Minh, Hương Lâm, Mai Đình, Xuân Cẩm, Đại Thành, Hợp Thịnh.

Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện tương đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, dễ xây dựng công thức luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đát và phát triển ngành công nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Hiệp Hoà nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam; mùa đông khí hậu lạnh và khô, hướng gió chủ yếu là gió Đông Bắc; mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ tiết trời mát mẻ se lạnh, có mưa phun vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.

Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Hiệp Hoà (tọa độ 1050 50’, 210 22’) (trị số trung bình 1996 – 2005)

a) Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C. Tháng nóng nhất vào tháng 7, nhiệt độ trung bình 31,2 0C, nhiệt độ cao nhất 38,5 0C; Tháng lạnh nhất vào cuối tháng 1, nhiệt độ trung bình là 13,40C, lạnh nhất 70C; Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình 6,5 0C (cao nhất 7,50C, thấp nhất 4,2 0C).

Tổng tích ôn trong vùng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng. Vào mùa mưa có nhiều đợt mưa đá, sấm sét ở đây xẩy ra thường xuyên, gây hậu quả khá lớn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào lúc thời vụ gieo trồng và thu hái.

b) Chế độ mưa: Xét về chế độ mưa, huyện Hiệp Hoà được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô; Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3. Tổng lượng mưa trung bình/ năm là 1.583,2 mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 đạt 295,7 mm/ tháng, tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1, lượng mưa trung bình 9 – 12mm/ tháng. Có năm cả tháng không có mưa gây hạn hán ở diện rộng. Trung bình năm có 135 ngày mưa.

c) Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông Bắc vào mùa đông.

Trong các tháng mùa hè, ở đây thường chịu ảnh hưởng của mưa bão (tuy nhiên ở đây được đánh giá là ít bị ảnh ảnh của bão lụt). Trung bình mỗi năm có từ 1 - 2 cơn bão ảnh hưởng tới huyện Hiệp Hoà. Mưa, bão làm dập nát hoa màu, úng lụt ruộng đồng... gây thiệt hại đến sản xuất, nhà cửa của nhân dân.

d) Độ ẩm không khí: Trung bình năm 81%, cao nhất 89,3%, thấp nhất 50,8%. Tháng ẩm nhất là tháng 3, có độ ẩm trung bình là 84,8%, thấp nhất là tháng 11, có độ ẩm trung bình là 65%.

Nhìn chung, Hiệp Hoà chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông bắc Bắc bộ mang nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với đặc điểm khí hậu như vậy, Hiệp Hoà có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên với lượng mưa bão tập trung, địa hình dốc là những nguyên nhân chính gây nên xói mòn ở các xã có địa hình dốc, úng lụt ở các vùng có địa hình thấp, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông - lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế của huyện nói chung.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Huyện Hiệp Hoà nằm trong khu vực của hệ thống sồng Cầu. Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra trong huyện còn có nhiều hồ, ao, đầm (chiếm gần 3,46 % tổng diện tích tự nhiên) nhờ đó mà có khả năng chống úng vào mùa mưa, chống hạn vào mùa khô.

Vào mùa mưa nước sông Cầu thường dâng cao, gây lũ lụt vùng đất ngoài đê, cản chở đến việc tiêu nước trên các cánh đồng trong đê, gây úng cục bộ nhiều ngày. Mưa lũ và khai thác cát sỏi ven sông Cầu rất không hợp lý làm cản chở dòng chảy, gây xói lở mạnh bờ sông và đất canh tác vùng đất ven đê phía ngoài.

Vào mùa khô mực nước sông Cầu có xu hướng mỗi năm cạn nhiều hơn, vì vậy ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sông sinh hoạt của người dân.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng toàn tỉnh năm 1963 và điều tra bổ sung năm 1996 của Viện Quy hoạch Thiết kế Bộ Nông nghiệp cho thấy toàn huyện có 7 loại hình thổ nhưỡng, trong đó diện tích đất bạc màu trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn nhất, chiếm gần 40% tổng diện tích đất điều tra.

Bảng 4.1. Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh huyện Hiệp Hòa

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa được bồi (Pb) 713,17 3,87

2 Đất phù sa không được bồi (P) 3.265,00 17,69

3 Đất phù sa glây (Pg) 445,00 2,41

4 Đất phù sa úng nước (Pj) 1.868,00 10,12

5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6.909,00 37,44

6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5.190,00 28,13

7 Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 62,00 0,34

Nguồn: UBND huyện Hiệp Hòa

b. Tài nguyên nước

Nguồn tài nguyên nước của huyện Hiệp Hòa khá dồi dào, nhưng phân bố không đồng đều theo các tháng trong năm, đặc biệt là giữa các vùng kinh tế của huyện, Vùng Hạ huyện vào mùa mưa ngập úng, vùng Thượng huyện thường bị thiếu nước.

- Nguồn nước mặt:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ sau (2016 2020) tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 31)