Chất lượng xay xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn dòng lúa ngắn ngày, chất lượng tại thái bình (Trang 71 - 73)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6.1.Chất lượng xay xát

4.6. Chất lượng gạo

4.6.1.Chất lượng xay xát

Chất lượng xay xát được đánh giá thông qua tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên.

Tỷ lệ gạo lật không những phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh ở giai đoạn chín. Những giống có vỏ trấu mỏng thì tỷ lệ gạo lật cao hơn và ngược lại. Tỷ lệ gạo lật cao còn phản ánh độ chắc mẩy của hạt thóc, qua đó nó biểu hiện sự cân bằng về quá trình tổng hợp dinh dưỡng ở lá và quá trình vận chuyển dinh dưỡng vào hạt.

Tỷ lệ gạo lật cho biết vỏ trấu dày hay mỏng và tỷ lệ gạo lật lớn thể hiện khả năng vận chuyển chất khô của cây lúa vào hạt ở giai đoạn vào chắc đầy đủ (Lê Xuân Thái, 2003).

Theo Khush (1979), tỷ lệ vỏ trấu trung bình của các giống lúa từ 20% đến 22%, có thể biến động từ 18% đến 26%, cám và phôi hạt chiếm từ 8% đến 10%.

Bảng 4.12. Chất lượng xay xát của các dòng lúa tham gia thí nghiệm vụ mùa 2016 và vụ xuân 2017

Stt Tên giống Tỷ lệ gạo lật % Tỷ lệ gạo xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%)

M16 X17 M16 X17 M16 X17 1 Bắc thơm 7 (đ/c) 82,00 81,30 67,20 72,20 82,22 87,26 2 Đông A 1 81,15 80,00 66,65 63,00 65,35 82,54 3 DT81 79,56 76,98 67,26 66,79 63,53 65,02 4 LDA1 79,51 80,02 63,51 66,25 68,50 79,25 5 LDA10 80,20 79,98 67,15 68,31 79,30 75,62 6 LDA2 80,02 81,06 64,03 66,00 64,06 69,26 7 LDA8 86,00 83,29 65,50 67,23 71,76 70,98 8 N25 81,20 83,16 66,30 67,82 80,32 78,46 9 RG10 80,40 80,40 67,30 68,30 80,61 80,61 10 RG12 81,05 80,02 68,20 68,66 76,61 80,01 11 RG3.1 80,30 80,30 68,00 69,00 81,99 81,99 12 TBR117 78,25 77,01 66,68 68,25 65,14 68,21 13 TBR225 80,05 81,00 66,25 66,00 79,62 90,91 14 TBR279 81,25 77,00 68,10 65,00 73,03 72,31

Vụ mùa 2016 có tỷ lệ gạo lật của các dòng dao động từ 78,25-86,00% cao nhất là LDA8. Các dòng còn lại có tỷ lệ gạo lật thấp hơn Bắc thơm 7 đối chứng (82,00%). Trong vụ xuân 2017, tỷ lệ gạo lật của các dòng dao động từ 76,98- 83,29%, trong đó cao nhất là LDA8, N25. Các dòng LDA2, TBR225 có tỷ lệ gạo lật tương đương Bắc thơm 7 (81,30%).

Tỷ lệ gạo xát không những phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống mà còn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch, độ ẩm của hạt trước khi xay xát và trang thiết bị xay xát.

Vụ mùa 2016 có tỷ lệ gạo xát của các dòng, giống biến động từ 66,25- 68,20%. Vụ xuân 2017 tỷ lệ gạo xát của các dòng giống biến động từ 63,00- 72,20%. Tất cả các dòng đều có tỷ lệ gạo xát thấp hơn đối chứng Bắc thơm 7.

Tỷ lệ gạo nguyên là một tính trạng di truyền và chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ do điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm trong suốt thời kỳ hạt chín, kéo dài đến sau lúc thu hoạch . Vụ mùa 2016 có tỷ lệ gạo nguyên biến động từ 63,53-82,22%; tất cả các giống có tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn so với đối chứng. Vụ xuân 2017 tỷ lệ gạo nguyên biến động từ 65,02-90,91% trong đó giống có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất là TBR225. Các dòng còn lại có tỷ lệ gao nguyên thấp hơn so với đối chứng (bảng 4.12).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn dòng lúa ngắn ngày, chất lượng tại thái bình (Trang 71 - 73)