Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

III Khu vực 3: Khu trung chuyển của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Định Hoá cũ (Hiện nay thuộc đất nhà bà Nguyễn Thị Hợp) Địa chỉ: xóm Á 1, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

33 MĐ-HCBVTV(2) 53 (0,5m ) Lỗ khoan 03, tầng 1,0m.

3.1.1.Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ

Bảng 3.1. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (mg/kg đất)

STT Chỉ tiêu phân tích

Kí hiệu mẫu

Aldrin DDT DDE Lindan Đợt lấy mẫu 1 MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m) - 12,881 - 1,64 Đợt 1: 28 ÷ 2 MĐ-HCBVTV(1)-6 (1m) - 3,261 - 1,135 3 MĐ-HCBVTV(1)-7 (0,5m) - 10,322 - 1,683 4 MĐ-HCBVTV(1)-8 (1m) - 3,785 - 0,128 5 MĐ-HCBVTV(1)-9 (0,5m) - 0,502 - 0,287 6 MĐ-HCBVTV(1)-10 (1m) - 18,576 - 0,215 7 MĐ-HCBVTV(2)-22 (0,5m) - 6,453 0,975 1,451 Đợt 2: 02/12/2009 8 MĐ-HCBVTV(2)-23 (1m) - 5,543 0,015 0,937 9 MĐ-HCBVTV(2)-26 (0,5m) - 7,530 0,042 1,478 10 MĐ-HCBVTV(2)-27 (1m) - 4,643 - 0,056 11 MĐ-HCBVTV(2)-29 (0,5m) - 1,430 - 0,044 12 MĐ-HCBVTV(2)-30 (1m) - 1,098 - 0,017 13 MĐ-HCBVTV(2)-32 (0,5m) - 0,561 - - 14 MĐ-HCBVTV(2)-33 (1m) - 0,023 - - Quy chuẩn 15:2008/BTNMT 0,01 0,01 0,01 Chú thích:

Nhận xét:

Đợt 1: 28 ÷ 30/9/2009

Hình 3.1. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 1

Kết quả phân tích đợt 1 của 6 mẫu (độ sâu 0,5m và 1m) tại 3 vị trí của 3 góc của gốc cây vải (nơi chôn thùng phi chứa hóa chất BVTV trước đây) cho thấy tất cả các mẫu đều có hàm lượng hoạt chất DDT vượt ngưỡng quy chuẩn 15:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất) nhiều lần. Điển hình là các mẫu MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m) vượt 1.288,1 lần; MĐ-HCBVTV(1)- 7 (0,5m) vượt 1.032,2 lần; MĐ-HCBVTV(1)-10 (1m) vượt 1.857,6 lần so với quy chuẩn. Như vậy, dư lượng DDT tại hố chôn thùng phi hoá chất BVTV sau khi dỡ bỏ kho của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ là rất lớn, có sự phân bố không đều ở các tầng 0,5m và 1m.

Nhóm hoạt chất ô nhiễm điển hình thứ hai là Lindan, các mẫu phát hiện hoạt chất Lindan đều vượt ngưỡng quy chuẩn nhiều lần. Điển hình là các mẫu MĐ- HCBVTV(1)-7 (0,5m) vượt 168,3 lần; MĐ-HCBVTV(1)-5 (0,5m) vượt 164 lần; MĐ- HCBVTV(1)-6 (1m) vượt 164 lần… so với quy chuẩn.

Kết quả phân tích nhóm hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại vị trí hố chôn các thùng phi sau khi dỡ bỏ kho của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ có hoạt chất DDT và Lindan vượt ngưỡng quy chuẩn 15:2008/BTNMT rất nhiều lần như vậy có sự tích luỹ một lượng lớn các hoạt chất nhóm này; hoạt chất Aldrin và DDE không phát hiện có sự xuất hiện.

Đợt 2: 02/12/2009

Hình 3.2. Dư lượng thuốc BVTV trong môi trường đất tại Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ - Đợt 2

Kết quả phân tích đợt 2 của 2 mẫu (MĐ-HCBVTV(2) – 22 (0,5m); MĐ- HCBVTV(2) – 23 (1m)) tại vị trí nền kho cũ của Trạm vật tư nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ không phát hiện có sự xuất hiện của hoạt chất Aldrin. Tuy nhiên, dư lượng DDT, DDE và Lindan là khá lớn, hàm lượng hoạt chất DDT của 2 mẫu này ở các tầng 0,5m và 1m vượt 645,3 và 554,3 lần; hàm lượng DDE tại tầng 0,5m vượt 97,5 lần; hàm

04 mẫu đất lấy tại 2 vị trí cách nền kho cũ khoảng 10m và 20m, xuôi theo chiều dốc tại các tầng 0,5m và 1m cho thấy dư lượng DDT và Lindan còn rất lớn. Cụ thể: Hàm lượng DDT ở tầng 0,5m của các mẫu này vượt 753 lần và 143 lần; ở tầng 1m vượt 464,3 lần và 109,8 lần so với quy chuẩn. Hàm lượng Lindan ở tầng 0,5m các mẫu này có vượt 147,8 lần và 4,4 lần; ở tầng 1m vượt 5,6 lần và 1,7 lần so với quy chuẩn. Do đó, dư lượng hóa chất BVTV tích đọng là lớn nhất. Kết quả phân tích đã cho thấy thuốc trừ sâu đã phát tán rất rộng ra khu vực xung quanh nền kho cũ. Điều này chứng tỏ mưa gió đã rửa trôi thuốc trừ sâu từ điểm xuất phát ban đầu là nền kho ra các vị trí xa hơn. Theo thời gian, nó làm cho khu vực bị ô nhiễm ngày càng lan rộng, ngấm sâu và việc áp dụng các kỹ thuật xử lý sẽ trở nên ngày càng khó khăn. Như vậy, sự tích luỹ chất ô nhiễm trên tầng đất mặt lớn hơn tầng sâu, càng xa vị trí hố chôn và nền kho cũ thì hàm lượng các chất ô nhiễm càng giảm.

02 mẫu lấy tại vị trí cách nền kho cũ khoảng 10m, trên đỉnh dốc tại các tầng 0,5m và 1m cho thấy hàm lượng DDT cao hơn quy chuẩn lần lượt là 56,1 lần (tầng 0,5m) và 2,3 lần (tầng 1m) so với quy chuẩn. So với các vị trí nền kho và hố chôn sau khi dỡ bỏ kho, vị trí cách nền kho 10m và 20m xuôi theo chiều dốc thì hàm lượng hoạt chất DDT nhỏ hơn nhiều lần nhưng vẫn vượt quy chuẩn 15:2008/BTNMT; DDE, Lindan và Aldrin không phát hiện, nhưng sự lan truyền chất ô nhiễm ra các vị trí xung quanh là rất lớn.

3.1.2. Đánh giá hiện trạng tồn lưu các hợp chất cơ clo trong môi trường đất tại Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)