- Đa số thuốc được phân phối từ tổng kho về tỉnh và lưu giữ tại kho Phúc Trìu, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên.
- Các huyện lĩnh từ kho tỉnh về phân phối cho các xã. Số lượng thuốc không nhiều và hầu như cả huyện và xã đều chưa có nơi chuyên để lưu chứa thuốc BVTV. Sự hiểu biết về độc hại của thuốc BVTV của đa số cán bộ và nông dân còn rất thấp. Việc mua bán thuốc BVTV thực hiện rất thô sơ thủ công (thuốc nước được đong rót từ thùng phi lớn sang chai nhỏ, thuốc bột được xúc cân lẻ từ những bao thùng lớn sang bất cứ một loại bao túi nào do người mua mang đến) như mua bán thực phẩm.
Tình trạng các khu vực kho lưu giữ từ năm 1986 đến năm 2002:
- Kho thuốc các huyện (do trạm vật tư Huyện quản lý), kho chi cục BVTV (do chi cục BVTV quản lý) được xây dựng. Ở các xã đều có nơi chuyên để thuốc BVTV do hợp tác xã nông nghiệp quản lý, nhà để thuốc có cửa khoá có thủ kho (có xã có tới 2,3 nơi để thuốc như xã Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên, xã Úc kỳ huyện Phú Bình…).
- Qui mô kho cấp huyện tuỳ thuộc mức độ kinh doanh khác nhau của mỗi trạm vật tư Huyện. Kho chi cục BVTV là kho do Tỉnh đầu tư xây dựng, ngoài việc là nơi để thuốc phục vụ kinh doanh thuốc BVTV, kho còn có nhiệm vụ dự trữ thuốc BVTV phòng chống dịch.
- Nơi để thuốc tại các hợp tác xã nông nghiệp thường là nơi gần ban quản lý hợp tác xã làm việc, gần trường học, khu dân cư đông người. Khi có nhu cầu, nông dân đến đó mua thuốc về sử dụng.
Tình trạng các khu vực kho lưu giữ từ năm 2003 đến nay
- Các kho thuốc cấp huyện, cấp xã cũ được chuyển đổi dần mục đích sử dụng; có nơi được chuyển thành thổ cư, có nơi chuyển thành trường học, nhà mẫu giáo, trung tâm dạy nghề…Hiện nay chỉ có các công ty Cổ phần vật tư BVTV, Công ty
Thuốc BVTV lưu thông trên thị trường đã được đóng lẻ trong các chai, gói, thùng kiện theo qui định, có thời hạn sử dụng và luôn được đáp ứng đầy đủ trên thị trường nên cũng không cần số lượng nhiều lưu trữ trong kho. Các tập thể cá nhân kinh doanh không được Cục BVTV cho phép sang chai đóng gói thuốc BVTV thì không được tự sang chai đóng gói.
Tại các xóm, xã đều có các cá nhân và tập thể tham gia kinh doanh thuốc BVTV (những người đã có chứng chỉ kinh doanh thuốc BVTV). Các nhà kinh doanh thường nhập thuốc để bán với số lượng nhỏ theo nhu cầu thị trường (bán hết lại lấy tiếp, không để tồn lưu) cho nên không phải cần đến kho để lưu trữ thuốc BVTV. Nông dân không phải đi mua thuốc xa, không bị thiếu thuốc khi có dịch hại.