Thái Nguyên
a. Một số loại thuốc BVTV có nguồn gốc Clo đã sử dụng để phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn tỉnh thái Nguyên
- DDT có tên hoá học là Diclodiphenyltricloetan Thuốc ở dạng bột trắng hay xám nhạt không tan trong nước. Thuốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc.
- BHC, Gama 666 là 2 loại thuốc có tên hoá học chung là Ga ma - 1,2,3,4,5,6- Hexaclo-xiclohexan. Thuốc ở dạng bột mịn, mùi hôi, không tan trong nước. thuốc có tác dụng vị độc, xông hơi và tiếp xúc.
- Thiodan: tên hoá học là 6,7,8,9,10,10a-Hexaclo-1,5,5a,6,9,9a-Hexahydro- 6,9-metano-2,4,3-benzodioxathiepin-3oxit. Thuốc ở dạng lỏng, có tác dụng vị độc và tiếp xúc.
- 2,4D tên hoá học là Diclophenoxiaxetic, thuốc ở dạng bột trắng dùng để trừ cỏ. thuốc có tác dụng nội hấp. Thuốc rất độc, được sử dụng ở dạng muối. trong thuốc có chất dioxin có thể kích thích tế bào ung thư phát triển, gây đột biến tế bào làm dị dạng cơ thể người và động vật máu nóng.
Các loại thuốc này rất bền vững trong cơ thể sống, trong môi trường và sản phẩm động thực vật. Hiện nay, các loại thuôc này đã bị cấm sử dụng.
b. Khối lượng sử dụng trung bình một số loại hoá chất hoá chất BVTV gốc clo hữu cơ điển hình và phổ biến
Khối lượng tuỳ thuộc lượng thuốc được cung ứng bao cấp từ phía tổng kho BVTV do nhà nước quản lý và nhu cầu thị trường hàng năm. Số lượng trung bình một số loại thuốc BVTV gốc clo chính trong khoảng thời gian từ năm 1996- 2002 như sau:
- DDT: 20 tấn /năm. - Ga ma 666: 40tấn /năm. - Thiodan: 10tấn/ năm. - 2,4 D: 10tấn /năm.
c. Thời gian bị cấm sử dụng các loại hoá chất BVTV gốc clo
- DDT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc cấm sử dụng trong nông nghiệp từ năm 1996.
- 2,4D Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc cấm sử dụng từ năm 1996.
- Ga ma 666: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc cấm sử dụng từ năm 1996.
- Thiodan: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc cấm sử dụng từ 2001.
Sau khi có văn bản cấm sử dụng của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trên thị trường vẫn còn một số lượng thuốc tồn lưu thông (khoảng từ 1-2 năm trước khi hết hẳn).