Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 39)

3.4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên. - Các nguồn tài nguyên.

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

- Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quyền sử dụng đất tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

3.4.2. Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2012-2016 Lục Ngạn giai đoạn 2012-2016

- Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2012-2016;

- Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2012-2016.

3.4.3. Khái quát tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện Lục Ngạn Lục Ngạn

- Trình tự thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất.

- Kết quả thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

3.4.4. Đánh giá việc thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lục bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lục bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2012-2016

3.4.4.1. Tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho và thế chấp trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2012-2016

- Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; - Tình hình thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất;

- Tình hình thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất.

3.4.4.2. Đánh giá của người dân trong việc thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2012-2016

- Đánh giá của người dân trong việc thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

- Đánh giá của người dân trong việc thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất;

- Đánh giá của người dân trong việc thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất.

3.4.4.3. Đánh giá của công chức, viên chức thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn

3.4.5. Một số giải pháp tăng cường việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện Lục Ngạn huyện Lục Ngạn

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến đề tài từ các cơ quan Trung ương, tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn và các viện nghiên cứu, trường Đại học.

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất; tình hình quản lý và sử dụng đất đai. Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn và các phòng ban chuyên môn.

Số liệu các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện các quyền sử dụng đất được thu thập tại 2 nguồn là: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Ngạn.

Số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất được tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lục Ngạn.

3.5.2. Phương phápchọn điểm nghiên cứu

Toàn huyện Lục Ngạn có 29 xã và 01 thị trấn. Để đảm bảo vấn đề nghiên cứu đưa ra được những đánh giá khách quan, chính xác về tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện nên đề tài thực hiện điều tra các chủ sử dụng đất đã thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho và thế chấp ở 30/30 xã, thị trấn.

3.5.3. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2012- 2016 và công chức địa chính xã, thị trấn và viên chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Ngạn (là những người trực tiếp thực hiện các thủ tục liên quan đến các quyền của người sử dụng đất).

- Số lượng phiếu điều tra các hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi quyền được tính theo công thức:

n =

Trong đó: n: Số mẫu cần điều tra; N: Tổng dung lượng mẫu; e: Sai số cho phép (e=15%).

Theo số liệu thống kê từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Ngạn, trong giai đoạn 2012-2016 có tổng số 5714 trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng, 3229 trường hợp thực hiện quyền tặng cho và 8086 trường hợp thực hiện quyền thế chấp.

Áp dụng công thức: Tính ra số mẫu điều tra và làm tròn nên cùng có n=44 (dù N khác nhau).

Áp dụng công thức trên vì biết được tổng dung lượng mẫu (N).

Do n>30 (nên số lượng mẫu điều tra cũng đã đáp ứng luật phân phối chuẩn trong xác xuất thống kê).

Tiêu chí chọn hộ để điều tra là chọn ngẫu nhiên theo số thứ tự trong sổ theo dõi hồ sơ biến động đất đai của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Ngạn.

- Số lượng phiếu điều tra đối với công chức viên chức thực hiện các thủ tục là 39 phiếu. Trong đó có 30 phiếu điều tra công chức địa chính xã, thị trấn và 9 phiếu điều tra 9 viên chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lục Ngạn.

3.5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu

Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai) huyện Lục Ngạn.

Số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn là xã, thị trấn; theo từng nội dung quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng.

Sử dụng phần mềm máy tính Excel để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu.

3.5.5. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các số liệu về việc thực hiện quyền sử dụng đất giữa các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Huyện và giữa các năm thực hiện đánh giá.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN LỤC NGẠN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Lục Ngạn là huyện miền núi của Tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông Bắc, có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Lục Ngạn

Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 103.253,05 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn,

vùng cao gồm 12 xã. Thị trấn Chũ là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện. Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 31, 279, tỉnh lộ 248, 289 và 290 chạy qua.

4.1.1.2. Địa hình

Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Tây Bắc Yên Tử và Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam, địa hình được chia cắt thành 2 vùng rõ rệt là vùng núi cao và vùng đồi thấp. Vùng núi cao chiếm gần 60% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, vùng này bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300-400m so với mực nước biển; vùng đồi thấp chiếm hơn 40% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình có độ chia cắt trung bình, hình lượn sóng, độ dốc trung bình từ 8-150, độ cao trung bình từ 80-120m so với mực nước biển.

4.1.1.3. Khí hậu

Lục Ngạn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, là vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi; có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, ẩm độ không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây ăn quả (nhất là vải thiều) đậu quả tốt hơn khi cây ra hoa thụ phấn.

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện có sông Lục Nam chảy qua dài gần 45km. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng núi cao, hệ thống ao hồ chứa tương đối. Hồ Cấm Sơn có diện tích lớn nhất huyện, khoảng 2.600ha, hồ Khuôn Thần diện tích khoảng 140ha và hàng chục hồ chứa khác với tổng diện tích hàng ngàn ha, cùng với hệ thống sông suối đã cung cấp một lượng nước khá lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm vừa qua, kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng với nhiều bước tiến vượt bậc. Hệ thống kết cấu hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Kinh tế toàn huyện luôn duy trì ở mức tăng trưởng trên 13%. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện có xu thế chuyển dịch theo hướng giảm nông nhiệp, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế năm 2016 của các ngành như

sau: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 42,07%; thương mại, dịch vụ: 35,43%, công nghiệp, xây dựng: 22,50%.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Lục Ngạn năm 2016

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Nhóm ngành kinh tế Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản

- Nông nghiệp: Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là thế mạnh của Lục Ngạn. Huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tích cực chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống, xây dựng các vùng chuyên canh nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bằng việc thâm canh tăng vụ và chuyển dịch từ trông cây năng suất thấp, giá trị kinh tế không cao sang các loại cây có năng suất và giá trịnh kinh tế, giá trị xuất khẩu cao. Mô hình kinh tế trang trại được chú trọng đầu tư phát triển.

Cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều tiếp tục giữ vị thế cây chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập chủ yếu của địa phương. Tích cực chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đề án quy hoạch đã được phê duyệt, ứng dụng khoa học kỹ thuật và đầu tư thâm canh nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

- Lâm nghiệp: Lục Ngạn có diện tích đất lâm nghiệp 39.847,94 ha, chiếm 38,59% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất 29.637,55 ha, đất rừng phòng hộ 10.210,39 ha, nhưng do quá trình khai thác nhiều năm nên tài nguyên rừng đã cạn kiệt. Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã quyết liệt hơn trong việc chỉ đạo kiểm tra, xử lý các đối tượng khai

thác rừng trái phép; đồng thời ban hành nhiều chính sách giao, khoán cho người dân yên tâm sản xuất, bảo vệ rừng.

- Thủy sản: Là huyện miền núi, nhưng trong những năm qua phong trào nuôi trồng thủy sản có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 178,22 ha, giá trị sản xuất thủy sản năm 2016 đạt 21.864 triệu đồng. Tuy diện tích và sản lượng đều tăng nhưng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện chưa phát triển thành nguồn hàng hóa.

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo chương trình Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình mạnh dạn huy động vốn đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng, khoa học và công nghệ phát triển sản xuất. Đến nay, nhiều loại sản phẩm nông nghiệp được chế biến và bảo quản với chất lượng cao như: Nước vải thiều đóng lon, dưa bao tử, dứa... đã giải quyết thêm việc làm tại chỗ cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế và bình ổn xã hội. Đến năm 2016, toàn huyện có 1.653 cơ sở sản xuất CN-TTCN, thu hút 3.185 lao động, tăng 1.425 lao động so với năm 2010.

* Ngành thương mại - dịch vụ

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của huyện, cung ứng hàng hóa đang dần dần được cải thiện. Hiện nay toàn huyện có 19 chợ, trong đó có 9 chợ quy mô khu vực, thị tứ và chợ huyện, 10 chợ quy mô xã, thôn. Trung tâm chợ lớn nhất của huyện ở thị trấn Chũ và các điểm vệ tinh là các thị tứ. Tại trung tâm các xã, thôn đều hình thành các điểm buôn bán nhỏ như thu mua các loại nông sản và bán vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng.

Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp… phát triển hơn giai đoạn trước. Các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: phục vụ ăn uống, giải khát, sửa chữa đồ gia dụng, may mặc, thông tin quảng cáo, hoạt động tư vấn... cũng phát triển sôi động, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của nhân dân.

4.1.2.3. Dân số, lao động

Năm 2016, dân số toàn huyện có 219.022 người, trong đó dân số thành thị 7.615 người (chiếm 3,48%), dân số nông thôn 211.407 người (chiếm

96,52%). Mật độ dân số bình quân là 212 người/km2. Trong thời gian qua, do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức trên dưới 1% (năm 2016 là 1,2%), chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao.

Huyện Lục Ngạn có nguồn lao động dồi dào 146.744 lao động, chiếm khoảng 67% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 67%, lao động phi nông nghiệp 33% (chủ yếu là giáo viên, cán bộ quản lý hành chính và buôn bán nhỏ lẻ). Vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã có các chương trình lập dự án cho vay vốn để giải quyết việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, xuất khẩu lao động. Công tác đào tạo nghề cho người lao động luôn được chú trọng.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

* Hệ thống giao thông

- Mạng lưới giao thông đường bộ: gồm 65km đường quốc lộ (31, 279); 50,7km đường tỉnh hộ (248, 289, 290); mạng lưới đường huyện có tổng chiều dài 570km gồm có đường nhựa, đường bê tông, đường cấp phối và nền đất.

- Mạng lưới giao thông đường thủy: Hệ thống giao thông đường thủy trên sông Lục Nam có chiều dài khoảng 45 km, có thể phục vụ vận chuyển, giao lưu hàng hóa với các tỉnh vùng xuôi như: Hải Phòng, Hải Dương.

* Hệ thống thuỷ lợi

- Huyện Lục Ngạn có 11 Hồ đập trung thủy nông phục vụ tưới tiêu cho diện tích đất canh tác của 14 xã vùng thấp. Ngoài ra, toàn huyện còn có 230 hồ đập nhỏ và 71 trạm bơm tưới, hàng năm có thể tưới được khoảng 5.000 ha lúa 2 vụ, giải quyết được nhu cầu tưới và giữ ẩm sườn đồi. Hệ thống kênh mương toàn huyện có tổng chiều dài 390 km. Trong đó: Kênh chính: 70 km; kênh cấp I: 170

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 39)